Đằng sau bức “The Death Leap of Marcus Curtius” (Tạm dịch: Sự hy sinh của Marcus Curtius) là câu chuyện về một vị anh hùng trong huyền thoại La Mã.

Trong phân cảnh cuối cùng của bộ phim Võ sĩ giác đấu do Ridley Scott làm đạo diễn, vị thống lĩnh bất hạnh trở thành võ sĩ giác đấu, Maximus, đã hạ gục bạo chúa La Mã Commodus. Sau đó, Maximus tuyên bố trả tự do và phục hồi chức vị cho Gracchus. Cuối cùng, ông yêu cầu trả lại quyền lực cho người dân La Mã, như ước nguyện của hoàng đế Marcus Aurelius, cha của Commdus. Với nguyện vọng cuối cùng này, nhiệm vụ của Maximus cũng kết thúc, và ông đã nằm xuống trên đấu trường.

01 3 image
Maximus trong phim “Võ sĩ giác đấu”.

Chị gái của Commodus là Lucilla ra lệnh cho toàn bộ đám đông, binh lính, và những kẻ cầm quyền bước đến bên di hài của Maximus và tuyên bố: “Sự tồn vong của La Mã liệu có thể đánh đổi bằng tính mạng của một vị anh hùng? Chúng ta đã từng tin như vậy, và hãy để cho chúng ta tin một lần nữa. Ngài là một chiến binh La Mã. Hãy trân trọng ngài!”

Với lời kêu gọi đó, Lucilla đã gợi cho người La Mã nhớ tới những vị anh hùng huyền thoại. Trong đó tất nhiên là phải kể tới người thanh niên trong truyền thuyết mang tên Marcus Curtius, người đã từng là biểu tượng anh hùng tối cao trong các huyền thoại La Mã.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng
Bức “The Death of Marcus Curtius”. Họa sĩ Pierre Joseph Célestin François, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Nhắc tới Marcus Curtius thì phải kể đến quảng trường La Mã. Nằm giữa các tòa nhà cổ xưa – những cơ quan quan trọng nhất của đế quốc La Mã thời bấy giờ, quảng trường La Mã được biết đến qua các sự kiện trọng đại nhất của đế quốc, từ tế lễ, bầu cử, cho đến những cuộc diễu hành.

Roman forum cropped image
Phần còn lại của quảng trường La Mã ngày nay. (Ảnh: DannyBoy7783, Wikipedia, GFDL)

Truyền thuyết kể rằng vào một ngày nọ, khoảng 300 năm trước Công Nguyên, đột nhiên mặt đất tách mở ra tại quảng trường La Mã. Một cách nhanh chóng, vết nứt bắt đầu lan rộng, tỏa ra sức nóng hầm hập từ dung nham. Bấy giờ, các bô lão đã cầu xin lời phán bảo từ chư Thần, và được trả lời rằng để vượt qua đại nạn này, Rome phải hy sinh điều quý giá nhất của mình.

Trong khi các học giả còn đang tranh luận về điều gì là giá trị nhất đối với Rome, thì một chàng lính La Mã trẻ tên là Marcus Curtius đã lên ngựa. Dưới sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, người anh hùng đó đã thúc ngựa phóng xuống khe nứt nóng bỏng. Vài giây sau khi Marcus Curtius rơi vào trong biển lửa, cái khe khép lại, và Rome thoát khỏi hiểm nguy.

Lúc này, các học giả và người dân của Rome mới vỡ lẽ: những anh hùng dám hy sinh thân mình vì La Mã chính là điều quý giá nhất đối với Rome.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng
Bức “The Death Leap of Marcus Curtius” miêu tả cảnh Marcus Curtius nhảy xuống khe nứt nóng bỏng. Họa sĩ Giovanni Paolo Panini, cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. (Tranh: Public Domain)
02 2 image
Marcus Curtius nhảy xuống khe nứt.

Đó chính là ý nghĩa sâu xa trong lời tuyên bố của Lucilla: “Sự tồn vong của La Mã liệu có thể đánh đổi bằng tính mạng của một vị anh hùng? Chúng ta đã từng tin như vậy, và hãy để cho chúng ta tin một lần nữa. Ngài là một chiến binh La Mã. Hãy trân trọng ngài!”

04 3 image
Bức “The Leap of Marcus Curtius”. Họa sĩ Jean-Léon Gérôme, khoảng năm 1850 – 1855. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng
Các bô lão xin phán bảo của chư Thần.
Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng
Marcus Curtius nhảy xuống khe nứt.

Ngày nay tại Rome, chúng ta vẫn thấy ở giữa quảng trường La Mã một cái hố nhỏ, mà các nhà khoa học cho rằng là phần còn lại của một cái hồ. Tuy nhiên, người ta vẫn truyền tụng nhau rằng đó là minh chứng cho thấy Rome đã từng thật sự bị đe dọa bởi một khe nứt.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Sự tồn vong của La Mã và tính mạng của một vị anh hùng
Phần còn lại của một lòng hồ nhỏ giữa quảng trường La Mã. (Ảnh: MM, Wikipedia, CC BY-SA 3)

Chẳng thế mà trước thời của Julius Caesar, đã từng có một bàn thờ La Mã được xây dựng ngay cạnh đó để tế lễ. Có lẽ người La Mã cho rằng nơi đây là cánh cổng địa ngục, và con người có thể giao tiếp với thế giới bên kia tại đây. Vào thời của Augustus, mỗi năm người dân sẽ ném tiền xu vào đây để cầu nguyện cho sự bình an của hoàng đế.

Cao Huy

Xem thêm:

Mời xem video: