Philippe de Champaigne (26.5.1602 – 12.8.1674) là một họa sĩ Baroque người Pháp sinh ra ở Brabançon, là trụ cột của trường phái Baroque tại Pháp. Ông là thành viên sáng lập của “Học viện Hoàng gia Hội họa và Điêu khắc” ở Paris, tổ chức nghệ thuật đầu tiên ở Pháp.

Philippe de Champaigne
(Tranh tự họa, Public Domain)

Mặc dù có người cho rằng ông là người khởi xướng cho phái màu sắc (phái Rubens) trái ngược với phái đề cao dessin(1) (phái Poussin); tuy nhiên các tác phẩm của Philippe de Champaigne hội tụ đầy đủ kỹ thuật bậc thầy của màu sắc và đường nét. Quan trọng hơn các tác phẩm của ông thể hiện một trí huệ siêu xuất, nội hàm thâm sâu bất ngờ.

Bối cảnh thời đại

Một thời gian sau khi các Chính Giáo ra đời, nhất là khi các bậc sáng lập không còn tại thế, thì tại những thời điểm khác nhau, các Chính Giáo đều sẽ lâm vào hoàn cảnh hỗn loạn. Bấy giờ sẽ có rất nhiều người phá hoại, hoặc giải thích loạn kinh sách. Vì vậy tại các thời điểm đó cũng thường xuất hiện những người trung thành với lời dạy ban đầu của các bậc Đại Giác, họ sẽ đứng ra duy hộ tôn giáo để nó không sụp đổ.

Ở phương Tây có thể kể tới một người là Thánh Augustine thành Hippo. Ông thường xuyên chống lại các thuyết phủ nhận con người có tội tổ tông (có thể hiểu là nghiệp lực theo quan niệm phương Đông), xui khiến con người ta giải phóng ma tính.

Đến thế kỷ 17, những người phương Tây tiếp bước Thánh Augustine đã tạo dựng nên một phong trào mà giới sử học gọi là Phong trào Jansen. Phong trào Jansen nhấn mạnh con người là có tội, và chỉ có thể được cứu chuộc bởi Thiên Chúa. Tuy phong trào này có giá trị hướng người ta về nguyên gốc Kinh Thánh ban đầu, nhưng rồi nó cũng suy mạt nhanh chóng.

Philippe de Champaigne được cho là người chịu ảnh hưởng của phong trào này. “Chịu ảnh hưởng” là luận điệu của một số nhà sử học, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, Philippe de Champaigne đã thực hành và trải nghiệm con đường tâm linh của mình theo Phong trào Jansen. Và ông đã có những thành tựu đáng ngạc nhiên trong các bức tranh của mình.

Tác phẩm kinh điển

Kinh điển nhất là bức vẽ Thánh Augustine thành Hippo, trong đó Philippe de Champaigne đã thể hiện trọn vẹn thành tựu tâm linh của mình.

Philippe de Champaigne
Bức “Saint Augustine”, 1645-1650. (Tranh: Public Domain)

Trong bức tranh này, Thánh Augustine thành Hippo tay đang cầm quả tim – và đây không phải quả tim vật lý, hình dạng của nó cho biết đây là một biểu tượng. Vậy nên đó là biểu tượng của Tâm, Chân Tâm, Tu Tâm Tính. Khi ông tu tâm dưỡng tính, tìm được Chân Tâm thì lập tức kết nối với ánh sáng “Veritas” – tức là Sự Thật, Chân Tượng. Và cũng tức là đạt Trí Huệ nữa – xin chú ý ánh sáng trên đầu ông.

Philippe de Champaigne

Một người ở phương Tây lại có thể thể hiện ra những đạo lý đậm chất Phật giáo của phương Đông như vậy. Điều này chỉ có thể giải thích là sự tương đồng đằng sau lớp vỏ văn hóa, ngôn ngữ và chủng tộc của các Chính Giáo mà ở đây là Phật giáo và Kitô giáo.

Sự tương đồng cơ bản giữa tu luyện Phật gia, Đạo gia, Kitô giáo là họ luôn nhấn mạnh rằng: tìm vào trong chính mình. Đây cũng là tìm ra chân tướng và tìm thấy sự liên kết với Thiên Chúa hay Thần Phật. Thấy Veritas, thấy Chân Tượng thì chính là “kiến Phật”, thấy con đường về với Thiên Chúa.

“Nhìn vào”, “nhận thức” (“looking at”, “gazing at”, “being aware of”)… trong ngôn ngữ cổ, và trong tín ngưỡng là nhất trí – đó là “contemplatio” trong tiếng Latin; và “θεωρία” – theoria – trong tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Việt thì cần phải viết rõ hơn 1 chút: “tìm vào trong”, “tìm nguyên nhân trong bản thân mình”, hoặc dùng từ Hán Việt là “hướng nội”. Ngôn ngữ hiện đại đã đánh mất nội hàm ban đầu, ví như theoria đã trờ thành theory, chỉ có nghĩa là: lý thuyết.

Thực ra chúng ta sẽ ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng trong “Giáo lý của Giáo hội Công giáo” (“Catechism of the Catholic Church”) thì cầu nguyện được yêu cầu có 3 thành phần: cầu nguyện thành lời, thiền định và nhận thức, chiêm nghiệm (vocal prayer, meditation, and contemplative prayer). Quả thật sau thời gian lâu dài, người ta đã đánh mất đi những điều cơ bản trên con đường nhận thức tâm linh và lời dạy của các bậc Giác Giả. Nên ngày nay người ta coi tôn giáo như một tổ chức chính trị xã hội, và các giáo lý như là triết học sơ khai nông cạn.

Quay trở lại bức Thánh Augustine thành Hippo. Chúng ta thấy được đặt cao nhất, nơi nguồn ánh sáng chính là Kinh Thánh, thấp hơn là quyển “Confessionum libri XIII” hay gọi là “Confessiones” – Đây là những điều mà Thánh Augustine tâm đắc và ngộ ra được.

Philippe de Champaigne 16

Dưới đất, bị dẫm dưới chân thánh là những quyển giấy ghi mấy cái tên: Pelagius, Ilianus (tức Julians của Eclanum) và Caelestius (đệ tử ruột của Pelagius). 3 người đó đều theo thuyết Pelagius. Thuyết này lập luận rằng: con người lúc đẻ ra vốn không mang nghiệp lực, không có cái gì gọi là tội tổ tông cả, sự cứu rỗi của Thần Linh thực ra chính là tự con người cứu con người.

Philippe de Champaigne

Trên thực tế, điểm căn bản mà thuyết này muốn nói chính là: tự bản thân con người có thể đạt an lạc, không cần đến Thần Linh. Nói cách khác, nó sẽ tiến tới việc kêu gọi con người chớ kìm nén, cứ giải phóng tất cả, phóng túng tất cả, tìm đến cái gọi là “sự tự do”. Cơ bản là muốn để con người phóng túng và thỏa mãn ma tính, giải phóng tình dục, sống vô đạo đức. Cụm từ “giải phóng” (liberal) lừa dối này thường xuyên xuất hiện trong sách của các giáo phái thờ phụng ma quỷ, đặc biệt là Satan giáo.

Thánh Augustine ngồi trên chiếc ghế với chạm khắc đầu sư tử. Một sự thú vị là điện thờ chính của một ngôi chùa phương Đông thời xưa được gọi là “Đại Hùng Bảo Điện” – ý nói người tu luyện phải phải tiến về trước một cách kiên định và dũng mãnh như con Hùng Sư. Biểu tượng sư tử trong tranh vẽ Kito giáo cũng vậy. Đó là sự dũng mãnh, chính trực và trí huệ.

Philippe de Champaigne

Đầu con sư tử này được chiếu rọi bởi ánh sáng và nó đang nhe nanh với chiếc đầu dê ở dưới chân cái giá pedestal. Đầu dê tượng trưng cho ma quỷ, Satan, dục vọng và được để âm u gần mặt đất.

Philippe de Champaigne

Ngòi bút của Thánh Augustine chỉ thẳng xuống đất, tựa như thanh kiếm đâm toạc loạn thuyết hoang ngôn.

Một số tác phẩm đáng chú ý khác

Đó là bức tranh “Anne của Áo và các con cầu nguyện cùng Thánh Benedict và Thánh Scholastica”. Anne của Áo chính là mẹ của vua Louis XIV – Vua Mặt Trời – vị vua vĩ đại của nước Pháp.

Philippe de Champaigne
Bức “Anna of Austria with Her Children”, những năm 1640. (Tranh: Public Domain)

Chúng ta thấy trong lúc rực rỡ, đỉnh cao nhất của thời kỳ Baroque, sự miêu tả Thần Linh và tín ngưỡng rất gần gũi với phương Đông. Hãy để ý, những bức vẽ thời kỳ này miêu tả người cầu nguyện luôn là thế tay hợp thập, thế tay bái Phật, không phải thế chắp đan ngón tay vào nhau. Điều này lại càng thể hiện ra sự tương đồng đáng kinh ngạc với đạo Phật.

Philippe de Champaigne
Tương tự, thế tay chắp lại trong bức “The Infant Samuel”, 1776, Họa sĩ Joshua Reynolds. (Tranh: Public Domain)

Tranh Baroque luôn có rất nhiều chi tiết. Thường ta gặp đồng xu vàng, vương miện, vương trượng… vứt lăn lóc, đi kèm là đầu lâu, đồng hồ cát… – ý nói danh vọng, của cải, quyền lực… đều là vô thường, và chỉ có ân điển của Thần Linh, Thiên Chúa, Thượng Đế mới là thực chất.

Trong bức bà Anne của Áo cầu nguyện, ta thấy vương miện, vương trượng… được để ngay ngắn chính giữa tranh với chan hòa ánh sáng. Ý nói lòng sùng kính Thần Linh đã khiến cho vương triều bà được ghi nhận, và được ban phúc. Chúng ta biết rằng con bà Anne – Vua Mặt Trời Louis XIV đã đưa nước Pháp đến một thời kỳ rực rỡ.

Ngược lại, trong bức tranh vẽ 2 thánh song sinh tử đạo là Thánh Gervais và Thánh Protais – những người đã bị bạo chúa Nero bức hại chết, ta thấy đám mây dưới chân 2 vị Thánh đã che lên đống tiền vàng và những của cải khác. Ý nói vương triều Nero sẽ chịu trừng phạt. Đây cũng là tranh của Philippe de Champaigne.

Philippe de Champaigne
Bức “Saints Gervase and Protase Appearing to St Ambrose”, 1658. (Tranh: Public Domain)

Sau đây là các tác phẩm khác của Philippe de Champaigne để chúng ta cùng chiêm nghiệm thêm:

Philippe de Champaigne
Bức “Christ in The House of Simon The Pharisee”, 1656. (Tranh: Public Domain)
Philippe de Champaigne 08
Bức “Christ Healing the Blind”, 1655-60. (Tranh: Public Domain)
Philippe de Champaigne 06
Bức “The Last Supper”. (Tranh: Public Domain)
Philippe de Champaigne 17
Bức “The Assumption of the Virgin”, 1656. (Tranh: Public Domain)
Philippe de Champaigne 05
Bức “The Annunciation”, 1645. (Tranh: Public Domain)

Lê Quang
Tác giả gửi Trí Thức VN

Chú thích:

(1) Dessin là kỹ pháp truyền thống hơn, cũng là kỹ pháp chủ chốt của hội họa vào thời kỳ đỉnh cao nhất, nhưng đã dần bị xem nhẹ khi hội họa thoái trào.

Xem thêm cùng tác giả:

Mời xem video: