Trí tuệ cổ nhân: Học tập quý ở chỗ kiên trì

Người xưa học tập trước sau đều xem trọng sự kiên trì liên tục không biết mệt mỏi, học quý ở chỗ bền chí, kỵ nhất là nay còn mai mất. “Sách đọc được trăm lần, ý nghĩa tự nhiên hiển lộ thấy rõ”, tự mình cần phải siêng năng, không được chây lười, có công tự nhiên thành. Dưới đây là đôi câu chuyện cổ về việc người xưa khuyến học như thế nào.

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Nhà thơ Đào Uyên Minh thời Đông Tấn có tiết tháo cao thượng, học thức sâu rộng. Có một cậu thiếu niên thỉnh giáo ông rằng: “Con hết sức kính nể học thức của tiên sinh, muốn thỉnh giáo ngài bí quyết đọc sách”.

Đào Uyên Minh nói: “Học tập nào có bí quyết gì? Chăm học thì tiến bộ, ngừng học thì sa sút thôi”.

Ông đưa thiếu niên tới chỗ ruộng lúa, trỏ vào mạ, nói: “Con nhìn kỹ xem nó có cao lớn không?”.

Cậu thiếu niên nhìn kỹ một lúc lâu, rồi nói: “Dạ không thấy cao ạ”.

Đào Uyên Minh lại hỏi: “Thật sự không thấy cao ư? Như thế, cây mạ giống tí xíu này làm sao cao lớn như cây lúa được vậy?”. Rồi Đào Uyên Minh lại tận tình chỉ dạy: “Thực ra nó mỗi thời khắc đều đang lớn lên nhưng mắt thường không nhìn được rõ. Đọc sách học tập cũng cùng một lý như thế, học thức là từ từ tích lũy lại, có khi ngay bản thân cũng không dễ phát hiện ra, chăm học không ngừng nghỉ thì có ngày tài giỏi”.

Tiếp đó, Đào Uyên Minh lại chỉ vào một khối đá mài bên bờ suối, hỏi cậu thiếu niên: “Bề mặt tảng đá mài kia vì sao mà lõm như cái yên ngựa thế?”.

Thiếu niên đáp: “Đó là vì bị mài mòn thành như thế“.

Đào Uyên Minh nói: “Người dân hàng ngày mài dao, mài cuốc, dần dần mới thành ra vậy. Học tập cũng như thế, nếu không kiên trì đọc sách, mỗi ngày đều sẽ tổn thất đó”.

Thiếu niên bỗng tỉnh ngộ, bái tạ Đào Uyên Minh. Đào Uyên Minh viết cho cậu một câu đối như sau:

Cần học như xuân khởi chi miêu, bất kiến kỳ tăng, nhật hữu sở trường.
xuyết học như ma đao chi thạch, bất kiến kỳ tổn, nhật hữu sở khuy.

Tạm dịch:

Cần cù học tập giống như mầm cây mùa xuân, không thấy nó tăng trưởng, nhưng hàng ngày nó đều có lớn lên.
Bỏ học giống như tảng đá mài dao, không thấy tổn thất gì, nhưng hàng ngày nó đều bị khuyết đi.

Cố Dã Vương thời Nam Bắc triều của Trung Hoa là nhà sử học nổi tiếng, tài cao học rộng, có rất nhiều người mến mộ danh ông đến xin được học hỏi. Một lần, Hầu Huyền, con trai một người bạn của ông, thỉnh giáo ông rằng: “Ngài đọc nhiều sách kinh sử, cháu muốn hỏi trong học tập ngài có bí quyết nào hay không?”.

Cố Dã Vương trầm ngâm một lúc, chỉ một cây cành lá xanh tươi ở bên cạnh nói: “Cháu đã muốn học bí quyết, đầu tiên hãy xem cây này”.

Hầu Huyền xem kỹ từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên, xem liền 3 lần, không thấy có gì lạ cả, bèn hỏi: “Học trò ngu muội, xin tiên sinh chỉ bảo thêm”.

Cố Dã Vương nói:

“Bộ rễ phát triển, tàng cây mới to lớn mạnh mẽ được. Thân vững chắc, cành lá mới sum xuê được. Cũng cùng một lý ấy, học tập cần cù mới có thể vững bước tiến bộ. Chí hướng cao quý, lòng tin kiên định, mới có thể có tương lai sáng lạn. Lấy cây làm ví dụ, cây muốn lớn, mỗi tuổi thêm một vòng tuổi, từng tuổi từng tuổi lớn dần lên. Người ta muốn tiến bộ vững chắc, mỗi bước chân là một dấu chân, từng bước tiến về phía trước. Nếu như có bí quyết, thì đó chính là bí quyết”.

Từ đó về sau Hầu Huyền tĩnh tâm học tập, tiến bộ rất nhanh, thành tựu càng ngày càng tăng. Các bạn hỏi anh: “Những sách này anh đã thuộc làu làu rồi, sao vẫn còn đọc lại mãi vậy?”. Hầu Huyền đáp: “Học tập không thể đi đường tắt, nhất định phải mỗi bước đi để lại mỗi dấu chân. Chưa hiểu được hoặc chưa làm được rất nhiều đạo lý trong sách, tất nhiên cần phải ôn cái cũ để hiểu cái mới”.

Cố Dã Vương cũng từng dạy các con như thế này: “Cây nhỏ hướng theo ánh mặt trời, là để trở thành rường cột. Con người theo đuổi lý tưởng, là để trở thành người có ích cho nhân quần. Người ta quý ở chỗ có chí, sự học quý ở chỗ kiên trì, bất kỳ lúc nào cũng đều không được buông lơi”.

Người xưa cho rằng quá trình đọc sách và học hỏi cũng là quá trình không ngừng hoàn thiện đức hạnh tu dưỡng của bản thân mình. Người ta học để tu thân, học để dưỡng Đức, học để thành người. Việc học tập thành công hay thất bại mấu chốt là ở chỗ thái độ có siêng năng, nghị lực có cứng cỏi hay không. Chỉ có kiên trì bền chí mới là phương pháp học tập tốt nhất.

Đăng lại có chỉnh sửa từ “Văn hóa Thần truyền: Học tập quý ở chỗ kiên trì
Theo Minghui.org
Trí Chân

Xem thêm:

Mời xem video:

Trí Chân

Published by
Trí Chân

Recent Posts

Israel không kích Iran sẽ tác động gì đến giá dầu, giá vàng và chứng khoán?

Hôm 19/4, Israel bị cáo buộc phát động phản công Iran, điều này khiến nhà…

1 giờ ago

Quá nhiều hay quá ít vitamin D đều có thể gây xơ cứng động mạch

Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, giúp…

3 giờ ago

Ba Lan bắt nghi phạm liên quan đến ‘âm mưu ám sát ông Zelensky’

Một người đàn ông Ba Lan đã bị bắt vì cáo buộc cố gắng giúp…

8 giờ ago

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Công an khởi tố ông Lê Tùng Vân

Công An Long An khẳng định ông Lê Tùng Vân phạm tội Loạn luân. Tuy…

8 giờ ago

Học cách tạo sự yên tĩnh cho bản thân để lắng nghe nhiều hơn

Càng im lặng, bạn càng nghe được nhiều hơn. Tắt điện thoại, ngừng đọc, ngừng…

8 giờ ago

Telegram, Signal, WhatsApp và Threads bị gỡ bỏ tại Trung Quốc

Apple cho biết vào ngày 19/4 rằng họ đã gỡ bỏ ứng dụng WhatsApp và…

9 giờ ago