Tượng vua Lê Thái Tổ ít người biết bên bờ hồ Hoàn Kiếm

Tại hồ Hoàn Kiếm – trung tâm của thủ đô – có vườn hoa Lý Thái Tổ với tượng Lý Thái Tổ. Không gian vườn hoa rộng rãi thoáng đãng thu hút khách thập phương, là địa điểm có lẽ ai cũng biết. Nhưng ít ai để ý rằng cũng ở bên hồ còn có bức tượng hơn trăm năm tuổi của vua Lê Thái Tổ, thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc, người sáng lập ra triều đại Hậu Lê.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Tượng vua Lê Thái Tổ cao khoảng 1,2 mét, được đặt trên cột cao, được đúc bằng đồng. Tượng Vua đội mũ bình thiên, mặc áo long bào, đeo đai lưng. Bức tượng được đặt trong quần thể kiến trúc ở 16 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Hồ Hoàn Kiếm trước vốn có tên là hồ Tả Vọng. Theo truyền thuyết, sau khi Lê Lợi đánh bại quân Minh và lên ngôi Vua, lập ra nhà Lê, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, đã trả lại thanh kiếm cho Thần Kim Quy. Từ đó hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Tượng được dựng vào năm 1894 bên bờ hồ Hoàn Kiếm, trong tư thế tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống như để trả kiếm.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Nơi dựng tượng xưa kia là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Đền thờ này được xây vào năm 1433 khi nhà Vua mất. Thời đó nơi đây là ở làng Kiếm Hồ, huyện Thọ Xương, Kinh thành Thăng Long. Sau đó ngôi đền không còn nữa, năm 1894 thì tượng đài được xây thay thế ở ngay vị trí đền thờ vua Lê Thái Tổ xưa.

Tượng đài được xây dựng trong khuôn viên trồng nhiều cây xanh, có cổng và nhà phương đình. Quần thể công trình được bố cục đăng đối theo một trục thần đạo. Từ ngoài vào là cổng, nhà phương đình, trong cùng là tượng đài.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Cổng được xây theo kiểu trụ biểu truyền thống của nhà Nguyễn; phương đình mở 4 phía, các cột trụ và đầu đao mái có trang trí hình rồng, đỉnh phương đình có hồ lô. Các cột trụ trong phương đình được làm theo lối phương tây, nhưng đầu cột lại có hình tượng rồng.

(Ảnh: Trí Thức VN)

Tượng đài được xây trên nền và cột cao, có bậc tam cấp dẫn lên ở giữa, hai bên có hổ chầu, phía sau có bình phong.

Nha Kinh lược Bắc kỳ dựng tượng, sau đấy lo việc hương khói đều đặn được 3 năm. Đến năm 1897 thì Nha kinh lược Bắc kỳ bị người Pháp bãi bỏ, nên khu di tích này bị bỏ hoang không ai chăm sóc.

Tháng 7/1902 xảy ra trận bão lớn khiến tượng bị hư hại, chính quyền Hà Nội phải gửi công văn xin người Pháp cho sửa chữa. Năm 1924 chính quyền cho làm hàng rào và cổng ra vào bằng sắt để bảo quản.

Năm 1964, Mỹ ném bom miền bắc, khu tưởng niệm này đóng cửa. Đến hết chiến tranh khu tưởng niệm này vẫn đóng cửa thêm hàng chục năm, báo chí có nhiều bài viết về di tích văn hóa bị bỏ hoang này. Ngày giỗ vua Lê Thái Tổ 22/8 âm lịch hàng năm, dân chúng muốn thắp hương cũng phải đứng ở ngoài vái vọng mà không được cho vào.

Trước sự phản ánh của báo chí, năm 1998, ngành văn hóa mới lập phương án cải tạo nâng cấp tượng đài. Tháng 10/1999 bắt đầu tôn tạo khu vực quanh tượng, đến tháng 7/2000 mới mở cửa cho dân chúng và khách du lịch vào thăm viếng.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Việt Nam lại ‘rất quan ngại’ về những căng thẳng ở Biển Đông

Việt Nam rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông và…

9 giờ ago

Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh trong Quý I

Nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng sản xuất xấp xỉ…

9 giờ ago

Tỷ giá USD ngân hàng bật tăng

Sau khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng, tỷ giá USD…

9 giờ ago

Vụ khách hàng mất hàng chục tỷ đồng: Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ…

9 giờ ago

Ông Biden gọi ông Putin là ‘đồ tể’

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chê bai người đồng cấp Nga Vladimir Putin lần…

11 giờ ago

Tổng thống Marcos của Philippines thề sẽ đáp trả ‘những cuộc tấn công’ của Trung Quốc

Philippines sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả phù hợp và hợp lý chống…

11 giờ ago