Chúng ta biết rằng rất nhiều tín ngưỡng trên thế giới đều nói về một sự kiện quan trọng ở thế gian, chính là khi mạt thế, đạo đức xuống dốc, con người không còn tâm pháp ước chế, loạn tượng xuất hiện khắp nơi, sẽ có một vị Thánh Vương tới để cứu rỗi con người lần cuối. Trong Cơ Đốc giáo, vị Thánh nhân đó là Chúa. Trong Phật giáo, vị Thánh nhân đó là Phật Di Lặc. Trong Do Thái giáo, vị Thánh nhân đó là Messiah… Còn trong Đạo giáo thì vị Thánh Vương cứu thế đó mang xưng hiệu nào?

Thanh Vuong Dao gia cuu the 01
Phong cảnh nhìn từ một Thánh địa Đạo giáo. (Ảnh minh họa: Katoosha, Shutterstock)

Theo kinh Phật, trong tiên tri của Phật Thích Ca, thời mạt thế mạt Pháp là khi Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền không còn linh nghiệm, tức là Phật giáo không còn có thể độ nhân được nữa, đã bị ma làm loạn. Giống như trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” nói, kẻ “ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá Giới cấm, hành xử không như Pháp”; chúng sinh trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc danh lợi; kẻ xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu; tăng nhân nam nữ chung sống với nhau, không còn băn khoăn về lễ độ luật pháp. Bên trong người tu hành còn thế, thì có thể hiểu con người bình thường sẽ ra sao. Bởi thế đây cũng là thời mà trong tâm con người không có Pháp, không còn có thể ước thúc, chuyện gì cũng dám làm, mọi giá trị đạo đức đều méo mó.

Tuy nhiên vào thời mạt thế này, Phật Thích Ca cũng tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc, nói rằng Phật Di Lặc sẽ chuyển Pháp Luân, sẽ hạ thế truyền Phật Pháp cao thâm, là Phật Pháp vượt qua Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền, có thể chính lại tất cả và cứu vớt chúng sinh. Chính là “khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…”.

Vài tìm hiểu về vị Thánh Vương cứu thế mà Đạo gia chờ đợi
Tượng Phật Lư Xá Na, bức tượng lớn nhất trấn giữ quần thể hang động Long Môn, nơi có 100.000 bức tượng Phật, với ý nghĩa bảo hộ cho chúng sinh đắc được Pháp của Phật Di Lặc. (Ảnh: Bule Sky Studio, Shutterstock)

Chuyện trên được nói đến trong kinh Phật. Vậy còn Đạo giáo thì sao? Kinh điển của Đạo gia thời xưa cũng từng được sưu tầm và in thành bộ, đặt tên là “Đạo Tạng”, là kinh điển chính thống. Thời Đường Huyền Tông, bộ kinh sách này được gọi là Khai Nguyên Đạo Tạng, gồm 5.300 quyển. Sau đó còn có rất nhiều lần bộ Đạo Tạng được in lại với nhiều tên gọi khác nhau, như Kim Ngân Tự Đạo tạng, Đại Tống Thiên Cung Bảo Tạng, Chính Hòa Vạn Thọ Đạo tạng, Đại Kim Huyền Đô Bảo tạng, Chính thống Đạo Tạng…

Trong bộ kinh Đạo Tạng cũng có ghi chép về một vị Thánh nhân. Vị Thánh nhân này có lẽ xuất hiện sớm nhất trong “Động uyên thần chú kinh”, rồi sau đó xuất hiện trong rất nhiều kinh thư khác của Đạo giáo. Trong dự ngôn thì vị Thánh nhân đó mang tên “Lý Hoằng”. Dự ngôn như sau:

“Nếu các vị có thể đắc được mười quyển kinh thư này… thì sẽ bỏ được vạn chủng bệnh, lại đạt được phúc phận. Thánh Vương rồi sẽ tới. Theo ý nguyện của các vị, các vị sẽ gặp được Ngài.

Đế vương được định sẽ bị phế trừ, thiên địa sẽ trùng tổ. Khi ấy, Thánh Vương sẽ hiện thế. Khi Ngài đến, hết thảy thánh nhân, hiền nhân, chư Thần, và những người đắc được kinh thư, đều sẽ tới giúp Ngài. Người thời đại này chỉ cần đắc được bộ kinh thư này, thì có thể gặp được Thánh Vương.

Người ta sẽ được sống trong hạnh phúc và giàu có. Thọ mệnh của họ sẽ được kéo dài, tối đa có thể sống được ba nghìn năm, sau đó thân thể sẽ được chuyển hóa. Trật tự thiên địa ngay ngắn, nhật nguyệt tỏa sáng, chỉ có những người trước đây hoặc tại lúc này đắc được kinh thư, sẽ tới bang trợ Thánh Vương.

Có căn cơ trở thành người tu Đạo của Thần, nam nhân, nữ nhân, sẽ trân quý bộ kinh thư này. Những ai hữu duyên gặp được Thánh Vương, sẽ đắc được kinh thư. Bộ kinh thư này mang theo lực lượng của Thần, có thể đả khai tâm của tất cả mọi người. Khi Thánh Vương giáng thế, Ngài sẽ lấy vô vi sửa trị thiên hạ, trên thế gian sẽ không còn bạo lực và giam ngục nữa.

Dưới sửa trị của Thánh Vương, người ta sẽ được giàu có và hạnh phúc. Gia cầm và gia súc hiện nay, heo, chó, chuột, trâu, ngựa sẽ bị cải biến. Gia cầm tương lai sẽ là phượng hoàng. Gia súc sẽ là kỳ lân và sư tử. Người ta sẽ có tâm pháp ước thúc hành vi của bản thân. Nam nhân và nữ nhân sẽ trinh khiết, chứ không dâm đãng nữa. Chính là vì có những người tu Đạo hôm nay, nên mới có hạnh phúc của người tương lai.

Hiển hiện của Thánh Vương tại nhân gian sẽ không được con người chú ý…”

Trong miêu tả về Thánh Vương Lý Hoằng của Đạo gia, chúng ta thấy một sự trùng hợp đáng kinh ngạc, không chỉ là với kinh điển của Phật giáo, mà còn cả với kinh điển tôn giáo phương Tây.

Thật ra trong tín ngưỡng của cả phương Đông lẫn phương Tây, các tín đồ vẫn luôn mong ngóng một điều kỳ diệu, đó chính là truyền thuyết về Cứu Thế Chủ hay Sáng Thế Chủ. Tương truyền rằng ở vào thời khắc mạt thế cuối cùng thì một vị Thần toàn năng sẽ xuất hiện, giải cứu vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại-diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ).

Vài tìm hiểu về vị Thánh Vương cứu thế mà Đạo gia chờ đợi
Bức “The Last Judgment” mô tả cảnh Cứu Thế Chủ xuất hiện. Tranh được họa sĩ Jean Cousin the Younger vẽ cuối thế kỷ 16. (Public Domain)

Cũng cần nói thêm, Di Lặc trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”. Vị Thần, Thiên Chúa mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Theo kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn vương chi Vương”. Trong Thiên Chúa giáo thì gọi Chúa Cứu Thế là “Lord of Lords”. Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.

Bởi vậy, có một số học giả cho rằng hình tượng Chúa Cứu Thế đã bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế. Đó chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo. Sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng liệu các Ngài phải chăng là một?

Những người có tín ngưỡng chân chính, thực sự chân tu tìm đạo, đều biết rằng nếu Cứu Thế Chủ truyền Pháp, truyền Đạo, thì Pháp mà Ngài truyền về nội hàm và hình thức đều không thể nào giống hệt với những điều được lưu truyền lại không đầy đủ trong các chính giáo xa xưa, vốn chỉ phù hợp với tư tưởng và tâm thức của con người hàng nghìn năm trước. Không ai biết được Pháp ấy ra sao, chỉ biết rằng Pháp ấy là quảng độ, là có thể phổ truyền trong xã hội, nghĩa là không lánh đời ẩn tu, không phải vào nhà thờ, đền chùa, miếu mạo. Chuyện này Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn hoặc Niết Bàn Kinh mà Phật Thích Ca giảng trước khi niết bàn đều có đề cập tường tận. Cũng vì huyền cơ này mà nhiều tôn giáo mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 tới nay đều nói về vấn đề tận thế, đều giảng về vấn đề Cứu Thế Chủ, đều lợi dụng hình tượng ấy, khiến cho thời thế đã loạn lại càng loạn.

Kỳ thực hơn 2.500 năm trước, khi Lão Tử truyền Đạo, trong Bách gia ai ai cũng tự coi mình là “đạo”, thì lại có một loại “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.” Ấy mới là chân Đạo có thể khiến con người tu luyện. Ngày nay, khi các giá trị đạo đức đảo lộn, khi nhân tâm mục ruỗng, khi Phật giáo, Đạo giáo, và các chính giáo khác trải qua nghìn năm lưu truyền mà bị con người làm sai lệch méo mó, thì trong hàng nghìn vạn loại tôn giáo thời mạt thế, ở đâu mới tìm được Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân, tìm được Thánh Vương Lý Hoằng đây?

Điều đáng suy ngẫm là dù bất đồng về tên gọi của Ngài, nhưng các tôn giáo đều đồng ý rằng dưới sự thẩm phán của Ngài, chỉ có những người bảo trì được sự thiện lương, lòng chính nghĩa, hay tín ngưỡng chân chính trong thời kỳ mạt thế bại hoại mới có hy vọng được cứu vớt.

Ninh Sơn biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: