Võ Duy Dương và căn cứ Đồng Tháp Mười chống Pháp (P1)

Thời vua Tự Đức, trong hoàn cảnh Triều đình ký hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông rồi 3 tỉnh miền Tây cho Pháp, một số tướng lĩnh Triều đình cùng dân chúng vẫn đồng lòng quyết tâm chống Pháp. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười.

Đền thờ Võ Duy Dương và Đốc Binh Kiều ở Gò Tháp, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười. (Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên, Wikipedia, CC BY-SA 4.0

Võ Duy Dương vào nam chống Pháp

Võ Duy Dương sinh năm 1827 ở Bình Định, thuở trẻ rất khỏe lại giỏi võ nghệ. Khi cha qua đời, gia đình trở nên sa sút nên ông phải đi chăn trâu để sinh sống. May nhờ có vị quan thấy ông có tài liền nhận làm con nuôi.

Năm 1850, Nguyễn Tri Phương đươc cử làm Khâm sai Tổng đốc Quân vụ Đại thần các tỉnh Nam bộ. Vào nam, Nguyễn Tri Phương cho dân lập đồn điền, khai phá đất hoang.

Hưởng ứng chính sách này, năm 1857, Võ Duy Dương quyết định vượt biển vào nam, định cư ở Ba Giồng (nay thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với Đồng Tháp Mười). Tại đây ông chiêu dân lập ấp, kết bạn với Thủ Khoa Huân (tên thật là Nguyễn Hữu Huân), nhanh chóng trở thành một hào phú trong vùng.

Tháng 2/1859, quân Pháp tiến đánh thành gia Định, Võ Duy Dương chiêu mộ “dân nghĩa dõng” chống Pháp ở Gia Định. Nhờ lập nhiều công nên ông được phong làm Chánh quản đạo.

Thành Gia Định mất, Võ Duy Dương ra Huế gặp vua Tự Đức hiến kế chống Pháp. Sau đó ông được giao cho việc dẹp giặc cướp ở Quảng Nam. Năm 1860, ông được phong làm Thiên hộ.

Mộ quân chống Pháp

Tháng 2/1861, Đại đồn Chí Hoà mất. Đến tháng 5/1861, Võ Duy Dương được Triều đình cử vào nam với nhiệm vụ chiêu mộ quân nghĩa dõng chống Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn ông tập hợp được hàng ngàn quân, lập căn cứ ở Bình Cách (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).

Ông liên lạc với quân của Trương Định ở Gò Công (thuộc tỉnh Tiền Giang), Trần Xuân Hòa ở Thuộc Nhiêu, hình thành một trận tuyến chống Pháp khiến quân Pháp phải chống đỡ vất vả.

Tháng 1/1862, Võ Duy Dương phối hợp cùng các nghĩa quân khác đồng loạt tấn công quân Pháp ở rất nhiều nơi, khiến quân Pháp phải bỏ mất Gò Công, Chợ Gạo, Tân An, Gia Thạnh, Cần Giuộc, Cái Bè…

Chống lệnh Triều đình

Mặc dù vậy, ngay sau chiến thắng lớn của các nghĩa quân, Triều đình nhà Nguyễn lại ký nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, đồng thời lệnh cho các nghĩa quân ngừng chống Pháp, điều các thủ lĩnh đi nơi khác.

Trương Định được lệnh bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang và Hà Tiên. Các thủ lĩnh là Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân được lệnh tập trung tại Kiến Hòa.

Ngày Trương Định chuẩn bị rời khỏi Gò Công, dân chúng ra đường tiễn biệt ông rất đông, không một ai muốn ông ra đi, ai cũng muốn ông hãy ở lại cùng dân chống Pháp. Trương Định cuối cùng đã quyết định sẽ ở lại cùng dân chống Pháp. Dân chúng vô cùng mừng rỡ, tất cả đều tôn Trương Định là “Bình Tây đại nguyên soái”. Võ Duy Dương cùng Thủ Khoa Huân nối tiếp theo, quyết định ở lại.

Triều đình lấy lại hết các chức tước đã ban cho Võ Duy Dương, đồng thời ép Kinh lược sứ Phan Thanh Giản phải bắt Võ Duy Dương. Từ đây cuộc chiến chống Pháp của người dân Nam bộ là hoàn toàn độc lập với Triều đình.

Từ đầu năm 1862 đến 1863, Võ Duy Dương phối hợp cùng các nghĩa quân khác có nhiều trận đánh lớn thu lại được rất nhiều vùng đất khỏi quân Pháp.

Trước các hoạt động mạnh của nghĩa quân, liên tiếp các ngày 5, 6 và 7 tháng giêng năm 1863, quân Pháp tấn công vào vị trí của nghĩa quân Trương Định trên diện rộng, có cả pháo binh hỗ trợ, nhưng đều thất bại.

Quân Pháp liền tập trung quân tấn công nghĩa quân của Võ Duy Dương ở Giồng Cát (Gò Lũy) và Bưng Môn (Cai Lậy). Nghĩa quân dù dũng cảm chống lại nhưng trước hỏa lực vũ khí hiện đại của Pháp nên phải rút đến Xoài Tư (Cai Lậy giáp Cái Bè) và lập căn cứ ở đây.

Quân Pháp gửi viện binh

Trương Định nhận thấy quân Pháp tập trung quân lực tấn công từng cuộc khởi nghĩa một, nếu không ứng cứu thì quân Pháp dễ dàng đánh bại tất cả. Vì thế khi Pháp cho quân tấn công Võ Duy Dương thì Trương Định cho quân tấn công quân Pháp ở nhiều nơi, khiến quân Pháp phải phân tán lực lượng đối phó.

Lực lượng quân Pháp bị suy giảm và phải phân tán ứng phó, khiến chỉ huy quân Pháp là thiếu tướng Bonard buộc phải cầu cứu chính quốc.

Pháp liền gửi đến 2 viễn đoàn thủy quân lục chiến. Đô đốc Jaures đưa từ Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp viện thêm một tiểu đoàn khinh binh Bắc Phi, nửa tiểu đoàn bộ binh người Algérie, nửa đội pháo binh.

Ngoài ra Tây Ban Nha cũng đưa tới 800 lính Tagal từ Philippin để hỗ trợ cho quân Pháp.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video “Lý trí làm người mới là lựa chọn thông minh nhất”:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nghệ An có thêm tượng Hồ Chủ tịch

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề 'Bác Hồ về thăm quê' dự…

22 phút ago

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ giới đã khô trong căn hộ chung cư

Khi mở cửa căn hộ chung cư nhiều năm không có người ở, cư dân…

32 phút ago

Quản lý quán ăn thực hiện CPR kịp thời cứu bé 11 tháng tuổi ‘không còn sự sống’

Khi thấy con không còn sự sống, người mẹ hoảng loạn không biết phải làm…

1 giờ ago

NASA phát hiện bằng chứng cho thấy sự sống trên sao Hỏa

NASA đã xác định một loại khí được tạo ra bởi các sinh vật sống…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ có bằng chứng Trung Quốc định can thiệp bầu cử

Washington đã phát hiện dấu hiệu Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng và can…

2 giờ ago

Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố gói viện trợ vũ khí…

2 giờ ago