“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” (*). Một lần du xuân nơi ngôi chùa linh thiêng xứ cố đô là một lần được ngẫm lại về lòng kính ngưỡng Thần của cha ông. Dù cuộc sống có trở nên hiện đại hơn, hối hả hơn, thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn nguyên vẹn.

chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh (Huế), trải qua bao nhiêu năm đã chứng kiến nhiều cuộc chuyển xoay của các triều vua Nguyễn.
chùa Thiên Mụ
Tương truyền rằng, năm 1559, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ mang tên Hà Khê nhô lên bên dòng nước trong xanh, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Người dân nơi đây cũng lưu truyền câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”.
chùa Thiên Mụ
Khởi phát như thế, chỉ 2 năm sau khi vào làm trấn thủ, ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi Hà Khê, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”. Có nhiều lý giải về nguồn gốc tên chùa Thiên Mụ, nhưng theo ngữ tố thì Thiên Mụ là “Bà Mụ nhà Trời”, tỏ ý tôn kính đấng sinh thành của trời đất.
chùa Thiên Mụ
Yếu tố kính ngưỡng trời đất còn thể hiện trong chi tiết, năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, vì sợ mạo phạm chữ “Thiên” nhắc đến Trời nên nhà vua cải đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ”.
chùa Thiên Mụ
Cố đô Huế còn được gọi là đất Thần Kinh, là kinh đô của Thần, là đất được Thần chọn lập.
chùa Thiên Mụ
Những điều cơ bản ấy cho thấy ngôi chùa không phải là nơi con người tìm đến để cầu mong, mà là nơi để tìm về với ý niệm nhân sinh, trong đó không thể thiếu lòng kính ngưỡng với trời đất, với Thần.
chua thien mu5
Bởi vậy, đứng giữa trời đất mà mang theo tư tưởng vô Thần là điều không nên, không chỉ ở chùa là chốn thiêng mà cả trong đời sống hàng ngày cũng vậy.
chua thien mu11
Hai vị Hộ Pháp Thiện Ác nhắc nhở đạo đức con người, khuyên răn mỗi người nên ăn hiền ở lành, không làm hại người, nếu không sẽ phải chịụ nhận quả báo để chuộc lỗi, sửa sai.
Chùa Thiên Mụ
An bình giữa chốn thiêng.
chua thien mu9
Nơi cửa chùa, con người thường tìm về để tìm lại sự cân bằng, tĩnh lặng sau nhiều mệt mỏi, lạc hướng giữa chốn nhân sinh
chua thien mu12
Tiếng gà gáy ban trưa
chùa Thiên Mụ
Bên sân chùa, những nhành cây đang đâm chồi, nảy lộc. Đạo lý cha ông khuyên dạy đừng mải mê chạy theo lợi, danh mà hỏng một kiếp nhân sinh.
chua thien mu13
Trong tiết xuân bên ngôi chùa Thiên Mụ, một nhành đào đang nở sớm trên đồi Hà Khê. Mỗi ngày sống mới, mỗi năm mới từ xuân, hạ rồi thu, đông như một cơ hội để con người nhìn lại và sống đúng đắn hơn.

Lê Trai

Ảnh: Trần Thái Hòa

(*) Từ bài thơ lục bát “Hà Nội tức cảnh” (nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo) của Dương Khuê, một danh sĩ Bắc Hà, năm 1918, khi một lần vào Huế, khi đi thăm chùa Thiên Mụ, nhà văn Phạm Quỳnh đã “cao hứng” thay 2 từ “Trấn Võ” bằng “Thiên Mụ”. 

Tại miền Nam cũng có phiên bản của bài “Hà Nội tức cảnh”: “Gió đưa cành trúc là đà/Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông”. (Non Nước Khánh Hòa – Nguyễn Đình Tư). Điều này chứng tỏ sức cuốn hút lạ thường từ cách truyền tải vần, nhịp của bài thơ gốc trên nhiều miền đất, danh thắng quê hương.

Xem thêm

Mời xem video: