Nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới nhận định rằng biện pháp để đối phó với hiện tượng ấm lên và biến đổi khí hậu toàn cầu hữu hiệu nhất là “phủ xanh Trái Đất”. Bởi vậy, họ đang ngày càng chú trọng trồng nhiều cây xanh hơn nữa, và Ấn Độ là một trong những quốc gia như vậy.

Hành tinh này đang mất đi 15 tỷ cây mỗi năm để lấy đất phục vụ cho nông nghiệp nhằm đáp ứng sự bùng nổ dân số thế giới, nhưng nó mang đến hậu quả nghiêm trọng khi góp phần vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nhiều quốc gia khác cũng đang nỗ lực trồng cây xanh trên quy mô lớn để giảm thiểu nạn phá rừng và biến đổi khí hậu.

Vào cuối năm 2016, có 10 quốc gia châu Phi đã cam kết khôi phục 31,7 triệu héc-ta đất như một phần trong trong khuôn khổ Sáng kiến Phục hồi Cảnh quan Rừng của châu Phi (African Forest Landscape Restoration Initiative).

Ở Úc, một nhóm kỹ sư dự định sử dụng máy bay không người lái để trồng 1 tỷ cây mỗi năm. Nhưng có lẽ Ấn Độ là quốc gia có thành tích ấn tượng nhất trong năm 2016 và nửa đầu năm nay trong nỗ lực “phủ xanh Trái Đất” này.

Trồng 66 triệu cây xanh trong 12 giờ
Người dân thuộc mọi lứa tuổi tình nguyện tham gia trồng rừng ở bang Madhya Pradesh hôm 2/7. (Ảnh: Independent.co.uk)

Ấn Độ là nước phát thải khí CO2 lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Gần đây Thủ tướng Narendra Modi của nước này đã khẳng định rằng Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực ngăn chặn tình trạng nóng lên của Trái Đất, và thực hiện các cam kết trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Là một phần trong cam kết vì môi trường, hơn 1 triệu người tình nguyện đã tham gia chiến dịch trồng cây quy mô lớn này, với lực lượng chính là trẻ em, bang Madhya Pradesh đã trồng được hơn 66 triệu cây xanh chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ.

Cùng thời điểm này năm trước, tháng 7/2016, các tình nguyện viên đã lập kỷ lục thế giới khi trồng hơn 50 triệu cây xanh trong vòng một ngày với 800.000 tình nguyện viên tham gia ở tiểu bang Uttar Pradesh. Năm nay, với nỗ lực này, Ấn Độ đã phá kỷ lục của chính họ và lập nên một kỷ lục thế giới mới.

children planting trees india.jpg.653x0 q80 crop smart
Trẻ em là lực lượng chính tham gia trồng hàng triệu cây xanh ở tiểu bang Madhya Paradesh. (Ảnh: Riju Bafna/Facebook)

Theo tờ The Independent đưa tin, ngày 2/7 hơn 1,5 triệu người thuộc mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già đã cùng nhau tham gia trồng 66,3 triệu cây non ở 24 khu vực dọc theo bờ sông Narmada của bang Madhya Pradesh từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối.

19665391 1355777217840074 4502582803128160411 n
Thủ hiến bang Shivraj Singh Chouhan tham gia chiến dịch trồng cây hôm 2/7. (Ảnh: Shivraj Singh Chouhan/Facebook)

Thủ hiến bang Shivraj Singh Chouhan đã đăng tải trên Twitter về sự kiện này: “Trồng cây xanh không chỉ mang lại lợi ích cho Madhya Pradesh mà còn cho toàn thế giới”. Và ông cũng gọi ngày này là “ngày lịch sử.”

19598472 10158893031965263 4730385025352086298 n
Người dân chung tay trồng rừng. (Ảnh: Riju Bafna/Facebook)

Đại diện của Kỷ lục Thế giới Guinness (Guinness World Records) đã giám sát việc trồng cây và dự kiến trong vài tuần tới sẽ chính thức trao xác nhận kỷ lục mới này.

Các tình nguyện viên đã trồng hơn 20 loài cây khác nhau để nâng cao khả năng sống sót của chúng. (Ảnh: CM Madhya Pradesh/Facebook)

Theo Hiệp định Paris đã mà Ấn Độ đã phê chuẩn, quốc gia này đã đồng ý chi 6 tỷ USD để tái trồng rừng trên 12% diện tích lãnh thổ của mình, tăng diện tích che phủ của rừng lên 235 triệu mẫu Anh vào năm 2030, National Geographic đưa tin.

“Trong cuộc tọa đàm về Biến đổi Khí hậu Paris (Paris Climate Change), chúng tôi đã quyết định trồng cây để bảo vệ môi trường sống cho thế hệ tương lai”, thủ hiến Chouhan đăng trên Twitter.

Học sinh ở Ấn Độ đang cầm những cây non trên tay để chuẩn bị trồng rừng. (Ảnh: Riju Bafna/Facebook)

Các tình nguyện viên đã trồng hơn 20 loài cây xanh trên hơn 20 mẫu đất dọc triền sông để tăng cơ hội sống cho cây con.

Video ghi hình cảnh trồng cây của các tình nguyện viên tiểu bang Madhya Paradesh:

Trên các kênh truyền thông xã hội, nhiều người đã đưa ý kiến rằng việc này không chỉ đơn giản là trồng cây xong là xong. Họ quan ngại số cây đó sẽ không được tưới tắm và chăm sóc đầy đủ để có thể sinh trưởng và phát triển.

19598819 1355969264487536 144053464550605700 n
(Ảnh: Shivraj Singh Chouhan/Facebook)

Một quan chức khác của tiểu bang đã trấn an những quan ngại đó trên Facebook:

“Công tác chăm sóc cây sau khi trồng là quan trọng hơn cả và chúng tôi hy vọng rằng những người tình nguyện sẽ đảm bảo được sự sống cho cây. Đây không phải là sáng kiến của riêng chính phủ, mà nó là cam kết của trẻ em, thanh niên và hội đồng tư vấn hoạt động của các nghị sỹ quốc hội!”

Theo MNN
Minh Minh

Xem thêm: