Âm mưu của Giang Trạch Dân phía sau cuộc Đại Thỉnh Nguyện của Pháp Luân Công

Có một điều kỳ lạ, khó hiểu xảy ra cách đây tròn 23 năm, vào ngày 25/04/1999, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Đó là một tình tiết trong câu chuyện giữa thủ tướng Trung Quốc thời bấy giờ là ông Chu Dung Cơ và 3 học viên Pháp Luân Công đi cùng ông vào bên trong Tổng hành dinh Trung Nam Hải của ĐCSTQ tại Bắc Kinh. Đây là 3 đại diện của 10 ngàn người dân Trung Quốc khác khi ấy đang lặng lẽ đứng chờ trên vỉa hè đường Phủ Hữu bên phía cổng Tây Trung Nam Hải, trong sự kiện mà lịch sử hiện nay gọi là Cuộc Đại Thỉnh Nguyện Ngày 25/04 của Pháp Luân Công.

Anh Thạch Thái Đông, một trong 3 đại diện của những người kháng nghị, đã kể lại trong phim tài liệu Một thập niên dũng cảm (2009) do Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất, như sau: “Khi ông Chu dẫn chúng tôi vào Trung Nam Hải. Trong khi nói chuyện, ông hỏi, “chẳng phải tôi đã phán quyết về những tư liệu mà các vị gửi đến để thỉnh nguyện hay sao? Chúng tôi thực sự không hiểu, bởi vì chúng tôi không biết rằng ông Thủ tướng đã đưa ra quyết định về môn tập của chúng tôi và chúng tôi nghĩ rằng, nếu như đã có quyết định, thì chúng tôi phải biết chứ? Vì thế, tất cả chúng tôi đều rất ngạc nhiên và nói rằng chúng tôi không biết. Ông Chu cũng nghĩ điều đó thật là lạ khi ông thấy rằng chúng tôi không biết, và ông ấy cũng rất không hiểu.”

Nhiều người tự hỏi ai đã giữ lại bức thư đó, và bằng cách nào nó đã bị giữ lại? Điều này vẫn còn chưa minh bạch cho đến ngày nay. Cũng có người tự hỏi rằng, giả như nó không bị giữ lại và đến được với các học viên Pháp Luân Công, thì điều ấy sẽ có tác động gì đến các sự việc xảy ra tiếp theo? Cuộc bức hại đẫm máu do Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động 3 tháng sau đó liệu có diễn ra hay không?

Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những điểm lạ kỳ và khó hiểu về cuộc Đại Thỉnh Nguyện Ngày 25/04.

Sự việc châm ngòi xảy ra vào khoảng 2 tuần trước đó, tại Thiên Tân, cách Bắc Kinh khoảng 100 dặm.

Hà Tộ Hưu, anh rể của La Cán, Bộ trưởng Bộ Công an, người sau này trở thành cánh tay phải của Giang Trạch Dân trong chiến dịch đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công – đã phỉ báng môn tập trên tạp chí định kỳ Khoa học Kỹ thuật Thanh niên của Học viện Giáo dục Thiên Tân, bằng cách bóp méo các nguyên lý của nó. Các điều miêu tả trong bài viết được các học viên Pháp Luân Công cho là tuyệt đối nghịch lại với các nguyên lý tu luyện của môn tập, vốn chú trọng rèn sửa đạo đức theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Lo lắng bài viết sẽ khiến người dân hiểu sai, từ ngày 18 đến 24 tháng 4, một số học viên Pháp Luân Công đã đến Học viện Giáo dục Thiên Tân để phản ánh sự thật, và kiến nghị các biên tập viên rút lại bài viết không đúng.

Đáp lại, tạp chí từ chối và gọi cảnh sát. Cục Công an thành phố Thiên Tân đã điều cảnh sát chống bạo động đến để đánh đập các học viên Pháp Luân Công, và bắt đi 45 người.

Các học viên địa phương sau đó đã kiến nghị lên Chính quyền thành phố Thiên Tân, nhưng được thông báo rằng: Bộ Công an đã can thiệp vào sự kiện này, nếu không có sự cho phép từ Bắc Kinh, nhóm người Pháp Luân Công bị bắt sẽ không được thả.

Công an thành phố Thiên Tân cũng đề nghị với các học viên Pháp Luân Công rằng: “Các vị hãy đi Bắc Kinh, đến Bắc Kinh thì vấn đề mới có thể được giải quyết.” Các học viên đã làm theo đúng như vậy.

Điều này khá khó hiểu. Thông thường mà nói, công an địa phương Trung Quốc sợ nhất là người dân đi thỉnh nguyện, vì nếu tạo thành ảnh hưởng thì họ sẽ mất chức. Vậy nên, việc công an Thiên Tân chủ động yêu cầu học viên Pháp Luân Công đi Bắc Kinh kháng nghị là một chuyện không bình thường.

Tuy vậy, những chuyện khác thường vẫn còn chưa hết. Khi các học viên đến Phòng Kháng cáo Quốc Vụ viện thuộc Văn phòng Trung Ương ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện theo pháp luật, thì họ thấy Phòng kháng cáo đóng cửa. Mặc dù những lo ngại bạo loạn được chứng minh là vô căn cứ, cảnh sát đã từ chối cho học viên tiếp cận Phòng kháng cáo.

Vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc ước tính số lượng các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào khoảng 400 đến 500 nghìn, cả nước ước tính khoảng từ 70 đến 100 triệu.

Theo báo cáo của tờ Washington Post, đa phần những người đến thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải là cư dân Bắc Kinh, gồm các vùng ngoại ô. Tuy nhiên, một số cũng đến từ những nơi xa xôi như tỉnh Chiết Giang, cách Bắc Kinh khoảng 1.000 km về phía Nam. Hệ thống giao thông chính dẫn đến thủ đô đã bị ra lệnh đóng cửa.

Khi những người biểu tình đến Trung Nam Hải vào buổi sáng sớm, khoảng 1.000 nhân viên an ninh và cảnh sát thường phục đã được bố trí.

Vì không có thông tin công khai chính xác về địa chỉ của Phòng Kháng cáo, nên rất nhiều người tập Pháp Luân Công khác đều phải đi tìm địa điểm. Có một việc xảy ra khiến họ ngạc nhiên khó hiểu, đó là cảnh sát đã mở tuyến canh gác ở cửa Bắc của phố Phủ Hữu, chỉ huy các học viên đang chờ đợi để đi vào phố Phủ Hữu. Trong khi đó, quãng giữa phố Phủ Hữu lại là vị trí cổng Tây của Trung Nam Hải, điều này tương đương với việc cảnh sát đã dẫn các học viên Pháp Luân Công đến cổng phía Tây của Trung Nam Hải.

Nhiều học viên Pháp Luân Công kể lại trên Minh Huệ Net rằng, khi ấy cảnh sát đã dẫn họ từ cổng Bắc của phố Phủ Hữu về phía Nam, khi dẫn đến trước cổng phía Tây của Trung Nam Hải, thì các cảnh sát khác cũng dẫn các học viên từ cổng phía Nam của phố Phủ Hữu về phía Bắc.

Theo cách này, dưới sự hướng dẫn của cảnh sát, cả hai nhóm đã gặp nhau ngay bên ngoài cổng phía Tây của Trung Nam Hải. Nhóm học viên Pháp Luân Công khác được cảnh sát dẫn từ cổng phía Bắc của phố Phủ Hữu sang phía Đông để vào phố Văn Tân, đây chính là con phố lớn ở phía Bắc của Trung Nam Hải.

Và thế là, ở cả hai phía Tây và phía Bắc của Trung Nam Hải đều tập trung học viên Pháp Luân Công. Họ đứng thành hàng dài trên vỉa hè, theo sự sắp xếp của cảnh sát. Cứ khoảng 30 mét lại có một cảnh sát đứng giám sát.

Theo lời của nhà báo Ethan Gutmann của tạp chí National Review, công an ở hiện trường dường như đã có sự chuẩn bị trước, chỉ chờ học viên Pháp Luân Công đến.

Thật vậy, chính quyền đã dẫn họ vào một vị trí đối diện Trung Nam Hải mà trông như là bao quanh khu phức hợp.

Về sau, sự kiện này đã được truyền thông ĐCSTQ gọi là cuộc “bao vây tổng hành dinh Trung Nam Hải” của Pháp Luân Công; và 10 nghìn người tập hợp là mối đe dọa bạo lực cho an ninh quốc gia.

Trên thực tế, các học viên Pháp Luân Công vào thời điểm ấy chủ yếu ở phía Tây của Trung Nam Hải, phía Bắc có một ít, còn phía Nam và phía Đông không có học viên nào đứng thỉnh nguyện, không làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông hay các công tác của chính phủ.

Bởi vì không phải đến để thị uy, cho nên họ không hề chuẩn bị biểu ngữ. Ở hiện trường cũng không hô hào khẩu hiệu. Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công chỉ đứng hoặc đọc sách, tập công ở trên vỉa hè một cách yên lặng và trật tự. Trong 16 tiếng của cuộc thỉnh nguyện, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy họ gây hấn, la hét mất trật tự, hút thuốc, xả rác hay phát biểu ý kiến với phóng viên.

Tuy vậy, sự tĩnh tại tường hòa này của những người tập Pháp Luân Công lại càng làm rúng động mạnh mẽ đến nhân vật quyền lực nhất của ĐCSTQ bấy giờ: Giang Trạch Dân – người duy nhất nắm quyền hơn Chu Dung Cơ, và cũng là người duy nhất có thể không đồng ý với ông Chu.

Giáo sư Chương Thiên Lượng, một nhân chứng của sự kiện thỉnh nguyện kể lại trong phim tài liệu Một thập niên dũng cảm (2009): “Ông Chu Dung Cơ đi ra, nếu tôi nhớ không nhầm lúc đó vào khoảng 10h sáng, nhưng sau đó vào buổi chiều, đột nhiên không khí trở nên căng thẳng, bởi vì có rất nhiều cảnh sát vũ trang bất ngờ chạy ra khỏi Trung Nam Hải và đứng trước mặt chúng tôi, cách chúng tôi khoảng 2 mét. Họ đứng xếp hàng ở trước mặt chúng tôi, trông họ rất nghiêm trọng. Và sau đó tôi có cảm giác rằng, Giang Trạch Dân chuẩn bị đi ra.” “Tôi thấy hai chiếc xe đi ra khỏi Trung Nam Hải. Xe chạy rất nhanh.” “Và rồi họ lái xe đi, họ không trở lại. Và người ta nói rằng Giang Trạch Dân ở trong xe”.

Đêm 25/04, các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện tại Bắc Kinh cuối cùng đã ra về bình yên, các học viên bị bắt ở Thiên Tân cũng được thả.

Trước khi ra về, những người đứng thỉnh nguyện bên cạnh Trung Nam Hải 16 tiếng trước đó đã dọn dẹp sạch sẽ nhà vệ sinh công cộng và rác trên mặt đất, gồm cả những đầu thuốc lá mà cảnh sát đã vứt xuống. Mặt đường Bắc Kinh sạch sẽ sau khi họ rời đi.

Trong gần 3 tháng sau đó, các học viên trên khắp Trung Quốc nghĩ rằng họ đã có được quyền tự do tín ngưỡng. Họ tưởng rằng ĐCSTQ đã giải quyết vấn đề ấy rất tốt, và Đảng đã thay đổi. Nhưng ẩn dưới bề mặt bình yên ấy là một cơn sóng dữ -, Giang Trạch Dân đang chuẩn bị để phát động một cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc, một quyết định sẽ làm tiêu tốn của đất nước những khoản tiền khổng lồ, hủy hoại cuộc sống của hàng chục triệu người, và thiêu đốt lương tri của những người dân Trung Quốc khác, dưới tuyên truyền lừa dối mà trở nên thù địch với chính đồng bào của họ, vốn chỉ đơn giản là mong muốn trở thành người tốt hơn.

Phong Vân (t/h)

Bài viết và video có sử dụng nội dung từ:

* Phim tài liệu A Decade of Courage (2009), Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất. Bản dịch tiếng Việt: Một thập niên dũng cảm, được đăng trên Minh Huệ Net.

* Video Bí Mật Che Giấu Suốt 22 Năm | Thỉnh Nguyện Hòa Bình Hay Là Bao Vây?, MH News phát hành.

* Các bài viết khác do các học viên Pháp Luân Công, nhân chứng của cuộc thỉnh nguyện, kể lại trên Minh Huệ Net.

 

Phong Vân

Published by
Phong Vân

Recent Posts

Não phụ nữ ít bị “teo lại” nếu ăn chế độ ăn truyền thống của người Nhật

Khi tuổi tác dần dần tăng lên, não con người sẽ dần teo lại, khả…

3 giờ ago

Hủy tiếp phiên đấu thầu vàng

Chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải…

3 giờ ago

Tổng thống tân cử Đài Loan: Trung Quốc nên tự tin đối thoại với chúng tôi

Tổng thống tân cử Đài Loan Lại Thanh Đức hôm thứ Năm (25/4) tuyên rằng…

4 giờ ago

TikTok thông báo ngừng chức năng mới thưởng điểm đổi quà trên ứng dụng Lite tại EU

TikTok thông báo đã "tự nguyện" đình chỉ chức năng mới gây tranh cãi của…

6 giờ ago

Châu Âu điều tra về hoạt động mua sắm công thiết bị y tế từ Trung Quốc

Ủy ban châu Âu thông báo sẽ mở cuộc điều tra về hoạt động mua…

6 giờ ago

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù

HĐXX nhận định ông Trần Quí Thanh và 2 con gái đã dùng các hợp…

7 giờ ago