Trang chủ Viêm phổi Vũ Hán (Covid-19)
Viêm phổi Vũ Hán (Covid-19)
03:17, 24/04/2024 (GMT+7)

TT Putin khoe vắc-xin Sputnik V, đề nghị cung cấp miễn phí cho nhân viên LHQ

Phát biểu tại phiên họp trực tuyến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi vắc-xin COVID-19 Sputnik V mà nước này mới phê duyệt gần đây là “đáng tin cậy, an toàn, và hiệu quả”. Ông cũng đề nghị cung cấp vắc-xin cho các quốc gia khác, và miễn phí cho nhân viên Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Embed from Getty Images

Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục hợp tác với tất cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế, kể cả việc cung cấp vắc-xin Nga vốn đã được chứng minh là đáng tin cậy, an toàn và hiệu quả cho các nước khác” ông Putin nói.

Tổng thống Nga cũng nói rằng ông sẵn sàng cung cấp vắc-xin này cho LHQ, các văn phòng của cơ quan này đang bị dịch virus corona tấn công.

Nga sẵn sàng cung cấp cho LHQ tất cả những hỗ trợ chuyên môn cần thiết. Đặc biệt, chúng tôi đang đề nghị cung cấp miễn phí vắc xin của chúng tôi cho nhân viên của LHQ và các văn phòng của tổ chức này”, ông Putin nói.

Vào tháng Tám vừa qua, Nga đã phê duyệt vắc-xin virus corona đầu tiên trên thế giới và họ đặt tên loại vắc-xin này là Sputnik V. Vắc-xin của Nga đã vấp phải sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế vì nó mới chỉ được nghiên cứu trên khoảng vài chục người.

>>TT Putin ví vắc-xin Nga vừa phê duyệt như tàu Sputnik trong chiến tranh lạnh

Vào thời điểm phê duyệt vắc-xin, ông Putin đã nói rằng vắc-xin này “đã được chứng minh hiệu quả và tạo ra miễn dịch ổn định”. Ông cũng nói một trong những cô con gái lớn của ông đã tiêm vắc-xin này rồi.

Việc phê duyệt nhanh này đã khiến các nhà khoa học trên khắp thế giới lo lắng bởi vì một loại vắc-xin thử nghiệm cần được nghiên cứu trên hàng chục nghìn người trong nhiều tháng để chứng minh nó là an toàn và hiệu quả.

Đầu tháng này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã gửi một bức thư ngỏ tới các tác giả của nghiên cứu Sputnik V, hy vọng làm rõ những điểm bất thường dữ liệu nhất định.

Mặc dù nghiên cứu được mô tả trong nghiên cứu này khá đầy đủ, nhưng việc trình bày dữ liệu dấy lên nhiều quan ngại mà đòi hỏi cần phải tiếp cận dữ liệu gốc để điều tra toàn diện”, lá thư ngỏ có đoạn viết.

Thậm chí các nhà khoa học Nga là tác giả của nghiên cứu này đã xác nhận rằng chúng bị giới hạn; chỉ có thời gian biểu 42 ngày phải tuân theo và chỉ có 72 người tham gia, và không có kiểm soát tác dụng phụ.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, vào tháng trước đã nói rằng ông “cực kỳ nghi ngờ” Nga đã chứng minh được vắc-xin của họ là an toàn và hiệu quả.

Tính đến 22/9, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Nga đã xác nhận có hơn 1,1 triệu ca COVID-19 và hơn 19,4 nghìn ca tử vong do loại virus Trung Quốc này.

Đức Thiện (Theo Fox News)

Cập nhật lúc 06:36, 25/09/2020

Nghiên cứu : Virus corona chịu nhiệt, tự phục hồi và đàn hồi rất tốt

Những nghiên cứu mới được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy virus corona vẫn còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.

virus corona shutterstock 1624415920
Virus corona. (Ảnh minh họa: Corona Borealis Studio/ Shutterstock)

Một nhóm nghiên cứu tại Hungary đã tác động lên virus corona bằng một chiếc kim nhỏ để đo xem nó có thể chịu bao nhiêu lực trước khi nổ tung như một quả bóng bay. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.

Virion bản địa của virus corona, một hạt virus hoàn chỉnh, chỉ rộng khoảng 80 nanomet, trong khi đầu kim thì nhỏ hơn nhiều. Mũi kim chạy từ phần đầu đến phần cuối của virus. Virion bị nghiền nát, nhưng sau đó ngay lập tức bật trở lại hình dạng cũ khi không còn sự tác động của chiếc kim. Các nhà nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm này 100 lần và virion vẫn gần như nguyên vẹn.

 phục hồi một cách đáng ngạc nhiên,” nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Miklos Kellermayer thuộc Đại học Semmelweis (Budapest, Hungary) dẫn đầu cho biết trong một bài báo đăng trên trang biorxiv.org.

virus corona
Thí nghiệm cho thấy khả năng phục hồi của virus corona. (Ảnh: Dr Miklos Kellermayer/Đại học Semmelweis)

Chủng virus corona mới đã và đang không ngừng khiến các nhà khoa học ngạc nhiên với cấu trúc độc đáo của nó. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Kellermayer đã nắm bắt được cách thức hoạt động của virus khi nó còn sống. Họ đặt các hạt virus lên một khay được phủ một lớp vật liệu liên kết sinh học. Vật liệu này có thể cố định virus tại vị trí. Dưới kính hiển vi lực nguyên tử phát ra tia laze, các nhà khoa học đã dùng kim chọc dò virus để xem nó phản ứng với các kích thích khác nhau như thế nào.

Thông thường, các virus thường trở nên dễ bị tổn thương sau khi rời khỏi vật chủ. Nhưng theo một số nghiên cứu, virus corona có thể tồn tại ở trên một số bề mặt vài ngày, cũng không rõ bằng cách nào mà chúng tồn tại được trước các thay đổi do môi trường gây ra.

>> Chuyên gia: Dù có vắc-xin COVID-19 cũng còn rất nhiều vấn đề nan giải

Nhóm nghiên cứu Hungary nhận thấy lớp vỏ ngoài của virus hầu như không tạo ra bất kỳ lực cản nào khi đầu kim tiếp xúc trên bề mặt. Khi mũi kim đi xa hơn, lực kháng đạt đến đỉnh điểm và sau đó nhanh chóng giảm xuống gần như bằng không.

Dữ liệu thử nghiệm của họ cho thấy virus corona có thể là loại virus có khả năng đàn hồi vật lý tốt nhất mà con người từng biết cho đến nay, và sự biến dạng lặp đi lặp lại dường như không ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể và những yếu tố bên trong virus.

“Các đặc tính cơ học và khả năng tự phục hồi của nó có thể đảm bảo cho sự thích nghi với nhiều hoàn cảnh môi trường khác nhau,” Tiến sĩ Kellermayer và các đồng nghiệp cho hay.

Theo Tiến sĩ Kellermayer, có 61 chiếc gai protein trên mẫu vật của họ. Nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng điều này cho thấy sự biến đổi của cấu trúc virus có thể lớn hơn chúng ta tưởng tượng.

Họ dùng kim chọc vào các gai protein này và thấy chúng đung đưa nhanh với tần số cao. Một số loại máy ảnh có thể chụp hơn 300 bức ảnh/giây nhưng vẫn chỉ có thể thu được hình ảnh không rõ nét về chuyển động của các gai. Ngoài ra, những chuyển động tốc độ cao như vậy có thể giúp virus dễ dàng tìm thấy và bám vào tế bào vật chủ hơn.

Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp vào tháng 4/2020 phát hiện ra rằng virus có thể tái tạo trong tế bào động vật sau khi tiếp xúc với nhiệt độ 60 độ C trong 1 giờ. Các đợt bùng phát dịch bệnh lớn tại một số quốc gia trong mùa hè ở Bắc bán cầu cũng cho thấy nhiệt độ cao không làm chậm sự lây lan của đại dịch.

Để kiểm chứng điều này, ông Kellermayer và các đồng nghiệp đã làm nóng hạt virus lên 90 độ C trong 10 phút và nhận thấy rằng “bề ngoài của chúng chỉ bị thay đổi một chút.” Một số gai protein đã bong ra dưới sức nóng như thiêu đốt, tuy nhiên, cấu trúc tổng thể của nó thì vẫn còn nguyên vẹn.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Virion của virus corona cho thấy khả năng chịu nhiệt một cách đáng kinh ngạc, điều này có thể liên quan đến tính ổn định trên bề mặt của chúng.”

>> Chuyên gia Anh: Virus corona sẽ “ở cùng chúng ta mãi mãi”

Phan Anh, Theo SCMP

Cập nhật lúc 17:15, 18/01/2021

TT Trump: Mỹ sẽ sản xuất đủ liều vắc-xin cho toàn dân vào tháng 4/2021

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (18/9) nói rằng Mỹ sẽ sản xuất đủ liều vắc-xin COVID-19 cho toàn dân vào tháng Tư năm tới.

Embed from Getty Images

Hàng trăm triệu liều vắc-xin sẽ được sản xuất hàng tháng và chúng tôi dự kiến sẽ có đủ vắc-xin cho mọi người dân Mỹ vào tháng Tư”, Tổng thống Trump nói trong buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm 18/9.

Ông Trump cũng nói Mỹ sẽ có 100 triệu liều vắc-xin COVID-19 vào cuối năm 2020.

Số lượng lớn” vắc-xin “sẽ được vận chuyển thông qua quân đội tuyệt vời của chúng ta và vị tướng lĩnh đó là một trong những người giỏi nhất, ông ấy sẵn sàng tham gia”, ông Trump nói. “Chúng ta lại rất giỏi về vắc-xin này, chúng tôi nghĩ đâu đó trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ có nó”, ông Trump nói.

Phát biểu nêu trên của ông chủ Tòa Bạch Ốc đến sau khi giám đốc CDC Robert Redfield hôm 16/9 trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ đã nói rằng vắc-xin COVID-19 chưa thể sản xuất đại trà cho đến giữa năm 2021.

Ngay sau tuyên bố của bác sĩ Redfield, ông Trump nói bình luận của giám đốc CDC là hoàn toàn sai. Tổng thống khẳng định “chắc chắn nó không bao giờ muộn như vị bác sĩ đó nói”.

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, Bác sĩ Anthony Fauci hôm 18/9 nói rằng: “Những gì tổng thống đang nói là hoàn toàn có thể tin được, chúng ta sẽ có câu trả lời vào tháng Mười”.

Theo tôi dự đoán vắc xin sẽ có thể sẵn sàng vào tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai”, ông Fauci nói với WTOP. “Chúng ta nói nó là tháng Mười Một, bạn có thể bắt đầu trong tháng Mười Hai, và bạn có thể bắt đầu chuyển vắc-xin cho những cá nhân thuộc nhóm rủi ro cao, cũng như các nhân viên y tế, vắc-xin sẽ bắt đầu trong tháng Mười Hai, tới tháng Một, tháng Hai. Do đó, nhiều người thực sự cần vắc-xin nhất, những người dễ bị tổn thương hơn, có thể sẽ được tiêm vắc-xin vào đầu năm tới”.

CDC Mỹ hôm 16/9 đã gửi tới 50 bang một tài liệu vạch ra kế hoạch phân phối vắc-xin miễn phí cho tất cả người dân Mỹ muốn tiêm vắc-xin khi nó được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Hiện nay chưa có loại vắc-xin nào được phê duyệt an toàn và hiệu quả, cho dù nhiều công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

Kế hoạch phân phối này đã được chuẩn bị theo chương trình tăng tốc sản xuất và phân phối vắc-xin do Tòa Bạch Ốc khởi xướng với tên gọi “Operation Warp Speed”. Theo chương trình này, vắc-xin COVID-19 sẽ sẵn sàng phân phối trong vòng 24 giờ sau khi Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn sử dụng khẩn cấp.

Chính phủ liên bang sẽ phân bổ những liều vắc-xin đầu tiên tới các bang dựa theo khuyến nghị của CDC về các nhóm người rủi ro nhiễm COVID-19 cao nhất.

Jack Phillips/ The Epoch Times

Xem thêm: 

Cập nhật lúc 07:08, 20/09/2020

COVID-19: Thụy Điển đang thành công với chiến lược không phong tỏa?

Trong khi nhiều nước Châu Âu đang chứng kiến các ca nhiễm mới tăng mạnh thì Thụy Điển, quốc gia không áp dụng phong tỏa diện rộng lại trở thành điểm sáng với tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất. 

thuy dien
Hàng quán Thụy Điển vẫn mở cửa trong đại dịch. Khách hàng không cần đeo khẩu trang. Ảnh: Youtube

Theo CDC Châu Âu, số ca nhiễm mới trung bình trong vòng 14 ngày của Thụy Điển là 22,2 trên 100.000 dân tính đến thứ Ba 15/9. Con số này thấp hơn nhiều so với 279 ca ở Tây Ban Nha, 158,5 ca ở Pháp, 118 ca ở Séc, 77 ca ở Bỉ, 59 ca ở Anh. Toàn bộ các nước này đều áp dụng lệnh phong tỏa hồi mùa xuân. 

Thụy Điển cũng có số ca nhiễm mới thấp hơn hai nước Bắc Âu láng giềng là Na Uy và Đan Mạch. Hiện số bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực của Thụy Điển chỉ là 13 người, và số ca tử vong trung bình liên quan đến COVID-19 ở nước này trong 7 ngày qua là 0.

Hôm thứ Ba, cơ quan y tế Thụy Điển cho biết nước này đã tiến hành các xét nghiệm Covid-19 với số lượng kỷ lục vào tuần trước và báo cáo chỉ 1.2% số ca dương tính trở lại. Kết quả trên đánh dấu số lượng các ca bệnh thấp nhất kể từ đầu đại dịch khi các quốc gia châu Âu phải gồng mình hứng chịu sự lây lan chóng mặt của virus corona. 

bieu do thuy dien

Thụy Điển đã không chọn giải pháp phong tỏa như một số quốc gia khác. Thay vào đó, Thụy Điển nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân trong việc phòng ngừa dịch bệnh, thực hành giãn cách xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nỗ lực làm chậm tốc độ lây lan của virus hơn là cố gắng xóa sổ nó. 

“Chúng tôi không bị tái bùng phát dịch bệnh như nhiều nước khác”, Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và kiến trúc sư của chiến lược không phong tỏa của Thụy Điển nói với đài phát thanh France-24. Ông cho hay người dân Thụy Điển nhìn chung đang hài lòng với chiến lược này. 

“Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy khác biệt như thế nào khi áp dụng một phương án phòng dịch bền vững, và có thể áp dụng trong một thời gian dài, hơn là việc cứ phong tỏa, mở cửa rồi lại phong tỏa hết lần này đến lần khác”. 

Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu, chiến lược này đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội từ trong và ngoài nước khi số ca tử vong tăng cao trong mùa xuân. Hiện tại , cách làm của Thụy Điển được các quan chức WHO ca ngợi là một mô hình bền vững. 

Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Thụy Điển Johan Carlson phát biểu trong một cuộc họp báo: “Cách tiếp cận xử lý dịch bệnh của chúng tôi có mục đích để người dân tự nhận thức và hiểu tính cần thiết của việc chấp hành theo các khuyến nghị và hướng dẫn hiện hành.”

Trong khi nhiều nước khác áp dụng phương án thay đổi chính sách liên tục để ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong đó bao gồm những cân nhắc và quyết định về phong tỏa bắt buộc, ông Carlson cho hay các hướng dẫn của Thụy Điển được thiết kế nhằm đảm bảo mọi người dân có thể hiểu được và chính phủ sẽ áp dụng chúng trong một thời gian dài. 

Ông cũng nói: “Không có biện pháp nào khác trước khi chúng ta có những giải pháp y tế sẵn có, chủ yếu là vắc xin. Người dân Thụy Điển hãy ghi nhớ điều này.” 

Hơn 5.800 người Thụy Điển đã tử vong vì Covid-19, hơn nhiều lần so với số người thiệt mạng ở các nước Bắc Âu láng giềng. Tuy vậy con số chết chóc vẫn thấp hơn Ý, Tây Ba Nha và Anh – những nước thiết lập phong tỏa diện rộng. 

Các trường hợp tử vong, nhập viện cũng như các trường hợp nhiễm mới tại Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu dịch trong bối cảnh các quốc gia châu Âu khác như Tây Ba Nha và Pháp đang phải đối mặt với tình trạng số ca nhiễm Covid gia tăng sau khi hai nước này dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. 

Khác với nhiều nước khác, trong suốt đại dịch, Thụy Điển vẫn mở cửa với học sinh từ 16 tuổi trở xuống. Nay toàn bộ trường học và đại học nước này đã tái mở cửa đón học sinh. 

Họ cũng chỉ cấm tụ tập trên 50 người và khuyên những người trên 70 tuổi và những nhóm có bệnh nền nguy hiểm cần tự cách ly. Thụy Điển cũng không có thiết luật mà chỉ khuyến khích dân số 10 triệu người tự tôn trọng dãn cách xã hội và làm việc tại nhà nếu có thể. Các cửa hàng, quán bar, nhà hàng và phòng gym vẫn mở cửa hoạt động bình thường. Ngay cả khẩu trang cũng không cần khuyến khích đeo. 

Thụy Điển đã thực hiện hơn 120.000 xét nghiệm vào tuần trước, cho kết quả chỉ hơn 1.300 ca dương tính với virus trở lại, thấp hơn 19% so với số lượng ca dương tính được báo cáo trong vài tuần vào mùa xuân. Hiện Thụy Điển ghi nhận tỷ lệ lây lan virus thấp nhất ở Scandinavia. 

Jonas Ludvigsson, giáo sư dịch tễ học tại Karolinska Institutet cho biết: “Chiến lược xử lý đại dịch của Thụy Điển là nhất quán và bền vững. Chúng tôi đạt được kiểm soát mức độ lây lan của virus ở mức thấp hơn so với các quốc gia khác”. Ông cũng nói thêm người dân Thụy Điển có chỉ số miễn dịch cao hơn hầu hết các nước trên thế giới. 

Ông phát biểu: “Tôi nghĩ chính vì lý do đó mà bây giờ Thụy Điển được lợi rất nhiều.”

Cách tiếp cận của chính phủ Thụy Điển không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Một bài xã luận trên báo Dagens Nyheter chỉ trích cách làm trên, cho biết những lời ca ngợi chính sách của Thụy Điển đã bỏ quên cái chết của hàng ngàn người dân trong đại dịch. 

“Có vẻ như một số con số cần được lặp lại. Thụy Điển có 5.837 người thiệt mạng vì Covid-19. Đây là một tỷ lệ cao gấp 5 lần Đan Mạch.”

Ông Tegnell nói rằng tỷ lệ tử vong cao của Thụy Điển không phải là là thất bại của chiến lược toàn diện, mà là vì chính quyền địa phương không kiềm chế được thảm họa virus lan ra nhà dưỡng lão, nơi chứng kiến đa số ca tử vong của nước này. 

Hôm thứ Ba, Thụy Điển thông báo sẽ gỡ lệnh cấm thăm hỏi nhà dưỡng lão lần đầu tiên từ tháng Mười tới. Bộ trưởng Xã hội Lena Hallengren nói: “Việc gỡ lệnh cấm này là mạo hiểm. Tôi muốn mọi người đều phải chịu trách nhiệm”.

Hoa Minh

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:54, 19/09/2020

WHO: Sẽ không có đủ vắc-xin COVID-19 để thế giới trở lại bình thường cho đến 2022

Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan dự đoán sẽ không có đủ vắc-xin COVID-19 để cuộc sống trở lại bình thường cho đến năm 2022.

Embed from Getty Images

Bà Swaminathan cho biết sáng kiến ​​Covax của WHO – tức cơ chế tổng hợp nguồn lực để cung cấp khả năng tiếp cận vắc-xin công bằng cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau, sẽ chỉ có thể thu được khoảng hàng trăm triệu liều vào giữa năm tới, nghĩa là mỗi quốc gia trong số 170 quốc gia hoặc các nền kinh tế đã tham gia “sẽ nhận được một chút gì đó”.

Nhưng số lượng này vẫn là quá nhỏ để thay đổi sự cần thiết về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi tăng sản lượng và đạt mục tiêu 2 tỷ liều vào cuối năm 2021.

“Cách mà mọi người đang hình dung là vào tháng Giêng, bạn có vắc-xin cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường, nhưng mọi sự sẽ không như vậy,” bà nói.

“Đánh giá tốt nhất của chúng tôi (về việc triển khai vắc-xin) là giữa năm 2021 vì đầu năm 2021 là lúc mọi người sẽ bắt đầu thấy kết quả của một số thử nghiệm.”

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đưa ra một mốc thời gian sớm hơn. Hôm thứ Ba (15/9), ông Wu Guizhen thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết người dân Trung Quốc sẽ được tiếp cận với các loại vắc-xin do nước này sản xuất sớm nhất là vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã cam kết rằng Mỹ sẽ sớm có vắc-xin.

>> Cảm giác như say xe sau khi tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 TQ

Bà Swaminathan cho biết WHO đang có kế hoạch ban hành hướng dẫn về việc sử dụng vắc-xin khẩn cấp vào tuần tới.

Bà nói: “Tất cả các thử nghiệm đang diễn ra đều phải theo dõi trong ít nhất 12 tháng. Đó là thời gian cần thiết để đảm bảo rằng không có tác dụng phụ lâu dài sau vài tuần đầu tiên.”

“Những gì chúng tôi muốn thấy là tính hiệu quả, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng hơn là sự an toàn.”

Bà cho biết Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sẽ sớm ban hành hướng dẫn sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Trung Quốc đã sử dụng ba loại vắc-xin cho người dân theo ủy quyền sử dụng khẩn cấp kể từ tháng Bảy và một loại vắc-xin cho quân đội kể từ tháng Sáu. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng này, một quan chức cấp cao của một tập đoàn dược phẩm quốc doanh cho biết rằng hàng trăm nghìn người Trung Quốc đã được tiêm phòng.

Khi được hỏi về tình hình của Trung Quốc và Hoa Kỳ, bà Swaminathan cho biết “các cơ quan quản lý quốc gia có thẩm quyền làm như vậy trong lãnh thổ của họ.” Nhưng bà nói thêm rằng họ nên áp đặt thời hạn cho các công ty và giấy phép sử dụng khẩn cấp có thể bị thu hồi nếu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng không đạt yêu cầu.

Trong khi đó, bà Marie-Ange Saraka-Yao, giám đốc điều hành của liên minh vắc-xin toàn cầu Gavi, cho biết các cuộc đàm phán đang tiếp tục giữa Trung Quốc và liên minh về việc gia nhập Covax. Ngày 18/9 tới đây là hạn chót để các nước ký kết tham gia.

Mặc dù Nhà Trắng đã thông báo rằng Mỹ sẽ không tham gia Covax, nhưng bà cho biết các cuộc đàm phán với Mỹ cũng vẫn đang tiếp tục.

Sự vắng mặt của Mỹ và Trung Quốc, hai nhân tố chính trong phát triển vắc-xin, đã đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của dự án.

Cho đến nay, 84 nền kinh tế đã tham gia liên minh, trong số đó có 44 quốc gia có thu nhập cao và 39 quốc gia có thu nhập trên trung bình. Bà Saraka-Yao cho biết có 92 quốc gia thu nhập thấp đủ điều kiện nhận vắc-xin miễn phí do các nước giàu có và các nhà tài trợ trợ cấp.

Thanh Thuỷ (theo SCMP)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 07:13, 17/09/2020

Cảm giác như say xe sau khi tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 TQ

“Trên đường lái xe trở về nhà đột nhiên có chút chóng mặt, có cảm giác say xe”. Đó là chia sẻ của học giả văn học lịch sử, nhà bình luận thời sự Lý Dũng vào ngày 2/9, miêu tả cảm giác của ông sau khi tiêm chủng ngừa virus viêm phổi Vũ Hán. Ông là một trong số hơn 20.000 người Trung Quốc “tiêm thử” vắc xin. 

Embed from Getty Images

Ngày 6/9/2020, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán  được trưng bày tại Triển lãm thương mại quốc tế Bắc Kinh (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images).

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do trung Quốc nghiên cứu phát triển lần đầu được Bắc Kinh công bố công khai vào đầu tháng Chín, bao gồm 3 loại vắc-xin bất hoạt viêm phổi Vũ Hán, lần lượt do Tập đoàn dược phẩm Sinopharm, Công nghệ sinh học Sinovac, Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán, nghiên cứu phát triển.

Do trước đó có người “thử nghiệm vắc-xin” tiết lộ, trước khi anh và đồng nghiệp được tiêm chủng, đều phải ký “thỏa thuận bảo mật”, không được tiết lộ thông tin ra ngoài, do đó ngoại giới nghi ngờ những người này có thể trở thành “chuột bạch” thử vắc-xin, nhưng chính quyền Trung Quốc đã cực lực bác bỏ nghi ngờ này.

Tuy nhiên, tối ngày 2/9, trong chương trình “Kết nối tin tức sức khỏe”, có người gián tiếp chứng thực người tiêm chủng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán là “chuột bạch”.

Người thử nghiệm vắc-xin: Sau khi tiêm mũi thứ hai thì lái xe giống như bị say xe

“Tôi nguyện ý làm chuột bạch, … Tôi nghĩ Tập đoàn dược phẩm Sinopharm là doanh nghiệp lớn thế này, nếu không hoàn toàn tự tin thì sẽ không công khai chiêu mộ người tình nguyện tiêm vắc-xin”, nhà bình luận thời sự “Mười năm chẻ củi” (Lý Dũng) đã công khai những trải nghiệm của mình khi tiêm thử nghiệm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.

Ông nói, tháng Bảy năm nay nhận được lời mời của bạn, nên đã trở thành người thử nghiệm tiêm vắc-xin của Sinopharm, được tiêm chủng loại vắc-xin bất hoạt vào virus corona vào hai ngày ngày 22/7 và ngày 24/8. “Mũi thứ nhất tôi không có cảm giác gì, chỉ có một chút buồn nôn và ngồi nửa tiếng đồng hồ trong phòng tiêm chủng.”

Về việc này, có người dân xem phát video trực tiếp cho biết, bản thân cũng tiêm chủng vắc-xin của Sinopharm, sau một tuần thì xuất hiện triệu chứng khó chịu ở tim, có chút lo lắng.

Theo cơ quan chức năng ĐCSTQ, hiện tại Trung Quốc có 4 loại vắc-xin đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, ngoài vắc-xin bất hoạt của Sinopharm, Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán, Công nghệ sinh học Sinovac, còn có loại vắc-xin tái tổ hợp do nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Trần Vi thuộc Học viện Quân y của Học viện Khoa học Quân sự phát triển.

Tuy nhiên, theo Reuters trích dẫn quan điểm của chuyên gia, vắc-xin AAd5-nCoV do Viện nghiên cứu y học quân sự Trung Quốc và công ty CanSino Biologics phối hợp phát triển, chưa chắc đã đủ để kích phát hệ thống miễn dịch củacơ thể để sinh ra kháng thể chống lại virus viêm phổi Vũ Hán, và nó có khả năng làm tăng rủi ro lây nhiễm virus HIV.

Trung Quốc không tranh tốc độ số một nữa? 

Đáng chú ý là, hiện tại toàn cầu chưa có bất cứ loại vắc-xin nào hoàn thành toàn bộ các giai đoạn thử nghiệm, các nước phần lớn đều dừng ở thí nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bởi vì thử nghiệm giai đoạn 3 cần ít nhất 20.000 – 30.000 tình nguyện viên tham gia. Tuy nhiên cuối tháng Sáu năm nay, cơ quan chức năng Trung Quốc công bố, vắc-xin Ad5-nCoV do đội ngũ của viện sĩ Trần Vi thuộc Viện nghiên cứu khoa học quân sự trung Quốc và công ty CanSino hợp tác nghiên cứu phát triển đã được Quân ủy Trung ương phê chuẩn, có thể vượt qua quy định thử nghiệm giai đoạn 3, trực tiếp tiến hành tiêm chủng cho quân nhân.

Ông Dương Hiểu Minh (Yang Xiaoming), Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học Trung Quốc Sinopharm, nhà khoa học chính của dự án vắc xin quốc gia “Kế hoạch 863”, cũng cho biết nhóm đã khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với dịch bệnh ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Abu Dhabi, đã có 20.000 người được tiêm chủng vắc-xin.

Tuy nhiên, sau khi vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc phát triển bị nhiều nghi vấn, ông Trần Duy Quân (Chen Weijun) nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm của Viện Gen Bắc Kinh đã trả lời trong một chương trình truyền hình rằng, vắc-xin Trung Quốc nghiên cứu đang trong quá trình phát triển, đã được đưa vào thử nghiệm giai đoạn 3 trước khi đưa ra thị trường, giai đoạn này vẫn còn nhiều việc cần phải làm, do đó không cần thiết phải tranh giành ai là nước đầu tiên có vắc-xin.

Dịch bệnh sẽ phản công Trung Quốc?

Ngoài ra, một điều cần lưu ý nữa là ông Tăng Quang, thành viên tổ chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cựu trưởng nhóm khoa học dịch tễ của Trung tâm Phòng ngừa Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, cũng đã thừa nhận, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc chưa bình ổn, dịch bệnh có dấu hiệu quay trở lại.

Ông nói thẳng: “Ba loại virus gồm virus corona mới, virus cúm, phế cầu khuẩn, có đặc điểm chung, đều tấn công người lớn tuổi, nên tỷ lệ tử vong cao. Đối tượng tấn công chủ yếu của virus cúm và phế cầu khuẩn còn bao gồm cả trẻ em.”

Ông Trần Duy Quân cũng có quan điểm tương tự, nhưng ông cũng cho biết không rõ virus sẽ tấn công trở lại như thế nào, do đó người dân cần cẩn thận.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:30, 15/09/2020

Nghiên cứu: Nếu virus Vũ Hán là từ phòng thí nghiệm, e là vắc xin cũng vô dụng

Kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, tính đến ngày 12/9, đã có tổng cộng 28,493 triệu ca nhiễm và ít nhất 915.000 ca tử vong ở 188 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc của virus vẫn chưa được xác định. Theo thông tin từ một tạp chí tại Mỹ, một nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thông qua nghiên cứu đã nhận định, so sánh với các giả thuyết nguồn gốc khác, virus viêm phổi Vũ Hán nhiều khả năng là được tạo ra trong phòng thí nghiệm và vô tình bị rò rỉ ra ngoài. Nếu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa được virus.

virus coron shutterstock 1642467388
Một nhà khoa học tại MIT chia sẻ Nếu virus Vũ Hán được tạo ra phòng thí nghiệm, e là vắc xin cũng vô dụng. (Ảnh minh họa: Corona Borealis Studio / Shutterstock).

Tạp chí Boston Mỹ đưa tin, Alina Chan – một nhà khoa học tại MIT, đã bắt đầu nghiên cứu về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán từ hồi tháng Ba năm nay, Alina phát hiện virus viêm phổi Vũ Hán có tính ổn định dị thường. Mặc dù virus đã tự nhân lên hàng nghìn tỷ lần, trình tự gen của nó hầu như không thay đổi so với lần lây nhiễm ban đầu ở người. Giống như nhiều bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, viêm phổi Vũ Hán được coi là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Quá trình của nó là: bắt nguồn từ động vật, tìm vật chủ và sau đó thông qua các phương thức để lây nhiễm sang người.

Mặc dù chính quyền ĐCSTQ khẳng định chợ thủy sản Hoa Nam Vũ Hán là nơi bắt đầu bùng phát dịch, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng virus có thể lây nhiễm trực tiếp sang người mà không qua vật chủ trung gian.

Chủng virus SARS châu Á năm 2003 phần lớn có chuỗi gen tương tự như virus viêm phổi Vũ Hán hiện nay, cả hai cùng một họ. Virus SARS cũng có một vấn đề khó hiểu tương tự: thiếu giai đoạn tiến hóa lây truyền từ động vật sang người, mà có thể lây nhiễm trực tiếp sang người.

Sau khi tham khảo các tài liệu khoa học về virus SARS năm 2003, Alina nhận thấy, virus SARS phát triển nhanh chóng giai đoạn 3 tháng đầu, liên tục phát triển và biến đổi khả năng lây nhiễm trên người, và chỉ ổn định lại vào giai đoạn sau của dịch. Sau khi đối chiếu cách tiến hóa của hai loại virus, Alina nhận định, loại virus viêm phổi Vũ Hán ngày nay giống với virus SARS giai đoạn cuối, thích nghi với cơ thể người rất nhanh ngay từ đầu.

Alina tin rằng nếu từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 virus Vũ Hán đã rất thích nghi với cơ thể người, thì có thể có ba cách giải thích:

Thứ nhất, virus đã hoàn thành quá trình đột biến và tiến hóa trong vật chủ ban đầu, và trở thành một loại virus hoàn hảo lây nhiễm trực tiếp trên người. Theo các lý thuyết khoa học hiện có, khả năng biến thể như vậy về cơ bản không tồn tại.

Thứ hai, virus có thể đã bắt đầu lây nhiễm sang người sớm hơn so với thời điểm thông báo chính thức của ĐCSTQ, nó đã lây lan mà không bị phát hiện trong vài tháng. Tuy nhiên, khả năng này là rất mong manh, bởi  khi đối mặt với đại dịch, ĐCSTQ không thể không phát hiện ra nó. Hơn nữa, nếu vậy thì các nhà nghiên cứu y tế cũng có thể tìm thấy sự tiến hóa ban đầu của virus thông qua các mẫu được lưu trữ.

Thứ ba, virus đã hoàn thành quá trình “tiến hóa” trong phòng thí nghiệm, và cũng đã trải qua giai đoạn thí nghiệm trên tế bào người. Về khả năng này, Alina rất thận trọng chia sẻ, không thể loại trừ khả năng virus viêm phổi Vũ Hán đến từ phòng thí nghiệm. Nếu đúng như vậy, rất có thể đã có tai nạn xảy trong quá trình nghiên cứu và để virus lọt ra ngoài. Nếu virus được kết hợp ngẫu nhiên với các chủng virus có trình tự gen khác nhau trong phòng thí nghiệm, sự khác biệt của chủng virus này có thể khiến vắc xin trở nên vô dụng.

Giới chính quyền ĐCSTQ từng tung tin vật chủ trung gian dẫn đến lây nhiễm trên người có thể bắt nguồn từ loài tê tê (chuỗi gen tiến hóa của virus phân lập từ tê tê giống 99% với virus  Vũ Hán). Nghiên cứu của Alina đã bác bỏ tuyên bố trên; bởi chuỗi gen di truyền của virus Vũ Hán từ các mẫu lây nhiễm đều khác nhau trong khi ở loài tê tê thì đều cùng một loại. Vào tháng Sáu vừa qua, một nghiên cứu y tế khác cũng đưa ra tuyên bố rằng không có con tê tê hoang dã nào bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán.

Thiên Thanh

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:29, 15/09/2020

Ông Nguyễn Nhật Cảm không tư lợi vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19?

Cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cùng 9 bị can vừa bị đề nghị truy tố vì nâng khống hàng tỷ đồng tiền máy xét nghiệm virus Vũ Hán (từ 2 tỷ nâng lên tới hơn 7 tỷ đồng). Nhưng, công an lại kết luận, không đủ bằng chứng để chứng minh ông Cảm tư lợi trong việc thỏa thuận trích % trị giá gói thầu.

7 bi can bi khoi to cdc ha noi
Ông Nguyễn Nhật Cảm (ngoài cùng, bên trái) cùng các bị can. (Ảnh: bộ công an)

Truyền thông nhà nước vừa dẫn thông tin từ Bộ Công an Việt Nam, đề nghị truy tố 10 bị can vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, trong vụ “ăn” hàng tỷ đồng tiền mua máy xét nghiệm virus Vũ Hán.

Có 6 bị can là cán bộ, lãnh đạo thuộc CDC Hà Nội bị truy tố, gồm: ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc; Nguyễn Vũ Hà Thanh, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán; Hoàng Kim Thư, nguyên Kế toán trưởng; Lê Xuân Tuấn, nguyên cán bộ thuộc Phòng Tài chính kế toán; Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ.

4 bị can còn lại gồm: ông Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Theo Bộ Công an Việt Nam, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua một số hệ thống Realtime PCR tự động để xét nghiệm virus Vũ Hán.

Máy nhập về Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp đã cùng nhau “thổi giá” lên tới hơn 7 tỷ đồng. CDC Hà Nội đã chỉ định thầu để mua máy.

Vụ việc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước. Theo định giá thiệt hại được xác định, các bị can phải chịu trách nhiệm là hơn 5,4 tỷ đồng.

Báo chí quốc nội cho biết, cơ quan điều tra đã thu hồi được toàn bộ số tiền do các bị can và gia đình tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả.

Đáng chú ý, công an kết luận không đủ chứng cứ chứng minh rằng ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc CDC Hà Nội, tư lợi trong việc thỏa thuận trích % trị giá gói thầu.

Liên quan đến vụ việc này, trước đó, bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân từng nói “cán bộ ăn quá dày”.

Phạm Toàn

Cập nhật lúc 06:08, 13/09/2020

COVID-19: Vắc-xin Oxford phải khẩn cấp tạm dừng thử nghiệm lâm sàng

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã hoành hành trên toàn cầu kéo dài gần một năm, cộng đồng quốc tế đang tích cực phát triển vắc-xin. Tuy nhiên, trước thực trạng biến hóa khó lường của virus nên vấn đề phát triển được một loại vắc-xin hiệu quả không phải nhiệm vụ dễ dàng. Gần đây, vắc-xin Oxford đã phải khẩn cấp tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng do xảy ra “bệnh chứng chưa rõ” đối với người tiêm.

vac
Gần đây, vắc-xin Oxford đã phải khẩn cấp tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng do xuất hiện “bệnh chứng chưa rõ” (Ảnh minh họa: PhotobyTawat / Shutterstock).

Theo nhiều nguồn tin, vào ngày 10/9, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh đã hợp tác với Đại học Oxford để sản xuất vắc-xin, cuối cùng đã đưa ra thông báo rằng một phụ nữ được tiêm vắc-xin Oxford đã bị thần kinh nghiêm trọng, triệu chứng tương tự với viêm tủy ngang (transversemyelitis).

Một nguồn tin nói với New York Times, người tiêm vắc-xin cảm thấy cơ thể khó chịu nên đã được khẩn cấp đưa đến bệnh viện vì nghi ngờ bị triệu chứng bất thường liên quan đến tủy sống.

Cái gọi là “viêm tủy ngang” dùng để chỉ một căn bệnh hiếm gặp mà vùng viêm xảy ra ở cả hai bên của một phần tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau đớn dữ dội, tê liệt các chi, không làm chủ được tiểu tiện, rối loạn chức năng tình dục, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến liệt hoàn toàn các chi.

Điều đáng chú ý là trước đây “viêm tủy ngang” đã được chỉ ra là một biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm phổi Vũ Hán.

Ngoài ra cũng đã có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một số loại vắc-xin phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đôi khi có thể kích thích gây viêm tủy cắt ngang, trong đó có vắc-xin viêm gan B và vắc-xin sởi.

Về tỉ lệ người bị viêm tủy cắt ngang, có thông tin rằng vào khoảng 4,6/1000000 người, và hầu hết bệnh nhân ít nhất có thể hồi phục một phần, nhưng quá trình hồi phục có thể mất một năm hoặc hơn. Một số bệnh nhân sẽ bị tàn phế nặng, phải sử dụng xe lăn suốt đời, không thể tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt.

Về vấn đề những bệnh nhân tiêm vắc-xin Oxford gặp các triệu chứng cụ thể ra sao và mức độ triệu chứng thế nào thì đến nay không thấy hãng AstraZeneca tiết lộ.

Người phát ngôn của công ty này cho biết: “Tình nguyện viên bị triệu chứng giống như viêm tủy cắt ngang. Nhưng chúng tôi không biết có phải (viêm tủy cắt ngang) hay không. Hiện chúng tôi đang làm thêm các xét nghiệm”.

Hôm 8/9, hãng AstraZeneca thông báo quy trình đánh giá tiêu chuẩn của công ty đã dẫn đến việc tạm dừng nghiên cứu vắc-xin để cho phép xem xét dữ liệu an toàn. AstraZeneca không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào khác ngoại trừ việc tiết lộ rằng một tình nguyện viên được tiêm vắc-xin “đã mắc bệnh không rõ nguyên nhân” (unexplained illness).

Được biết đây không phải lần đầu tiên vắc-xin Oxford ngừng thử nghiệm do các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng.

Một tình nguyện viên khác đã nhận tiêm vắc-xin Oxford nói với giới truyền thông Anh rằng, tháng 5 năm nay ông đã chấp nhận tiêm liều vắc-xin Oxford đầu tiên, sau đó phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày: “Tôi thức dậy lúc 2 giờ sáng, cảm thấy lạnh khắp người, nhưng khi tôi đo nhiệt độ của tôi là 39°C.”; “Tôi cảm thấy thể lực của mình yếu đến khó tin, không thể tự đứng dậy và thậm chí cử động cơ thể cũng khó khăn”; “Cơn sốt 39°C diễn ra liên tục trong cả 1 ngày, tôi chỉ cảm thấy rất yếu và không thể làm bất cứ điều gì trong cả ngày hôm đó.”

Tình nguyện viên giấu tên cho biết vì cảm thấy cơ thể không bình thường và chóng mặt nên vào ngày thứ hai sau khi vắc-xin thì hầu như ông chỉ có thể ngủ thiếp đi. Trong hai ngày đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin, tình nguyện viên thường bị đau đầu từng cơn khiến không thể tập trung, trong khi cơ thể luôn cảm giác ớn lạnh. May mắn đến ngày thứ ba thì các triệu chứng nghiêm trọng nhất đã biến mất, nhưng tác dụng phụ vẫn còn. “Trong vài ngày tiếp theo, tôi vẫn cảm thấy yếu, cơ thể không thoải mái.”, tình nguyện viên cho biết.

Vốn dĩ tuần này tình nguyện viên này sẽ được tiêm liều vắc-xin Oxford thứ hai, nhưng vào đêm hôm trước dự định tiêm thì tình nguyện viên nhận được email hủy bỏ kế hoạch. Email cho biết rằng một tình nguyện viên bị bệnh không rõ nguyên nhân nên cần hoãn lại việc tiêm vắc-xin thứ hai cho tình nguyện viên.

Email này khiến người đàn ông cảm thấy lo lắng. “Tôi nhận được email này một ngày trước khi tôi định tiêm mũi thứ hai, khi biết vắc-xin có tác dụng phụ đối với người tiêm khiến tôi cảm thấy lo lắng.”

Y Bình

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:45, 14/09/2020

Viện nghiên cứu Mỹ: Thế giới sẽ đối mặt với “Tháng 12 chết chóc”

Một báo cáo của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Y Washington dự đoán, khi Bắc bán cầu bước vào mùa đông, trong “Tháng 12 chết chóc”, virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) có thể sẽ cướp đi 30.000 sinh mạng trên toàn thế giới mỗi ngày.

COVID-19
Khai báo y tế tại Sân bay quốc tế Sheremetyevo Nga ngày 4/3/2020 (Ảnh: Roman Sigaev/Shutterstock)

Theo dự báo của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Y Washington, Hoa Kỳ chỉ ra, tính đến ngày 1/1/2021, tổng số ca tử vong do viêm phổi ở Vũ Hán dự kiến ​​sẽ lên đến 2,8 triệu người, trong đó, từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 1,9 triệu ca. Số ca tử vong trong tháng 12 sẽ lên tới gần 30.000 người mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong ở Canada hiện nay là cứ mỗi 100.000 người sẽ có 24,91 người tử vong, con số này sẽ tăng lên 66,91 người.

Giám đốc Viện IHME, ông Christopher Murray cho biết, đây là dự đoán đầu tiên trên thế giới về dịch viêm phổi Vũ Hán ở nhiều quốc gia. Tháng 12 sẽ là tháng của cái chết, đặc biệt là ở Trung Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Một phần nguyên nhân tại sao báo cáo dự đoán số người chết sẽ tăng mạnh là do tính lây nhiễm theo mùa ở Bắc bán cầu. Nếu tình hình kéo dài, các quốc gia ở Bắc bán cầu sẽ chứng kiến ​​nhiều ca nhiễm hơn vào cuối mùa thu và mùa đông năm nay.

Ông Murray cho hay, virus viêm phổi Vũ Hán tương tự như bệnh viêm phổi sẽ phổ biến hơn khi thời tiết lạnh, do vậy khi trời chuyển lạnh, người dân Bắc bán cầu nên cẩn thận hơn.

Dự đoán của Cậu bé Ấn Độ: sẽ có nhiều thảm họa hơn vào tháng 12 

Tháng 8/2019, cậu bé chiêm tinh Ấn Độ 14 tuổi Abhigya Anand đã đăng tải một đoạn phim ngắn có tựa đề “Nguy hiểm nghiêm trọng đối với thế giới từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020” (Severe Danger To The World From Nov 2019 To April 2020). Trong đoạn phim, cậu cho biết, khoảng thời gian này sẽ có dịch bệnh nguy hiểm quy mô toàn cầu, và thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

than dong the gioi image
Abhigya Anand nhận Giải Thần đồng thế giới tháng 1/2020 tại New Dehli (nguồn: praajnajyotisha.com/.com)

Cậu bé cũng nói rằng các nước giàu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế – điều này mở ra một dấu hiệu đáng lo ngại về suy thoái kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

Dự đoán của Anand gần như trùng khớp với mốc thời gian của dịch viêm phổi Vũ Hán khiến nhiều cư dân mạng bàng hoàng.

Tháng Tư năm nay, Anand tiếp tục đăng tải một đoạn phim ngắn mang tên “Tương lai của Thế giới 2020-21” (Future of The World 2020-21), một lần nữa dự đoán tương lai dựa trên chiêm tinh học.

Cậu bé dự đoán, một thảm họa khác sẽ xảy ra vào ngày 20/12/2020, còn tồi tệ hơn cả dịch viêm phổi Vũ Hán, và tác động của thảm họa này sẽ còn kéo dài đến tháng 3/2021.

Cậu bé cũng dự đoán, có thể có nhiều virus hơn, và với suy thoái kinh tế, có khả năng xuất hiện siêu vi khuẩn.

Cậu bé còn đề cập đến việc mọi người không biết ai đã gây ra virus, nhưng cậu tin rằng đây là Trời cao đang giảm bớt nghiệp tội của loài người.

Mỹ Huyên

Xem thêm:

Cập nhật lúc 10:02, 15/09/2020

Chuyên gia: Phong tỏa toàn diện để ngăn dịch có thể là sai lầm lớn

Từ khi virus Trung Cộng (virus corona mới) bùng phát, biện pháp “phong tỏa” được các nước phổ biến áp dụng để phòng chống dịch. Tuy nhiên, hôm 6/9, ông Michael Barone – nhà phân tích chính trị Mỹ, nhà lịch sử học, đã có bài viết “Xem ra phòng tỏa thành phố để chống dịch có thể là sai lầm lớn”. 

new york shutterstock 1760222201
Thành phố New York – Mỹ, ngày 11/6/2020. (Ảnh: Felix Lipov / Shutterstock).

Chuyên gia: Phong tỏa toàn diện thành phố để chống dịch có thể là sai lầm lớn

Theo New York Post đưa tin, ông Michael Barone là nhà phân tích chính trị, nhà lịch sử học, chuyên gia và phóng viên. Hôm 6/9, ông có bài viết với tiêu đề “Xem ra phòng tỏa thành phố để chống dịch có khả là sai lầm lớn” trên New York Post, bài viết chỉ ra, “phong tỏa” toàn diện thực sự là một “hành động sáng tạo”, là biện pháp phòng chống dịch chưa từng có. 

Ông chỉ ra, năm 1957 – 1958 xảy ra dịch cúm châu Á, khiến cho khoảng 70.000 – 116.000 người Mỹ tử vong, chiếm 0,04 – 0,07% dân số Mỹ; còn dịch cúm Hồng Kông năm 1968 – 1970, khiến 100.000 người tử vong, chiếm 0,05% dân số Mỹ. 

Tuy nhiên, “chúng ta chưa bao giờ thông qua phong tỏa đất nước để ứng phó dịch bệnh”. 

Tác giả chỉ ra, đến đầu tháng Chín, Mỹ có khoảng 186.000 người tử vong vì virus Trung Cộng, chiếm khoảng 0,055% dân số hiện nay, con số này tiếp tục tăng cao. Mức độ ảnh hưởng của nó so với hai loại cúm nói trên là tương tự, đối với nhóm người dưới 65 tuổi mà nói, virus Trung Cộng có tính chí mạng thấp hơn. Tuy nhiên dịch cúm trước đó không dẫn đến phong tỏa trên diện rộng; không dừng giảng dạy quy mô lớn; tòa nhà làm việc, nhà máy, nhà hàng, bảo tàng, v.v, đều nhất loạt đóng cửa. 

Vậy vì sao hiện nay thái độ đối với virus Trung Cộng lại khác so với trước đó đến vậy?

Phân tích trong bài viết chỉ ra, một trong những nguyên nhân có lẽ là vì con người ngày càng mê tín vào khoa học, và tin tưởng vào năng lực can dự của chính phủ – nếu có thể thông qua chế định chính sách công cộng để ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, vậy cũng có thể đưa ra biện pháp hành chính để tiêu diệt virus. 

Vì thế, mục đích làm phẳng đường cong của chính phủ biến thành thủ đoạn “loại bỏ virus” một cách hợp logic.

Tác giả chỉ ra, thực tế đã chứng minh, biện pháp “bảo hộ mang tính bắt chước” chưa chắc đã khởi tác dụng bảo hộ. Những người lãnh đạo thực thi phong tỏa nói là đang “tuân theo khoa học”, nhưng hiệu quả của cách làm này có lẽ đã làm giảm thiểu việc virus lập tức lan truyền, nhưng lại mang đến nhiều tệ hại hơn. Ví dụ như phong tỏa cũng khiến cho việc tư vấn tầm soát ung thư, điều trị đau tim và ngăn lạm dụng thuốc bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến lượng lớn bệnh nhân tử vong và ảnh hưởng kinh tế. 

Bài viết trích dẫn một bài viết của tác giả Greg Ip được đăng trên Wall Street Journal hồi tuần trước và chỉ ra, phong tỏa phòng dịch “quá gượng gạo, và chi phí đắt đỏ”. Quan điểm này ủng hộ cách nói của Tổng thống Trump hồi trung tuần tháng Tư: “Phong tỏa lâu dài và khiến kinh tế đìu hiu sẽ gây tổn hại to lớn và trên diện rộng cho sức khỏe cộng đồng.”

Bài báo chỉ ra rằng so sánh Hàn Quốc và Đài Loan, New Zealand và các quốc đảo khác đã không áp dụng các biện pháp phong tỏa cực đoan, nhưng họ đã trở thành một mô hình phòng chống dịch thành công.

Cuối bài viết, tác giả chỉ ra, đối mặt với đại dịch, chính phủ có thể khởi tác dụng phân luồng, nhưng lại vĩnh viễn không thể hoàn toàn kiểm soát được tự nhiên, không cách nào xóa bỏ hoàn toàn rủi ro. Khi họ cố gắng giảm thiểu một loại rủi ro nào đó, có khả năng sẽ gia tăng rủi ro khác. Trong tình huống không xác định này, người ta sẽ phạm sai lầm, chẳng hạn như việc phong tỏa. 

Điều tra phát hiện: 60% người bệnh ở New York là lây nhiễm ở nhà

Theo truyền thông Mỹ đưa tin, ngày 6/5, Thống đốc bang New York, đã công bố một báo cáo nghiên cứu bao gồm dữ liệu của gần 1.300 trường hợp được xác nhận tại 113 bệnh viện để phân tích sự lây lan của virus Trung Cộng tại bang New York.

Điều khiến người ta kinh ngạc là, đại bộ phận trường hợp người bệnh nhập viện đều là những người cư trú ở nhà. Thống đốc bang New York Cuomo chỉ ra, có 66% người bệnh nằm viện là người nghỉ hưu hoặc người thất nghiệp, chứ không phải là người đi làm.

Số liệu thống kê chỉ ra, có 18% trường hợp mắc mới đến từ các viện dưỡng lão, 4% từ các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt, 2% từ các cơ sở chăm sóc tập thể, 2% từ các nơi tạm trú cho người vô gia cư, ít hơn 1% từ các nhà tù và 8% từ những nơi khác. Điều này có nghĩa là phần lớn những người bị đều là ở nhà.

Ông Cuomo nói: “Tình hình khiến người ta cảm thấy vô cùng bất ngờ, phần lớn người [bị nhiễm] cũng là ở nhà. Chúng tôi vẫn luôn cho rằng là phương tiện giao thông công cộng phát tán virus, vì thế đã có biện pháp dự phòng đặc biệt đối với giao thông công cọng, nhưng tình hình thực tế lại không như vậy, những người này thực ra đều ở nhà.” 

Những số liệu này có phải cũng đang nói với chúng ta rằng, phong tỏa toàn diện thành phố thực ra không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất nhỏ đối với kiểm soát dịch bệnh, và cái giá phải trả khi phong tỏa có lẽ lớn hơn so với dịch bệnh?

Hải Nhi

Xem thêm:

Cập nhật lúc 07:33, 12/09/2020

Hàng triệu găng tay y tế ‘bẩn’ tại TP.HCM bị thu giữ

Kiểm tra tại kho hàng số 998 đường Nguyễn Văn Tạo (TP.HCM), cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ hàng triệu găng tay cao su y tế kém chất lượng, đã qua sử dụng.

gang tay y tế kém chất lượng, TP.HCM
Hàng triệu gang tay kém chất lượng tại TP.HCM bị thu giữ. (Ảnh từ cơ quan công an)

Một số tờ báo trong nước như VTV, Người lao động,… hôm 9/9 lan truyền tin, giới hữu trách TP.HCM đã phát hiện, thu giữ hơn 3.000 thùng carton chứa khoảng 4 triệu gang tay cao su y tế kém chất lượng đã qua sử dụng, tại kho hàng số 998 đường Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Còn tờ Thanh niên thì cho biết số lượng bị thu giữ lên tới 5.000 thùng carton với khoảng 5 triệu chiếc.

Lô hàng này đều không hoá đơn, chứng từ mua bán, nguồn gốc xuất xứ, giả thương hiệu găng tay y tế của Công ty Cổ phần VRG Khải Hoàn.

Người thuê kho hàng được xác định là Nguyễn Ngọc Trung (SN 1989, quê Hải Phòng) và một người tên Huy ở Long An.

Được biết, kho hàng này được thuê lại cách đây khoảng 1 tuần thì bị phát hiện.

Trước đó hôm 14/6, Cục quản lý thị trường Bình Dương kiểm tra tại công ty TNHH Aim Laxmi, phát hiện có 1.410 kg găng tay y tế đã qua sử dụng đã được phân loại chuẩn bị tái chế và 1.174 kg găng tay y tế đã qua sử dụng đang chờ phân loại.

Kiểm tra tiếp tại kho hàng của công ty này, giới hữu trách phát hiện thêm 2,1 triệu găng tay y tế đã tái chế, nằm trong 2.105 kiện đã bao gói và ghi nhãn bằng “tiếng nước ngoài”, chuẩn bị xuất bán. Tất cả lô hàng đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đến hôm 24/8, cũng tại Bình Dương, Cục Quản lý thị trường phát hiện hàng chục công nhân tại một dãy nhà ở xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng đang phân loại tái chế hàng triệu đôi găng tay và đồ bảo hộ y tế đã qua sử dụng.

Chủ số hàng trên không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, và cho biết đã thuê địa điểm trên từ tháng 6 để làm kho cất giữ, phân loại loại găng tay, đồ bảo hộ y tế đã qua sử dụng để xuất bán cho đối tác.

Toàn bộ số hàng trên đã bị niêm phong, thu giữ để điều tra.

Minh Long

Cập nhật lúc 06:15, 10/09/2020

Úc đặt 84 triệu liều vắc-xin COVID-19 để tiêm chủng miễn phí

Hơn 84 triệu liều vắc-xin tiềm năng cho COVID-19 sẽ được triển khai dần dần tới người dân Úc vào năm 2021, nếu các loại thuốc đang phát triển này vượt qua được những cuộc kiểm nghiệm gắt gao.

Úc đặt 84 triệu liều vắc-xin COVID-19 để tiêm chủng miễn phí
(Ảnh minh họa: angellodeco/Shutterstock)

Chính phủ Liên bang của Úc đã thông báo ý định mua vắc-xin quốc tế về sản xuất tại địa phương.  Một trong những ứng cử viên họ nhắm tới là vắc-xin của Đại học Oxford liên kết với hãng dược AstraZeneca. Hiện tại hợp đồng mua bán vắc-xin đã được ký kết.

Một ứng cử viên khác là nghiên cứu từ Đại học Queensland và công ty công nghệ sinh học CSL, vốn đều ở Úc và sản xuất trong nước. Hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD về cung ứng và sản xuất.

Theo các thỏa thuận trên, Úc sẽ được tiếp xúc sớm với vắc-xin Oxford/AstraZeneca và có thể là ngay tháng 1/2021 sẽ có người Úc được tiêm. Dự báo 3,8 triệu liều vắc-xin sẽ được giao trong 2 tháng đầu của 2021.

Người Úc sẽ chỉ cần tiêm một loại vắc-xin được chứng minh thành công, nhưng tiêm 2 liều cách nhau khoảng vài tuần.

Có lẽ những người dễ bị tổn thương và các y bác sĩ ở tuyến đầu sẽ được ưu tiên trước.

Tổng cộng, thỏa thuật bao gồm 33,8 triệu liều vắc-xin Oxford dự tính đến vào đầu năm 2021; và 51 triệu liều của đại học Queensland dự tính vào giữa năm 2021.

Hơn 95% lượng vắc-xin nói trên được kỳ vọng sản xuất ở Úc, với thời gian sản xuất cho mỗi lô là khoảng 1 tháng.

Theo Thủ tướng Scott Morrison, sau khi ký hợp đồng vắc-xin, Úc sẽ trở thành một trong những nước sớm nhất trên thế giới nhận được vắc-xin an toàn và hiệu quả, nếu các ứng cử viên nói trên vượt qua được kiểm nghiệm.

Hiện tại, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 quy mô lớn đang được thiực hiện trên các vắc-xin, ví dụ như vắc-xin Oxford đang làm trên 30.000 người và kết quả sơ bộ sẽ có vào tháng 12 sắp tới.

Theo WHO, có khoảng 165 loại vắc-xin COVID-19 đang được phát triển khắp thế giới, trong đó 32 đang tiến hành thử nghiệm trên người và 8 đang trong thử nghiệm giai đoạn 3.

>> Mỹ không tham gia liên minh vắc-xin COVID-19 do WHO dẫn dắt

Theo ABC,
Sơn Vũ

Cập nhật lúc 06:15, 10/09/2020

Đột nhiên ca ngợi công trạng chống dịch, ĐCSTQ có mục đích gì?

Hôm 8/9, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức Đại hội Tuyên dương Chống dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình chủ trì lễ trao giải và có bài phát biểu. Về vấn đề này, trang Epoch Times đã có bài chỉ ra ba mục đích chính của ĐCSTQ trong việc tổ chức hoạt động này.

p2771931a807513931
Trong bài phát biểu tại Đại hội, ông Tập Cận Bình đã khoe rằng ĐCSTQ đã tạo ra một kỳ tích anh hùng khác trong lịch sử đấu tranh chống lại bệnh tật của nhân loại (Nguồn: Chụp màn hình video).

Ca ngợi công trạng giữa lúc hiểm họa dịch bệnh vẫn chưa hết

Sáng 8/9, tại Đại lễ đường Bắc Kinh – Trung Quốc, ĐCSTQ đã tổ chức “Đại hội toàn quốc Tuyên dương phòng chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán”, người chủ trì là ông Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Tập Cận Bình trao huân chương. Khi ông Tập Cận Bình đọc bài phát biểu đã khoe rằng: tám tháng qua trong công cuộc chống lại dịch bệnh, ĐCSTQ lại lập nên một chiến công anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống dịch bệnh của nhân loại.

Tại đại hội, nhà dịch tễ học Trung Nam Sơn – Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã giành được “Huân chương nước Cộng hòa”; những người khác được danh hiệu “Anh hùng Nhân dân” gồm có:  Trương Bác Lễ (Zhang Boli) – Hiệu trưởng Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân, Trương Định Vũ (Zhang Dingyu) – Viện trưởng Bệnh viện Kim Ngân Đàm tại Vũ Hán, và người đứng đầu nghiên cứu vắc-xin là Trần Vi (Chen Wei) – Viện trưởng Viện Kỹ thuật sinh học của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc.

Tiếp đó, ông Tập Cận Bình đã trao phần thưởng cho “Cá nhân tiên tiến”, “Đại diện tập thể tiên tiến”, “Đảng viên ưu tú toàn quốc”, và “Tổ chức đảng tiên tiến toàn quốc” trong cuộc chiến toàn quốc chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Ngoài các chuyên gia y tế, ngay cả người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh cũng có tên trong danh sách.

Như thông lệ, hoạt động của ĐCSTQ lại làm dấy lên những chỉ trích từ cộng đồng mạng xã hội người Hoa trong và ngoài nước:

– Cư dân mạng “Qingshanlan”: “Trong thế giới nô lệ, sự ngoan ngoãn sau khi bị chủ nhân đánh đòn roi đã biến thành ý thức tự giác trong sâu thẳm tâm hồn. Theo đuổi sinh tồn là chiến lược tốt nhất để anh ta sống. Họ chỉ có sợ sệt, chỉ nghe theo lời chủ nhân nói và tuân theo lời chủ nhân làm, trong lòng bọn họ chỉ có chủ nhân mà không có bản ngã.”

– Cư dân mạng “Netizen”: “Hãy để họ nghĩ về bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), đó mới là người hùng thực sự.”

“Hoa Xuân Oánh có công giúp ĐCSTQ chối bỏ trách nhiệm gây tai họa, chỉ là hành động bằng miệng!”

Nhưng ngay cả quan chức của WHO cũng có tiếng nói cảnh báo rằng, đến nay Trung Quốc vẫn còn các trường hợp người nhiễm virus từ nước ngoài đi vào nên cần thận trọng để ứng phó với dịch bệnh, dịch bệnh toàn cầu vẫn chưa kết thúc, hiện nay không có chỗ cho sự tự mãn, cho dù chỉ xảy ra trường hợp nhiễm đơn lẻ cũng có thể bùng phát nhiễm cộng đồng.

Nhưng thực sự không có trường hợp nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán nào ở Trung Quốc nữa sao? Cộng đồng quốc tế vẫn nghi ngờ dữ liệu do ĐCSTQ công bố.

Ngoài ra, ngày 8/9, Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo dài ca ngợi “lựa chọn tuyệt vời” của ông Tập Cận Bình trong việc ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán. Trong khi nhấn mạnh thành tích phong tỏa Vũ Hán cũng đã làm phai mờ vấn đề nguồn gốc dịch bệnh từ Vũ Hán lây lan ra thế giới. Bài viết đã mô tả quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán của ông Tập Cận Bình là một động thái “quyết đoán”, và một lần nữa đề cập chuyện ông Tập “đích thân chỉ đạo và trực tiếp bố trí chống dịch bệnh”, “đã kiểm soát tình hình chung và đưa ra các quyết định mang tính quyết định.”

Bài viết đề cập rằng khi ông Tập chủ trì đại hội Thường vụ Bộ Chính trị vào ngày 7/1, đã đưa ra một loạt chỉ thị quan trọng và các yêu cầu đối với công tác phòng chống dịch bệnh.

Bài viết cho biết vào ngày 18/1, ĐCSTQ đã cử một nhóm chuyên gia cấp cao đến Vũ Hán để kiểm tra. Sau khi nhóm chuyên gia này đưa ra kết luận vào ngày 19/1, “xác nhận lây truyền từ người sang người”, lập tức ngày 20/1, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo phòng chống và kiểm soát bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, làm rõ nguyên nhân nhiễm và lây lan của virus. Sau khi nguyên nhân đã được làm rõ thì vào ngày 22/1, ông Tập đã quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán.

Nhưng từ diễn biến của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, bài viết này còn rất nhiều điều khó lý giải. Từ cuối tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020, Vũ Hán đã xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng tương đương với mức độ nghiêm trọng của nạn dịch Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) năm 2003. Nhưng qua các thông tin công khai từ địa phương đến trung ương đều không thấy các biện pháp phòng chống dịch kịp thời và hiệu quả.

Trước ngày 13/1, giới chức Vũ Hán vẫn khẳng định “không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền bệnh từ người sang người”. Mãi đến ngày hôm sau khi xảy ra trường hợp hai vợ chồng cùng bị lây nhiễm virus thì tuyên bố mới chỉnh lại thành “không thể loại trừ khả năng lây nhiễm từ người sang người ở mức hạn chế”. Vào thời điểm ngày 19/1, khi nhóm chuyên gia đưa ra kết luận “lây truyền từ người sang người” thì đã cách thời điểm vụ việc được phát hiện là 20 ngày, và virus bắt đầu lây lan nhanh chóng.

Bài viết này không đề cập gì về việc quan chức của ĐCSTQ đã bỏ lỡ 20 ngày quan trọng nhất để có thể ngăn chặn dịch bệnh. Trong thời gian này, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) ở Vũ Hán, người đã cảnh báo dịch bệnh trên WeChat, đã bị cảnh sát giáo huấn (vào ngày 3/1), và 7 ngày sau đó ông đã nhiễm bệnh ở Vũ Hán, cuối cùng đã thiệt mạng.

Thật trùng hợp là theo tuyên bố mà người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đưa ra thì Trung Quốc đã thông báo cho Mỹ về dịch viêm phổi ở Vũ Hán ngay từ ngày 3/1, trùng với ngày bác sĩ Lý Văn Lượng bị cảnh sát nhắc nhở.

Screen Shot 2020 09 09 at 1.07.18 am
Bác sĩ “thổi còi” dịch bệnh Lý Văn Lượng (đã qua đời) không có tên trong danh sách khen thưởng phòng chống dịch của ĐCSTQ.

Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) có nhận xét rằng hoạt động tuyên dương trong công tác phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ này có mục đích “biến chỉ trích thành công trạng”, nhào nặn “công cuộc phòng chống dịch hiệu quả” của ĐCSTQ do Tập Cận Bình lãnh đạo.

Kể từ cuối năm ngoái khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Vũ Hán, đã nhanh chóng lây lan khắp Trung Quốc và cả thế giới. Cộng đồng quốc tế đã không ngừng chất vấn về phản ứng chậm chạp cũng như cố tình che đậy dịch bệnh của nhà cầm quyền ĐCSTQ khi dịch bệnh khởi phát, đã bỏ lỡ thời gian quan trọng nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh bùng phát. Trong khi tại Trung Quốc, thực tế dịch bệnh vẫn còn đó và thỉnh thoảng lại có sự kiện bùng phát tập thể trở lại. Ví dụ vào tháng Sáu, virus lại bùng phát ở Bắc Kinh, và sau đó lan ra nhiều vùng tại Đại Lục; vào giữa tháng Bảy, đã bùng phát ở Urumqi Tân Cương, sau đó lan ra tất cả các vùng của Tân Cương; vào cuối tháng Bảy, bùng phát ở Đại Liên – Liêu Ninh, sau đó nhanh chóng lan đến những nơi khác như Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Phúc Kiến và Bắc Kinh…

 

Ba mục đích chính trong việc ĐCSTQ tổ chức đại hội khen thưởng

Câu hỏi là tại sao ĐCSTQ lại nóng lòng tổ chức “Lễ ăn mừng” khi dịch bệnh vẫn đang liên tục bùng phát trên khắp Đại Lục? Phóng viên của Epoch Times đã tổng hợp thông tin chỉ ra các mục đích sau đây.

Thứ nhất là ĐCSTQ muốn thông qua hoạt động này để giảm áp lực chỉ trích từ trong Đảng:

Nhà bình luận thời sự Sangpu nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng mục đích ông Tập Cận Bình muốn tổ chức đại hội tuyên dương chống dịch để tăng cường uy quyền phát ngôn và giành công trạng, nhằm giảm áp lực chỉ trích trong Đảng và tăng uy thế đối với những kẻ thù chính trị trong nội bộ đang hăm he hạ bệ ông.

Chỉ mới gần đây, sau khi ĐCSTQ thúc đẩy tăng cường giảng dạy bằng tiếng Hán ở Nội Mông, gây nguy hại cho văn hóa Mông Cổ, không chỉ gây làn sóng phản kháng mạnh mẽ từ người Mông Cổ mà còn bị “thế hệ Đỏ” thứ hai của ĐCSTQ chất vấn lên án.

Ngày 5/9, hàng chục người bao gồm cả nguyên lão “thế hệ Đỏ” thứ hai nổi tiếng là ông Mã Hiểu Lực (Ma Xiaoli) từng là “thanh niên trí thức cũ đồn trú tại Nội Mông” đã ký tên chung cáo buộc nhà cầm quyền ĐCSTQ “không có cái nhìn tổng thể, thiếu trình độ chính trị”.

Bức thư ngỏ lên án cách làm của nhà cầm quyền gây thù oán đối với đồng bào Mông Cổ là vô cùng tồi tệ và cần phải chấm dứt. Bức thư bày tỏ lo ngại Nội Mông sẽ trở thành Tân Cương thứ hai, khiến dư luận xót xa, đồng thời nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề “lòng dân ủng hộ”.

Vào ngày 7/9, cựu giáo sư Thái Hà (Cai Xia) của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ (thuộc “thế hệ Đỏ” thứ hai) đang ở Mỹ, đã chuyển tiếp bức thư ngỏ.

Trước đó vào ngày 6/9, bà đã chia sẻ trên Twitter thể hiện ủng hộ người Mông Cổ, chỉ trích tình trạng chính quyền chuyên chế tàn bạo ĐCSTQ gây hủy diệt văn hóa. Bà nói: “Toàn thể nhân dân Mông Cổ chống lại tình trạng chính quyền chuyên chế tàn bạo gây hủy diệt văn hóa, các cán bộ đảng viên Mông Cổ đứng cùng với nhân dân của dân tộc mình, trong số họ có những cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo.”

Mạng tin tức SET News (Đài Loan) đưa tin rằng “thế hệ Đỏ” thứ hai đang ủng hộ cuộc đấu tranh của người Mông Cổ, đặc biệt như Mã Hiểu Lực và Thái Hà… Động thái này khẳng định tuyên bố của bà Thái Hà rằng “Thế hệ Đỏ thứ hai có nhiều người chống Tập Cận Bình, ngày Tập Cận Bình mất quyền lực không còn xa”.

Thứ hai là nhằm chối bỏ trách nhiệm của ĐCSTQ trong che giấu dịch bệnh, quảng bá mô hình chính trị ĐCSTQ.

Tính thời điểm muộn nhất trong vấn đề virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát thì cũng đã vào ngày 1/12/2019, nhưng hệ thống ĐCSTQ đã che giấu sự thật dịch bệnh “lây truyền từ người sang người”, mãi đến ngày 17/1/2020, ông Tập Cận Bình mới lần đầu công khai thông tin về bùng phát dịch bệnh, khi đó đã cách thời điểm bùng phát dịch hơn nửa tháng, đã bỏ lỡi thời điểm tốt nhất để phòng chống dịch bệnh.

Nhưng trong đại hội khen thưởng này, nhà cầm quyền ĐCSTQ không những không đề cập đến trách nhiệm liên quan che giấu dịch bệnh mà còn ca ngợi.

Đài RFA dẫn ý kiến của nhà bất đồng chính kiến Hồ Giai (Hu Jia) ​​ở Bắc Kinh chỉ ra rằng những người cầm quyền ĐCSTQ đặc biệt hy vọng thoát khỏi trách nhiệm và hình ảnh tiêu cực của họ trong vấn đề để lây lan dịch bệnh, vì vậy luôn muốn làm nổi bật cái gọi là “trận chiến đẹp nhất” trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Hồ Giai cho biết các nhà chức trách ĐCSTQ không ngừng hành động để giảm thiểu trách nhiệm của họ; ở mức độ nào đó thì các hoạt động tuyên truyền giáo điều kiểu tẩy não này của chính quyền ĐCSTQ đã mang lại hiệu quả nhất định.

Học giả chính trị Trung Quốc Ngô Cường (Wu Qiang) nói với BBC Tiếng Trung rằng việc ĐCSTQ tổ chức đại hội biểu dương công trạng ngay trước cuộc tổng tuyển cử Mỹ và đại hội thượng đỉnh Trung Quốc-EU (hiện chưa quyết định chính thức), nhằm cho thấy “mô hình chống dịch của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thành công” để chống lại áp lực và lên án từ quốc tế đối với ĐCSTQ.

Ông Ngô Cường nói rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình không nhắc gì về nguồn gốc của virus và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, chỉ thấy “lấy thành tích công trạng phủ lên trách nhiệm”.

Tổng thống Mỹ Trump thường xuyên công khai cáo buộc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, đồng thời cũng tuyên bố trong cương lĩnh tranh cử tiếp theo của ông rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc che giấu dịch bệnh.

Thứ ba là nhằm gia cố địa vị của ông Tập Cận Bình.

Nhà bình luận thời sự Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu (Johnny Y.S. Lau) nói với BBC tiếng Trung rằng buổi lễ biểu dương công trạng này thực chất chỉ là hoạt động tuyên truyền “ngợi ca công đức” của ông Tập Cận Bình.

Vô số hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò lãnh đạo chính trị của Tập Cận Bình, chuẩn bị cho Đại hội 20 của ĐCSTQ, liên tục củng cố hình ảnh lãnh đạo của Tập Cận Bình”, ông Lưu Nhuệ Thiệu chia sẻ.

Tuyết Mai (t/h)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:15, 10/09/2020

Nga công bố thông tin về các đợt thử nghiệm vắc-xin COVID-19 ban đầu

Là một quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Nga cũng nỗ lực để phát triển vắc-xin của tự mình như nhiều quốc gia khác. Điều khác biệt là khi việc nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, Nga đã thông báo với thế giới rằng họ sẽ không đợi dữ liệu an toàn chi tiết, mà sẽ đưa vắc-xin này tới hàng triệu người. Không lâu sau đó, ngày 20/8, Nga cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn giai đoạn 3, với 40.000 người tham gia.

>> Giới khoa học lo ngại khi Nga phê duyệt vắc-xin virus corona đầu tiên

vắc-xin Nga COVID-19
(Ảnh: Shutterstock)

Nhiều suy đoán và đánh giá đã được đưa ra về vắc-xin của Nga, nhưng lại có rất ít thông tin công khai về loại vắc-xin này. Mãi cho tới ngày 4/9, những người tham gia phát triển vắc-xin của Nga đã đăng tải kết quả của những cuộc thử nghiệm ban đầu trên tạp chí Lancet. Theo đó, phương thuốc này tỏ ra hiệu quả như những ứng cử viên vắc-xin khác trên thế giới đã vượt qua thử nghiệm ban đầu.

Hai virus tốt hơn một?

Vắc-xin của Nga bao gồm 2 chủng virus được chỉnh sửa. Chúng chứa những thành phần cơ bản của một virus không độc, gọi là adenovirus, được chỉnh sửa để chứa gen mã hóa cho protein liên kết bề mặt của virus corona COVID-19. Protein này gọi là protein gai, chính là công cụ mà virus corona dùng để liên kết và xâm nhập vào tế bào vật chủ. Việc dùng adenovirus trong vắc-xin cho phép hệ miễn dịch học hỏi cách nhận ra protein gai trong khi cơ thể chỉ trải qua một cuộc xâm nhập adenovirus vô hại.

viêm phổi Vũ Hán
Cấu trúc của virus 2019-nCoV gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán (nguồn: wikipedia)

Vấn đề với cách làm này là: rất nhiều người đã từng tiếp xúc với adenovirus và do đó sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với chúng. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ tương tự như khi cơ thể đang phản ứng với sự xâm nhập của virus (điều này đã xảy ra trong các thử nghiệm vắc-xin dựa trên adenovirus ở Trung Quốc). Đây là phản ứng không mong muốn, nó cũng sẽ giới hạn phản ứng miễn dịch với protein gai, bởi hệ thống miễn dịch chỉ tập trung vào những phần nó quen thuộc (adenovirus) trên virus đã được chỉnh sửa.

Để kiểm tra vắc-xin, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn hai nhóm 38 người. Nhóm đầu tiên chỉ nhận được một liều tiêm adenovirs đã chỉnh sửa có mang theo protein gai. Nhóm thứ hai cũng nhận được liều tiêm ban đầu, nhưng sau đó là một liều bổ sung với một chủng adenovirus khác mang protein gai.

Lý do dùng hai chủng virus khác nhau là: ngay cả khi hệ miễn dịch đã phản ứng với chủng adenovirus ở liều đầu tiên, nó sẽ không tấn công chủng adenovirus khác trong liều bổ sung. Lý tưởng thì điều này sẽ giúp cho hệ miễn dịch tập trung vào thứ tương đồng giữa hai loại virus: các protein gai.

Tác dụng phụ và khả năng tạo kháng thể của vắc-xin Nga

Đúng như kỳ vọng, nhiều người từng được tiêm vắc-xin, dù có liều bổ sung hay không, đều xuất hiện phản ứng phụ như khi bị nhiễm virus. Những phản ứng này bao gồm: sốt, đau đầu, cảm thấy yếu ớt, đau cơ và khớp. Ngoài đó ra thì một số người bị đau ở chỗ tiêm vắc-xin. Nhưng tất cả các triệu chứng này đều được đánh giá là không nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm các kháng thể giúp vô hiệu hóa virus COVID-19 bằng cách bám vào protein gai làm nó không thể tương tác hay xâm nhập vào tế bào. Những kháng thể này thường được xem là rất trọng yếu trong việc phòng thủ chống lại virus, nhưng mức độ hiệu quả của chúng đối với virus COVID-19 vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Ở đây, việc dùng liều tiêm bổ sung tạo ra khác biệt lớn. Khi không tiêm bổ sung, ít hơn 2/3 số người tham gia  xuất hiện kháng thể. Khi có tiêm bổ sung, tất cả người tham gia đều xuất hiện kháng thể.

Một ưu điểm khác của việc dùng virus mang protein gai, đó là nó kích thích mọi tính năng thông thường của phản ứng miễn dịch: tế bào B sản sinh ra kháng thể, và tế bào T nhận ra các tế bào bị nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu Nga xác nhận rằng vắc-xin tạo ra phản ứng kích hoạt tế bào T ở những người tham gia, giúp dẫn tới khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Và họ nhận thấy rằng nhiều tế bào T đã phản ứng với protein gai, thay vì adenovirus.

Các nhà nghiên cứu Nga còn phát hiện rằng, loại vắc-xin này vẫn hoạt động sau khi nó được đông lạnh. Phản ứng miễn dịch chỉ bị giảm đi một chút khi dùng vắc-xin được sấy lạnh (freeze-dry) sau đó hòa tan với nước trở lại. Điều này sẽ có ích khi vận chuyển tới các vùng xa xôi của Nga.

Nhìn chung, vắc-xin Nga có kết quả thử nghiệm tốt mà mọi nhà nghiên cứu đều muốn thấy: không có tác dụng phụ nghiêm trọng, tạo ra được phản ứng miễn dịch, bao gồm cả kháng thể. Nhưng thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn vẫn cần thiết vì một vài lý do:

Chúng ta cần biết có những tác dụng phụ hiếm nhưng nghiêm trọng hay không, điều này chỉ có thể phát hiện khi có mẫu thử lớn.

Chúng ta cần biết các kháng thể tạo ra thực sự có khả năng bảo vệ cơ thể hay không; điều này chỉ có thể xác nhận khi đưa vắc-xin cho một nhóm người đủ lớn, một số trong đó hẳn sẽ tiếp xúc với virus COVID-19.

Nhìn ở bức tranh toàn cầu, vắc-xin của Nga không phải là loại vắc-xin adenovirus duy nhất đang được phát triển. Có một số vắc-xin đã đi vào giai đoạn thử nghiệm quy mô lớn. Nếu có một trong số này thành công, đó có lẽ sẽ là tin vui cho chúng ta; nếu không, ta sẽ phải đợi cho tới ngày một loại vắc-xin qua được thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn.

Theo ArsTechnica,
Sơn Vũ

Cập nhật lúc 06:09, 09/09/2020

Đà Nẵng: Một người vào cấp cứu được phát hiện nhiễm virus Vũ Hán

Tại Đà Nẵng, một bệnh nhân phát sốt cao, được đưa vào cấp cứu thì được phát hiện dương tính với virus Vũ Hán (nCoV). Bệnh nhân đã từng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Đà Nẵng hồi tháng 7 và Bệnh viện C hồi tháng 8, không tiếp xúc bên ngoài. 

covid da nang
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệp COVID-19 ngoài cộng đồng tại Đà Nẵng, ngày 21/8/2020. (Ảnh: Lusin_da_ra/Shutterstock)

Sáng 6/9, Sở Y tế TP Đà Nẵng thông báo kết quả xét nghiệm COVID-19 của bệnh nhân Phạm Ngọc S. (SN 1956, trú tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Kết quả xét nghiệm dịch hầu họng theo kỹ thuật Real-time RT-PCR phát hiện dương tính virus nCoV.

Bệnh nhân S. có tiền sử hen suyễn, đái tháo đường, cao huyết áp, suy thận.

Ngày 30/8 đến 4/9, ông S. sốt nhẹ 37,5°C, đến ngày 5/9, sốt cao 39,0°C nên được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Cùng ngày, ông S. được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với virus nCoV.

Sáng ngày 6/9, Bệnh viện C gửi mẫu cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng làm kết quả khẳng định, kết quả dương tính với virus nCoV.

Thông tin dịch tễ của bệnh nhân có một vài điểm đáng lưu ý. Đầu tháng 7, ông S. được điều trị tại khoa Lão, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Đà Nẵng (2 trong cụm 3 bệnh viện được xác định là ổ dịch tại Đà Nẵng).

Ngày 12/7, ông S. xuất viện về nhà. Do thể trạng yếu, bị teo cơ chân nên ông S. chỉ nằm ở nhà, không đi đâu hay tiếp xúc với ai ngoài gia đình.

Ngày 14/8 đến 18/8, ông S. đến khám và nhập viện điều trị tại Bệnh viện C sau khi bệnh viện này được tuyên bố an toàn và mở cửa trở lại. Ngày nhập viện (14/8), ông S. được lấy mẫu dịch hầu họng xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus nCoV.

Từ ngày 18/8 đến 29/8, ông S. xuất viện về, chỉ nằm ở nhà và được người nhà chăm sóc, không đi đâu hay tiếp xúc với ai ngoài gia đình.

Hiện, bệnh nhân S. được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. Tình trạng bệnh nhân yếu, không tiếp xúc được, đang được nằm hồi sức.

Đây là ca nhiễm mới nhất tại Đà Nẵng sau một tuần không có ca bệnh COVID-19 mới. Tính đến trước ca nhiễm mới này, tổng số ca nhiễm tại Đà Nẵng đã được Bộ Y tế công bố là 394 người, 290 người bình phục, 31 người tử vong.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:20, 07/09/2020

Tổng thống Trump nói vắc-xin COVID-19 ‘có thể’ sẵn sàng vào tháng Mười

Tổng thống Donald Trump mới đây cho biết vắc-xin ngừa COVID-19 “có lẽ” sẽ sẵn sàng vào tháng Mười.

Embed from Getty Images

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (4/9), ông Trump nói rằng sẽ có vắc-xin “trước cuối năm nay và thậm chí có thể trước ngày 1/11. Tôi nghĩ chúng ta có lẽ có nó vào một thời điểm nào đó trong tháng Mười”.

Trước đó, ông Trump đã cho rằng vắc-xin COVID-19 có thể sẵn sàng phân phối ra thị trường trước cuộc bầu cử tháng Mười Một và tháng trước ông đã cáo buộc các nhà khoa học chính phủ đang cố gắng trì hoãn tiến trình này cho đến sau Ngày Bầu cử 3/11.

Trong một cuộc tập trung hôm thứ Năm (3/9), ông Trump cho hay: “Theo quan điểm của tôi, [Vắc-xin] sẽ được chuyển trước cuối năm nay, nhưng nó thực sự có thể được chuyển trước cuối tháng Mười. Quý vị thấy thế nào? Điều đó sẽ chẳng phải là tuyệt vời sao? Và quý vị biết tại sao không? Không phải vì cuộc bầu cử này. Điều đó là tuyệt vời bởi vì chúng tôi muốn cứu người”.

Chính quyền Trump trước đó đã cam kết và duyệt chi hàng tỷ USD để đẩy nhanh tiến độ bào chế vắc-xin ngừa COVID-19.

Theo Fox News, các quan chức y tế cộng động Mỹ và công ty dược phẩm Pfizer Inc cũng đã nói rằng vắc-xin COVID-19 có thể sẵn sàng đưa vào phân phối ngay cuối tháng Mười.

Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã yêu cầu các quan chức y tế cộng đồng bang phải chuẩn bị để phân phối vắc-xin virus corona tiềm năng tới các nhóm rủi ro cao ngay cuối tháng Mười, theo các tài liệu do CDC công bố.

Công ty Pfizer Inc hôm thứ Năm (3/9) cho biết vào cuối tháng Mười họ sẽ biết liệu vắc-xin COVID-19 mà họ đang hợp tác cùng đối tác BioNTech SE của Đức phát triển có an toàn và hiệu quả hay không. Công ty dược phẩm Mỹ này nói rằng họ sẽ tìm cách phê duyệt vắc-xin này ngay lập tức nếu các kết quả thử nghiệm lâm sàng là tích cực. Họ đã sản xuất hàng trăm nghìn liều vắc-xin này rồi.

Vắc-xin COVID-19 sẽ được phân phối trước tiên cho các nhân viên y tế và những người có rủi ro nhiễm bệnh cao, tờ New York Times dẫn các tài liệu của CDC.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, cũng đã tuyên bố công khai rằng các cuộc thử nghiệm vắc-xin COVID-19 có thể kết thúc sớm nếu các kết quả vô cùng tích cực.

Hai cuộc thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra theo lộ trình kết thúc vào cuối năm nay, nhưng Bác sĩ Fauci nói rằng một ủy ban độc lập đã cho phép kết thúc thử nghiệm sớm và phân phối vắc-xin để đẩy nhanh việc chuyển vắc-xin cho cộng đồng nếu các kết quả thử nghiệm là tốt, theo  Kaiser Health News.

Tuy nhiên, lãnh đạo tăng tốc vắc-xin của chính phủ Mỹ, ông Moncef Slaoui nói rằng chính phủ “rất có thể không” bật đèn xanh phê duyệt vắc-xin vào đầu tháng Mười Một, bởi vì dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của các vắc-xin tiềm năng sẽ chưa sẵn sàng vào thời điểm đó.

Có rất rất ít cơ hội cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng có thể diễn ra và cho kết quả chúng ta có thể đọc được vào trước cuối tháng Mười. Tôi nghĩ điều đó là gần như không thể, nhưng không phải là bất khả thi, và do đó việc chuẩn bị cho trường hợp có vắc-xin sớm là điều đúng đắn”, ông Slaoui nói.

Tiến sĩ Cedric Dark, chuyên gia y tế tại Đại học Y khoa Baylor nói với New York Times: “Thời gian biểu được báo cáo [về vắc-xin sẵn sàng] đối với tôi là khá tham vọng. Chỉ còn gần 30 ngày nữa là đến tháng Mười”.

Trong khi đó, đề cử viên phó tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc phỏng vấn trên CNN sẽ phát sóng vào Chủ Nhật 6/9 (giờ Mỹ) đã nói rằng bà sẽ không tin lời Tổng thống Trump nói về hiệu quả của vắc-xin ngừa virus corona.

Bà Harris dấy lên quan ngại rằng các chuyên gia y tế sẽ không phải là những người phê chuẩn vắc-xin, nếu nó được thúc đẩy trước Ngày Bầu cử 3/11.

Họ sẽ bị bịt miệng, họ sẽ bị trấn áp, họ sẽ bị đẩy ra bên lề, bởi vì ông ta đang hướng đến một cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong gần 60 ngày nữa, và ông ta đang nắm lấy bất cứ thứ gì mà ông ta có thể làm ra vẻ rằng ông đã đang là người lãnh đạo về vấn đề này khi [thực tế] ông ta không phải”, bà Harris nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNN. “Tôi sẽ nói rằng tôi không tin Donald Trump”, bà Harris nhấn mạnh.

Xuân Thành

Xem thêm: 

Cập nhật lúc 06:17, 08/09/2020

Việt Nam kiểm soát COVID-19 khá tốt, tại sao nền kinh tế lại kém lành mạnh?

Tờ SCMP hôm 31/8 đã có bài phân tích về triển vọng tăng trưởng kinh tế u ám và hiện trạng thất nghiệp đáng báo động của Việt Nam khi hàng loạt doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bất chấp thực tế rằng Việt Nam là một trong số những quốc gia kiểm soát dịch khá tốt cho tới thời điểm hiện tại.

ganh hang rong
Một gánh ăn bán rong ven đường. (Ảnh: Photobank/Shutterstock)

Thời kỳ trước đại dịch, Việt Nam đã chứng kiến ​​nền kinh tế tăng trưởng ở mức ấn tượng 7,02% vào năm ngoái. Việc nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi sản xuất và cung ứng của họ khỏi Trung Quốc do thương chiến Mỹ – Trung đã tìm tới Việt Nam; cùng với tầng lớp trung lưu trong nước đang phát triển chiếm khoảng 13% dân số vào năm 2018 (theo Ngân hàng Thế giới), là những động lực mới cho nước này.

Sự tăng trưởng ổn định của Việt Nam trong những năm qua khiến nhiều người di cư từ quê ra thành phố hiếm khi gặp khó khăn để tìm việc làm.

Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang chuẩn bị đối mặt với mức tăng trưởng chậm nhất trong 20 năm, dự kiến ​​chỉ ở mức 2,4%. Mặc dù là nước duy nhất trong ASEAN được dự báo sẽ không rơi vào suy thoái trong năm nay, nhưng không có nghĩa là Việt Nam có thể dễ dàng đương đầu với điều này, bài báo nhận định, bất chấp việc Việt Nam được coi là tương đối thành công trong việc ngăn chặn dịch corona, với chỉ 1.040 trường hợp được xác nhận và 32 trường hợp tử vong trong số dân số hơn 95 triệu người tính đến ngày 30/8.

Theo SCMP, Việt Nam đang phải chịu đựng những mặt trái của việc bị ràng buộc mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm chỉ 0,36% trong Quý II. Với quy mô GDP danh nghĩa gần tương đương kim ngạch xuất khẩu, nhiều công ty xuất khẩu Việt Nam đang chứng kiến ​​lượng đặt hàng sụt giảm, nhất là trong lĩnh vực may mặc. Nhiều lĩnh vực khác cũng rơi vào cảnh tương tự khi đơn hàng ngày một ít đi, khiến lực lượng lao động phi chính thức, vốn chiếm khoảng 30% lực lượng lao động và đã giúp giữ cho nền kinh tế ổn định trong thời kỳ tốt đẹp, bị bỏ rơi, mất việc làm và lay lắt sống tạm bợ qua ngày.

SCMP trích dẫn câu chuyện của bà Hiền, 58 tuổi, người Phú Yên lên TP HCM làm việc và hiện đã thất nghiệp được 4 tháng. Bà đã “lang thang khắp nơi để xin việc, nhưng không có ai tuyển dụng,” sống dựa vào phần cơm từ thiện của một ngôi chùa địa phương và đi phụ việc cho các quán ăn để nhận được tiền công khoảng 100.000 đồng mỗi ngày. Với khoản tiền ít ỏi đó, bà trích mỗi tối 20.000 đồng trả cho một quán cà phê võng để có chỗ tắm rửa và ngả lưng buổi tối.

Những người khác như bà Đỗ Thị Lập, 48 tuổi đến từ tỉnh Thái Bình, người đã từng coi TP HCM là quê hương thứ hai, cũng đang rơi vào tình cảnh lấp lửng chờ việc. Trước đây, bà là trợ lý trong căng tin tại một nhà sản xuất giày, nhưng đã bị thôi việc hai tuần trước với lời hứa rằng “có thể có việc vào giữa tháng 9”.

“Tôi đã tìm kiếm công việc khác nhưng không thể tìm thấy bất kỳ công việc nào,” bà nói với phóng viên SCMP. “Nếu tôi không tìm thấy bất kỳ công việc nào, tôi có thể sẽ về quê.”

Từ tháng Ba đến tháng Bảy, khoảng 382.000 công nhân đã trở thành người thất nghiệp tại TP HCM, nơi chiếm gần 1/4 GDP của Việt Nam, theo tờ báo.

Sẽ có thêm 120.000 nhân viên của khoảng 4.000 công ty, chủ yếu trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, xây dựng, dệt may và da giày, dự kiến ​​sẽ mất việc làm trong tháng tới hoặc thời gian gần.

Một cuộc khảo sát công bố vào đầu tháng 7 của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy 30,8 triệu người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch: mất việc làm, bị cắt lương hoặc bị giảm giờ làm. Điều này đã cho thấy rõ những khó khăn trong tương lai nền kinh tế định hướng xuất khẩu phải đối mặt.

Vào tháng 4, xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh 14% so với một năm trước đó, tiếp theo là giảm 12,4% vào tháng 5 khi thương mại toàn cầu đi vào bế tắc, theo Cục Hải quan Việt Nam. Trong 7 tháng tính đến tháng 7 năm nay, xuất khẩu chỉ tăng 1,5%, so với 8% của cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ngành du lịch, chiếm khoảng 9% nền kinh tế, đã chứng kiến ​​doanh thu giảm 55,4% trong 7 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Đại học Quốc gia Việt Nam, cho biết nhiều nhà quan sát có xu hướng nhấn mạnh thực tế rằng Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc vào thương mại, với tỷ lệ thương mại trên GDP cao thứ hai ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường 100 triệu dân và còn rất nhiều dư địa để phát triển, miễn là đại dịch được quản lý tốt trong nước.

Ông Giang cho rằng cách duy nhất tiến về phía trước là giúp các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân – vượt qua khủng hoảng và tiếp tục hoạt động của mình.

Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, chuyên gia kinh tế và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong của Việt Nam, cũng chỉ ra gói hỗ trợ 62.000 tỷ mà chính phủ đã triển khai vào tháng 4, với một gói hỗ trợ khác sẽ sớm dành cho những người lao động bị sa thải như các biện pháp cấp cứu tạm thời cho nền kinh tế Việt Nam.

“Tuy nhiên, các tiêu chí để xác định những người trong khu vực phi chính thức vẫn chưa rõ ràng,” ông nói. Trong khi đó, ông Tùng cho biết tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng cho đến ít nhất là cuối năm nay, tuỳ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của các quốc gia khác và các chính sách thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ.

Xuân Lan (Theo SCMP)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 05:55, 05/09/2020

BN 1045 tiên lượng rất nặng, dịch tễ rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây

Bệnh nhân 1045 là ông N.H.Th (72 tuổi, ở tại thôn Khay, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, Hải Dương) được Bộ Y tế Việt Nam công bố là ca mắc virus Vũ Hán mới, vào hôm qua (2/9).

bệnh nhân 1045, Hải Dương, Hà Nội
Hải Dương cách ly 36 hộ dân có liên quan đến bệnh nhân 1045. (Ảnh: Bộ Y tế Việt Nam)

Truyền thông nhà nước dẫn lời bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 1045 đã khởi phát sốt từ hôm 19/8 nhưng 12 ngày sau mới chuyển tới bệnh viện điều trị, nên thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp nặng, phải lập tức đặt ống thở máy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác ngoài virus Vũ Hán.

Bác sĩ Phúc nhận định đây là ca có tiên lượng rất nặng bởi người bệnh cao tuổi, lại mắc bệnh nền như phì đại tiền liệt tuyến, thoát vị cột sống cổ. Người này trước đó từng nhập viện điều trị khoảng 1 tháng bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

Hiện tình trạng phổi của bệnh nhân vẫn rất xấu song các chỉ số đang tạm thời ổn định, đáp ứng thở máy tốt, vấn đề nhiễm trùng được kiểm soát.

Nếu phổi tiếp tục diễn biến xấu và bất thường trong thời gian tới, bệnh nhân có thể phải can thiệp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể). Ông đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus, hỗ trợ hô hấp.

Bệnh nhân 1045 là ca lây nhiễm trong cộng đồng, có lịch sử dịch tễ rất phức tạp

Bộ Y tế Việt Nam cho biết trước ngày 19/8, ông chỉ ở nhà tại thôn Khay. Ngày 19/8, ông sốt cao 39 độ C, được con gái mua thuốc kháng sinh, hạ sốt cho uống rồi nghỉ tại nhà đến ngày 26/8.

Ngày 27/8, bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nhiều, gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó về nhà con trai ở thành phố Hải Dương.

Từ hôm 27 đến 29/8, ông tiếp xúc với y sĩ đến nhà truyền nước, ngày 30/8 đỡ sốt được vợ đưa đến phường Thanh Bình rồi về nhà tại thôn Khay.

17h ngày 30/8, ông sốt cao, đau đầu, mệt mỏi nhiều, vào bệnh viện đa khoa tỉnh, cách ly và điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Quá trình di chuyển suốt thời gian này đều dùng xe riêng của gia đình, không sử dụng phương tiện công cộng.

Khoảng hơn 8h ngày 1/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để khám, xét nghiệm bằng xe y tế chuyên dụng.

Được biết, bệnh nhân không tiếp xúc với 20 ca nhiễm virus Vũ Hán ở tỉnh này, cũng không liên quan đến hai ổ dịch ở thành phố Hải Dương là nhà hàng Thế giới bò tươi và cửa hàng Hiếu Trang, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng.

Hiện chưa xác định nguồn lây đối với ca nhiễm.

Lê Trân

Cập nhật lúc 05:18, 04/09/2020

Bệnh nhân 761, 83 tuổi, ở Đà Nẵng tử vong

Đây là ca bệnh thứ 35 tại Việt Nam tử vong vì virus Vũ Hán.

bệnh nhân 761, virus corona Việt Nam
(Ảnh minh họa từ Bộ Y tế Việt Nam)

Bộ Y tế Việt Nam vừa cho biết bệnh nhân 761, là nữ, 83 tuổi, ở Đà Nẵng tử vong.

Bệnh nhân có tiền sử: Suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa tạm cầm.

Trước đó, từ ngày 26/6 đến 25/7, bệnh nhân đến khám và nhập viện tại Khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

Ngày 25/7, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện

Ngày 6/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 7/8 có kết quả dương tính virus Vũ Hán.

Bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang.

Sáng ngày 3/9, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang được chẩn đoán: Viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển do virus Vũ Hán, biến chứng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam có 35 ca tử vong vì virus Vũ Hán.

Minh Long

Cập nhật lúc 05:17, 04/09/2020