Trước Tết âm lịch, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc một lần nữa công bố số ca tử vong mới vì dịch bệnh, theo đó, từ ngày 13 đến 19/1, có 12.658 ca tử vong tại bệnh viện. Sau Tết, CDC Trung Quốc tuyên bố rằng đã có 896 ca tử vong vào ngày 23/1 và đưa ra nhiều biểu đồ dữ liệu khác nhau để cố gắng chứng minh rằng đỉnh dịch đã qua. Tuy nhiên, dữ liệu mà các chuyên gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mong muốn bịa đặt lại một lần nữa lộ ra nhiều sơ hở.

COVID Trung Quoc
Bên trong 1 bệnh viện tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Số người chết trung bình mỗi ngày gần đây đã tăng lên

Vào ngày 15/1, CDC Trung Quốc thông báo rằng từ ngày 8/12/2022 đến ngày 12/1/2023, có tổng cộng 59.938 ca tử vong liên quan đến nhiễm virus corona mới trong bệnh viện.

Nếu tính theo bình quân giản đơn của 36 ngày thì 59.938 / 36 = 1.665, tức là trung bình mỗi ngày có 1.665 người chết trong bệnh viện.

Vào ngày 21/1, CDC Trung Quốc thông báo rằng từ ngày 13 – 19/1, tổng cộng 12.658 ca tử vong liên quan đến nhiễm virus corona mới đã được báo cáo tại bệnh viện.

Nếu tính theo trung bình giản đơn của 7 ngày, 12.658 / 7 = 1.808, tức là cố ca tử vong trung bình mỗi ngày là khoảng 1.808.

Theo dữ liệu do ĐCSTQ công bố, từ ngày 8/12/2022 đến ngày 12/1/2023, số người chết trung bình hàng ngày là khoảng 1.665; từ ngày 13/1 đến ngày 19/1, số người chết trung bình hàng ngày là khoảng 1.808. Các chuyên gia của ĐCSTQ đã cố gắng chứng minh rằng đỉnh dịch đã qua, nhưng số người chết trung bình hàng ngày gần đây vì dịch đã vượt quá con số của tháng trước.

Các chuyên gia của ĐCSTQ đã cẩn thận ngụy tạo các số liệu sai lệch về số người chết vì dịch bệnh, nhưng không ngờ, số người chết trung bình hàng ngày không giảm mà còn tăng lên. Đồng thời, ĐCSTQ cũng thông báo rằng số ca nhập viện và ca nặng đã giảm nhanh chóng trong thời gian gần đây, nhưng điều này hoàn toàn không phù hợp với xu hướng của số ca tử vong.

Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện không bình thường

CDC Trung Quốc thông báo, tính đến ngày 12/1, đã có 1,27 triệu ca nhập viện.

Sau đó, họ lại thông báo rằng vào ngày 19/1, đã có 471.739 ca nhập viện.

Theo dữ liệu mà các chuyên gia của ĐCSTQ biên tạo, số người nhập viện vì nhiễm dịch đã giảm nhanh chóng. Từ ngày 13 – 19/1, ĐCSTQ chỉ báo cáo có 12.658 ca tử vong trong bệnh viện, nếu đó là sự thật thì một số lượng lớn bệnh nhân nhập viện có lẽ đã nhanh chóng được chữa khỏi và xuất viện. 1.270.000 (ca nhập viện tính đến ngày 12/1) – 471.739 (ca nhập viện vào ngày 19/1) = 798.261, tương đương trong 7 ngày (từ ngày 13 – 19/1) đã giảm 798.261 bệnh nhân nhiễm bệnh, trong đó đại đa số đã được chữa khỏi và xuất viện, chỉ có 12.658 ca tử vong; nếu ngày nào cũng có bệnh nhân nhiễm mới nhập viện, vậy thì bệnh nhân khỏi bệnh còn nhiều hơn nữa.

Theo số liệu do ĐCSTQ công bố, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nội trú trong 7 ngày này rất thấp; 12.658 / 798.261 = 1,59%, tức là trong số bệnh nhân nội trú giảm trong 7 ngày này, tỷ lệ tử vong không vượt quá 1,59% và 98,41% bệnh nhân nội trú còn lại được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu mỗi ngày đều có bệnh nhân nhiễm mới nhập viện thì sẽ có nhiều người hồi phục hơn, tỷ lệ hồi phục sẽ cao hơn, có thể vượt quá 99%; ngược lại, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện sẽ thấp hơn, có thể dưới 1%.

Các chuyên gia của ĐCSTQ đã đặt một vệ tinh lớn như thế nào?

Theo số liệu từ CDC Mỹ, cho đến nay, Mỹ đã có tổng cộng 1.099.866 ca tử vong vì dịch bệnh và tổng số bệnh nhân nhập viện là 5.866.437. Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện tương đương 1.099.866 / 5.866.437 = 18,75% .

Điều kiện và trình độ y tế tổng thể của Mỹ thuộc hàng tốt nhất thế giới, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện sau đại dịch vẫn cao tới khoảng 18,75%; gần đây ĐCSTQ lại sáng tạo ra tỷ lệ tử vong trong bệnh viện ở mức thấp nhất thế giới với 1,59%, thậm chí có thể thấp hơn 1%.

Trung Quốc không có bất kỳ lợi thế nào về điều kiện y tế tổng thể, nhưng ĐCSTQ có “lợi thế” duy nhất về chế độ chính trị của mình trên thế giới, có thể ngụy tạo dữ liệu theo ý muốn, dù cho dữ liệu đó có phù hợp với logic cơ bản hay không.

Vào ngày 19/1, bà Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), Phó Thủ tướng ĐCSTQ, đã đến Bệnh viện Bắc Kinh điều tra và nghiên cứu tình hình, và yêu cầu “không ngừng nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh, giảm tỷ lệ tử vong”.

Các chuyên gia của ĐCSTQ phải tiếp tục bịa đặt tỷ lệ khỏi bệnh mới, chỉ có thể nâng cao lên gần 100%; tỷ lệ tử vong cần tiếp tục giảm xuống, chỉ có thể gần bằng 0%.

Rốt cuộc có bao nhiêu người Trung Quốc đã từng dương tính với virus?

Ngày 25/1, CDC Trung Quốc thông báo rằng sau ngày 8/12/2022, số lượng xét nghiệm axit nucleic ở nhiều tỉnh liên tục giảm… Ngày 9/12, số lượng xét nghiệm là 150 triệu… Ngày 1/1/2023, giảm xuống còn 7,54 triệu…  Ngày 23/1, giảm xuống mức tối thiểu là 280.000.

Điều này cho thấy, đại đa số người ở Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh, người dân cũng không cần phải xét nghiệm lại; tuy nhiên, CDC Trung Quốc tuyên bố rằng số ca dương tính đã lên đến đỉnh điểm (6.940.000 ca) vào ngày 22/12 và sau đó giảm dần… Ngày 12/1/2023, con số này đã giảm xuống mức tối thiểu 15.000 ca.

Các chuyên gia của ĐCSTQ có lẽ muốn lấy dữ liệu này để chứng minh rằng đỉnh dịch đã qua, nhưng nếu tính theo số lượng cao nhất là 6.940.000 ca mỗi ngày, giá trị tối đa trong một tháng phải là 6.940.000 X 30 = 208.000.000; giá trị tối đa trong hai tháng nên là 6.940.000 X 60 = 416.000.000. Thậm chí trong 2 tháng từ cuối tháng 11/2022 đến nay, tính theo số ca nhiễm dương tính cao nhất là 6.940.000 ca mỗi ngày, tổng số ca nhiễm nhiều nhất là 416.000.000, tương đương 29,71% dân số 1,4 tỷ người. Điều này có nghĩa là hơn 70% số người chưa bị nhiễm bệnh.

Nếu con số này là đúng, 70% dân số còn lại có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, lưu lượng người di chuyển trước và sau Tết Âm lịch rất lớn, nên tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh, do đó ắt sẽ lại có một đợt đỉnh dịch nữa. Các chuyên gia của ĐCSTQ ban đầu muốn tạo xu thế rằng đỉnh dịch đã qua, nhưng dữ liệu được công bố thì ngược lại.

Theo các đánh giá của ngoại giới, khoảng 80% người dân Trung Quốc lẽ ra đã từng dương tính, tương đương với khoảng 1,12 tỷ người dựa trên dân số 1,4 tỷ người. Nếu tính từ cuối tháng 11 năm ngoái, trong hai tháng đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 18.670.000 người mắc bệnh. Nếu tính trên cơ sở 4 tháng, tức là từ cuối tháng 9/2022 đến nay, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 9.330.000 ca nhiễm, vượt mức được gọi là đỉnh vào ngày 22/12 (6.940.000) được ĐCSTQ công bố.

Điều này cũng một lần nữa cho thấy làn sóng dịch bệnh này có khả năng bùng phát vào tháng 9 trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Các đại biểu đến Bắc Kinh tham dự đại hội có thể đã thành vật thử nghiệm trước.

Khu vực nông thôn bị bỏ qua một cách nghiêm trọng

Vào ngày 25/1, CDC Trung Quốc cho biết số lượt khám tại các phòng khám sốt trên cả nước đạt mức cao nhất là 2.867.000 lượt vào ngày 23/12/2022 và giảm xuống còn 110.000 vào ngày 23/1/2023. Trong đó, các thị trấn trên toàn quốc có số lượt khám sốt tại các trung tâm y tế đạt đỉnh là 922.000 lượt vào ngày 23/12/2022 và giảm xuống còn 50.000 lượt vào ngày 23/1/2023.

Dữ liệu về dịch bệnh ở các vùng nông thôn bị thiếu sót nghiêm trọng, có lẽ về cơ bản là không có số liệu thống kê và báo cáo thực sự nào. Khi CDC Trung Quốc công bố biểu đồ dữ liệu, đã nêu cụ thể rằng số ca chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt ở khu vực nông thôn là số ca chẩn đoán và điều trị tại các phòng khám sốt ở các trung tâm y tế thị trấn (không bao gồm các phòng khám thôn).

Số liệu lây nhiễm ở nông thôn chỉ được thống kê ở trung tâm y tế thị trấn, tình hình ở mỗi một thôn về cơ bản là không biết, chỉ những người bệnh nặng đưa về thị trấn mới được thống kê, còn lại thậm chí có thể còn không được xét nghiệm. CDC Trung Quốc cũng cho biết số lượng xét nghiệm axit nucleic ở nhiều tỉnh tiếp tục giảm. Ngày 23/1, con số này đã giảm xuống mức tối thiểu là 280.000 lượt.

Ở nông thôn không có điều kiện xét nghiệm, đương nhiên sẽ không thống kê được số ca tử vong vì dịch. Trong tình còn thiếu sót nghiêm trọng công tác phòng chống dịch bệnh ở các vùng nông thôn, các chuyên gia của ĐCSTQ bèn vội vã tuyên bố rằng đỉnh dịch đã qua.

Theo CDC Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 9/12/2022, 824 bệnh viện trọng điểm đã thiết lập mạng lưới giám sát bệnh cúm ở trong nước… Từ tháng 9 đến đầu tháng 12/2022, số ca mắc bệnh giống cúm mỗi tuần tại các bệnh viện trọng điểm đã ổn định ở mức khoảng 10.000… Từ ngày 19 đến ngày 25/12, con số này đã đạt tối đa 600.000 ca… Từ ngày 16/1 đến ngày 22/1, con số này đã giảm trở lại mức trước đợt dịch hiện tại.

Theo số liệu mà các chuyên gia của ĐCSTQ biên tạo, dịch bệnh không bùng phát trước đầu tháng 12/2022; đến ngày 16/1/2023 thì dịch bệnh kết thúc. Số liệu của các bệnh viện trọng điểm này không phản ánh đúng tình hình của làn sóng dịch bệnh lần này, số liệu về dịch bệnh ở các vùng nông thôn hoàn toàn không được thống kê cẩn thận, nhưng các chuyên gia của ĐCSTQ đã đưa ra kết luận vội vàng.

Các chuyên gia của ĐCSTQ đã cố tình nén thời gian xảy ra dịch, cố tình đẩy dịch bùng phát sang sau khi nới lỏng “Zero-COVID”. Tuy nhiên, theo số lượng người dương tính đạt đến đỉnh điểm (6.940.000 ca) vào ngày 22/12, số người nhiễm bệnh trong hơn một tháng nhiều nhất cũng chỉ là 200 – 300 triệu, còn cách xa rất nhiều so với số người dương tính sớm, khỏi sớm, bình phục sớm, các chuyên gia của ĐCSTQ có thể nói là “chữa lợn lành thành lợn què”.

Lời kết

Trước Tết Âm lịch, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nói rằng dịch bệnh “vẫn đang trong thời kỳ khó khăn”; các chuyên gia của ĐCSTQ có lẽ đã nhận được chỉ lệnh bí mật để bịa đặt (biên tạo) dữ liệu sai lệch về quá khứ của dịch bệnh càng sớm càng tốt, để sau Tết, ĐCSTQ có thể tuyên bố “thắng lợi” trong cuộc chiến chống dịch bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dữ liệu mới do ĐCSTQ công bố hoàn toàn không đứng vững, ngược lại, một lần nữa bị lộ tẩy.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công cho biết: Hơn 3 năm qua ĐCSTQ luôn che đậy tình hình dịch bệnh, dịch bệnh ở Trung Quốc đã khiến 400 triệu người chết, khi làn sóng dịch bệnh này kết thúc, Trung Quốc sẽ có 500 triệu người chết.

Làn sóng dịch bệnh này vẫn chưa kết thúc, còn 100 triệu người ở Trung Quốc sẽ chết (vì dịch bệnh), ĐCSTQ vẫn đang biên tạo dữ liệu giả và cố gắng che đậy sự thật về số lượng lớn người chết vì dịch bệnh. Ôn dịch nhắm vào ĐCSTQ mà đến, có vẻ như sẽ có thêm nhiều thành viên của ĐCSTQ và những người ủng hộ nó sẽ trở thành vật hy sinh của ĐCSTQ.

Chung Nguyên
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)