Kết quả cuối cùng liên quan đến cuộc chiến pháp lý trong tổng tuyển cử của Mỹ năm 2020 vẫn bỏ ngỏ. Dù vậy, qua cuộc bầu cử lần này cũng cho công luận thế giới thấy nhiều điều khuất tất trong quá khứ. Chẳng hạn như cái gọi là “Đầm lầy Washington” và “Chính phủ ngầm” (Deep state) trong nước Mỹ mà trước đây ít được đề cập đến.

shutterstock 1071634091
(Ảnh: Lightspring/ Shutterstock)

Cái gọi là “Đầm lầy Washington” ám chỉ thủ đô Mỹ đầy rẫy những nhóm lợi ích cố thủ như thể những kẻ săn mồi trong đầm lầy, và chính những nhóm lợi ích này đang thống trị nền chính trị Mỹ. Còn “Chính phủ ngầm” (hay nhà nước ngầm – Deep state) ám chỉ thực tế là ngoài chính phủ công khai thì nước Mỹ còn ẩn chứa thế lực đen tối thao túng, quyền lực của họ đủ để ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chính phủ.

“Chính phủ ngầm” tại Mỹ này bao gồm cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc thành phần sau: bộ máy tình báo chủ chốt, nhân vật chính trị kỳ cựu, quan chức cấp cao hoặc lâu năm trong Chính phủ Mỹ không do người dân bầu lên (chẳng hạn như công chức cấp cao), tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu, giới quân đội hoặc thế lực tội phạm, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành chống khủng bố, ngành tài chính quốc gia, công ty truyền thông. Họ đã hình thành một cộng đồng lợi ích phức tạp và đan xen, ở một mức độ nào đó giống với đặc quyền thời phong kiến, Tổng thống Mỹ nào “đánh chuột không muốn vỡ bình” thường không muốn dây vào họ.

Vốn dĩ cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa đều có thành viên liên quan “Chính phủ ngầm” này, nhưng xu hướng chung nghiêng về Đảng Dân chủ hơn. Vì kể từ năm 1992 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa”, trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” này (24 năm từ 1992 đến 2016), phe Dân chủ đã cầm quyền được đến 16 năm (Clinton và Obama), còn phe Cộng hòa mới có 8 năm (Bush con). Vậy nên, chính lợi thế nắm quyền trong thời gian dài đã khiến phe Dân chủ dính vào thế lực đen tối này sâu rộng hơn, đây là vấn đề cần lưu ý thứ nhất. So với phe Cộng hòa thì phe Dân chủ đón nhận toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, và bản thân “Chính phủ ngầm” này nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​“toàn cầu hóa”, và đây là vấn đề cần lưu ý thứ hai. Hai yếu tố này khiến thế lực đen tối ở vùng đầm lầy Washington ủng hộ Đảng Dân chủ hơn.

Sau khi ông Trump nhậm chức đã nhiều lần nhấn mạnh “tát cạn đầm lầy” (drain the swamp), thống kê cho thấy trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã 79 lần nhắc đến từ này, trong 4 năm nhiệm kỳ, TT. Trump cũng đã 75 lần nhắc lại vấn đề này, và thực tế cũng đã hành động như vậy trong một số lĩnh vực. Dù hiệu quả hành động rất hạn chế nhưng như vậy cũng đủ đụng đến quyền lợi của “Chính phủ ngầm”. Vì thế, nhóm lợi ích phải tận lực ngăn chặn TT. Trump tái đắc cử. Trong tổng tuyển cử lần này có thể thấy rõ sự vận hành của “Chính phủ ngầm” này.

Dễ thấy tất cả các tổ chức truyền thông chính thống ở Mỹ đều im lặng trong sự cố máy tính của con trai ứng viên Biden phe Dân chủ bị phanh phui, còn truyền thông xã hội Mỹ thì càng ý thức che đậy thông tin về vụ bê bối này. Tính nhất quán trong hành động của các tổ chức truyền thông chính thống này khiến công luận phải nghi ngờ liệu có tổ chức nào ở Mỹ điều phối các tổ chức truyền thông khác nhau này hay không. Nhờ “Đạo luật Viễn thông năm 1996” (Telecommunications Act of 1996) được thông qua dưới thời chính quyền Clinton, khiến tình trạng độc quyền nghiêm trọng đã xuất hiện trong ngành truyền thông Mỹ. Sáu công ty, cụ thể là Viacom, News Corp, Comcast, CBS, Time Warner và Disney, kiểm soát hơn 90% các công ty truyền thông ở Mỹ. Thực trạng đó giúp lý giải hiện tượng nhất trí đồng loạt ủng hộ ứng viên Biden trong giới truyền thông chính thống của Mỹ, vấn đề rõ ràng có mối quan hệ tuyệt đối với những ông trùm truyền thông ở đầm lầy Washington.

Trong suốt quá trình bầu cử, các thông điệp của TT. Trump liên tục bị các tổ chức truyền thông chính thống ngăn chặn, ngay cả khi sau bầu cử ông đưa ra cáo buộc gian lận trong một buổi họp báo của Nhà Trắng, khi đó tất cả các tổ chức truyền thông chính thống đã bất ngờ ngắt chương trình phát sóng trực tiếp với lý do những cáo buộc không có bằng chứng xác thực, động thái nhất quán với nhau một cách đáng ngạc nhiên. Hành vi như vậy vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nền tảng của hoạt động truyền thông. Thậm chí tất cả các bình luận trên Twitter và Facebook liên quan đến gian lận đều bị kiểm duyệt, ngay cả những độc giả đề cập đến thông tin gian lận trên Twitter và Facebook cũng bị đánh dấu vàng hoặc ngăn chặn. Thật khó hiểu tại sao lại có sự nhất quán như vậy đối với một xã hội nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên như Mỹ.

Tất cả như thể có một nước khác nằm trong lòng nước Mỹ, nhóm người này phớt lờ sự luân chuyển đảng phái, kiểm soát công việc nội bộ và ngoại giao, tiến hành can thiệp quân sự và các hiệp định thương mại quốc tế, để một số ít giới tinh hoa doanh nghiệp có thể kiểm soát các nguồn lực toàn cầu. Đối với thế lực lợi ích ngầm này thì ranh giới quốc gia dân tộc là chướng ngại vật cuối cùng cản trở họ, vì vậy họ tận lực để loại bỏ TT. Trump, tận lực hạ bệ TT. Trump. Vì TT. Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu và chủ trương xé bỏ các hiệp định thương mại đa phương gây đe dọa đối với nhóm lợi ích, do đó TT. Trump trở thành cái gai trong mắt họ.

TT. Trump xuất thân là doanh nhân chưa bao giờ thuộc giới chính trị Washington nhưng lại thề “tát cạn đầm lầy Washington”, làm sao không khiến các thế lực đen tối cố thủ lao vào hành động nhằm hạ bệ ông? Những ai không hiểu rõ bối cảnh này sẽ khó hiểu được vô số những hiện tượng quái đản đã diễn ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của ​​cá nhân tác giả được đăng lại từ nguồn CLB Đọc Sách Qua Đêm)

 Xem thêm: