Thời điểm quan trọng nhất trong những năm 1980 là khi Mỹ và Liên Xô cuối cùng đạt được đàm phán để hạn chế vũ khí hạt nhân. Khi đó, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev đã hóa giải ngọn lửa của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa hủy diệt nhân loại.

Embed from Getty Images

Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào ngày 8/12/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn của Mỹ và Liên Xô. (Nguồn: Getty Images).

Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga ra thông cáo cho biết, do “bệnh tật kéo dài” khiến nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ là ông Gorbachev đã qua đời vào tối 30/8, hưởng thọ 91 tuổi.

Trong thời kỳ cầm quyền, ông Gorbachev đã kết thúc Chiến tranh Lạnh khi kiên quyết không sử dụng vũ lực nhằm tránh đổ máu, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Xô Viết, mở ra một kỷ nguyên mới của tự do toàn cầu.

Trong nhiệm kỳ của Gorbachev, ông đã thúc đẩy “chính sách mở cửa” cùng cải cách chính trị và tái thiết kinh tế. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn sau nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản hoành hành ở Liên Xô, khiến cho công cuộc cải cách và mở cửa về cơ bản như “đóng băng”. Mặc dù thắng cử vào tháng 3/1990 và trở thành Tổng thống Liên Xô đầu tiên (cũng là cuối cùng) đồng thời đoạt giải Nobel Hòa bình cùng năm đó, nhưng ngày 25/12/1991 ông Gorbachev đã buồn bã tuyên bố từ chức. Vào đêm trước khi quyết định từ chức, ông đã nghe bản giao hưởng số 5 của Mahler tại nhà với người vợ Raisa và đưa ra quyết định trong bầu không khí điệu nhạc u buồn.

Gorbachev là một người theo “chủ nghĩa lý tưởng”, chính sách cởi mở của ông thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, theo đó mọi người dân được tự do chỉ trích chính quyền – là vấn đề trong quá khứ khó tưởng tượng được. Công lao của ông là cổ vũ đấu tranh giành độc lập cho những người theo chủ nghĩa dân tộc ở vùng Baltic gồm các quốc gia hàng hải như Latvia, Lithuania, Estonia… Những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ này đã truyền cảm hứng cho 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô giành quyền tự trị dẫn đến chỉ trong vòng 2 năm, Liên bang Xô Viết tan rã. Chứng kiến xu thế sụp đổ của Liên bang Xô Viết, ông Gorbachev đã chọn không đàn áp bằng vũ lực. Đây là quyết sách chính trị mang tính nhân đạo cao độ, cũng là vầng hào quang của tình nhân ái trong cuối thế kỷ trước.

Tình trạng rối ren do cải cách của ông Gorbachev, bắt nguồn từ sụt giảm mạnh về mức sống sau cải cách, là cái giá đau đớn không thể tránh khỏi phải trả cho quá trình dân chủ hóa. Sau khi đến thăm ông Gorbachev trong bệnh viện vào ngày 30/6, nhà kinh tế Liên Xô cũ theo chủ trương tự do là Ruslan Grinberg đã thẳng thắn chia sẻ với kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga: “Ông ấy đã cho tất cả chúng ta bầu không khí tự do [chính trị], nhưng chúng ta không biết phải làm gì” – đúng là “một chú thích bất lực” của lịch sử.

Trong thời kỳ cầm quyền, ông Gorbachev đã đạt được thỏa thuận với Mỹ để cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, đồng thời hợp tác với thế giới phương Tây để phá bỏ “Bức tường Berlin” kể từ Đệ nhị Thế chiến và thúc đẩy việc thống nhất nước Đức. Một nhân vật lớn của thời đại như vậy có thể được gọi là anh hùng. Lòng dũng cảm và trí tuệ của ông đi cùng lựa chọn phi thường của ông đã thay đổi lịch sử thế giới với những tác động sâu rộng và đáng nhớ.

Nhưng thời đại lớn không chỉ sản sinh anh hùng mà còn xuất hiện những gian hùng với khả năng hô mưa gọi gió tương đương. Họ cũng gây ra biến động lớn trên thế giới nhưng dĩ nhiên chiều hướng nghiêng về tà ác.

Theo Đài VOA Mỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (99 tuổi) cho biết địa chính trị ngày nay cần “sự linh hoạt của Nixonian” (Nixonian flexibility) để giúp xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng xung đột giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Loại quan điểm này chú trọng phi nguyên tắc, thậm chí không cần đạo đức, chú trọng việc lấy tiền làm nguyên tắc giải quyết là “lẽ đương nhiên”.

Tập Cận Bình Kissinger
Tại Bắc Kinh ngày 22/11/2019, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Mới. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video CGTN)

Ông Kissinger chỉ trích Tổng thống Biden cần cảnh giác khi để chính trị trong nước can thiệp vào “tầm quan trọng về lâu dài của Trung Quốc”. Thế nhưng, để cho một chế độ tà ác “vĩnh viễn tồn tại”“để cho ma quỷ lên tiếng thay người”, ấy vậy mà còn có những kẻ như ông Kissinger, không những không dám mạnh mẽ lên tiếng thẳng vào vấn đề, còn tiếp tay truyền bá cho tiếng nói ma quỷ. Xem chừng truyền thông Mỹ cũng bị “virus Trung Cộng” xâm nhập nghiêm trọng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 19/7, ông Kissinger nói: “Quan điểm về Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Biden và nhiều khóa trước đã bị ảnh hưởng quá nhiều từ trong nước”. Ông cho rằng “Ngăn chặn bá quyền Trung Quốc hoặc bất cứ nước nào khác như vậy là rất hệ trọng, nhưng không thể thực hiện được bằng những cuộc đối đầu bất tận”. Thật là vớ vẩn!

Trước đây, ông Kissinger đã nói rằng mối quan hệ ngày càng thù địch giữa Mỹ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể gây ra “thảm họa toàn cầu tương đương với Đệ nhất Thế chiến”. Ông ta rõ ràng còn góp lời giúp ĐCSTQ uy hiếp cộng đồng quốc tế.

Thậm chí vô số tệ nạn của ĐCSTQ trong nhiều năm qua được ông Kissinger tô điểm thành đẹp đẽ, diễn tả bạo lực của ĐCSTQ thành “bá quyền”, xem những nỗ lực của Mỹ vì công lý thế giới thành “sai lầm về chính sách”, chỉ trích tổng thống sau khi nhậm chức đã không gặp ông tại Nhà Trắng và làm theo chỉ dẫn của ông ta. Thật không biết xấu hổ!

So với các nhân vật chính trị nổi lên cùng thời, ông Gorbachev cho thấy phẩm chất của người quân tử. Trái lại, ông Kissinger hiện thân là tiểu nhân chuyên giúp kẻ khác gieo rắc “quốc nạn”. Trong nhiều năm, ông ta đã thảo luận về sự cần thiết phải hỗ trợ Trung Quốc phát triển kinh tế, để thúc đẩy Trung Quốc tiến tới dân chủ. Bây giờ điều đó có vẻ là trò lừa đảo, nhưng ông ấy vẫn không ngừng ba hoa xảo biện đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm.

Viện sĩ Cyrus Chu (Chu Kính Nhất, Zhu Jingyi) của Viện hàn lâm Sinica Đài Loan gần đây đã bình luận trên Facebook rằng: “Lập luận của ông Kissinger đã được đưa ra gần 50 năm. Sự thật đã chứng minh rằng ĐCSTQ không những không hướng tới dân chủ mà còn trở nên độc tài hơn. Lúc này mà ông Kissinger còn dùng lời xảo biện vô nghĩa, tiếp tục vận động hành lang, tiếp tục kiếm tiền, tiếp tục làm ngơ trước thực tế mất dân chủ và tự do của người dân Tân Cương và Hồng Kông, tiếp tục vào vai doanh nhân hàng đầu thô bỉ. Nhiều thập kỷ qua, ông ta đã khám phá tầng hầm của tầng địa ngục thứ 18, hy vọng rằng ông ta có thể trải nghiệm giai đoạn tiếp theo của đời ông mình ở đúng nơi đó. Rác rưởi luôn cần có nơi thuộc về nó”. Đúng là “nhát chém” xác thực sưởi ấm lòng người thiện lương!

Thấy người hiền minh rời xa, người lành không thể an vui, chỉ có kẻ tà ác là thích thú… Gorbachev trở thành hình mẫu của cái thiện, trong khi Kissinger là hình mẫu của cái ác cần cảnh giác. Ranh giới giữa thiện và ác nhiều khi chỉ nằm ở cách suy nghĩ.

Dương Hiến Hồng

(Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của cá nhân tác giả, được Taiwan People News ủy quyền cho Vision Times đăng lại.)