Bài viết của Lý Di, Vision Times đăng lại từ Apple Daily với sự cho phép của tác giả.

Nhớ lại bộ phim “Scent of a Woman” cách đây gần 30 năm, Al Pacino, người đoạt giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim này, vào vai một sĩ quan quân đội mù đã nghỉ hưu có tính cách khó chịu: Trung tá Frank Slade. Ấn tượng nhất là cảnh cuối phim ông mãnh mẽ lên tiếng cho Charlie – một học sinh trung học không muốn cử báo bạn học – tại khán phòng của trường trung học quý tộc. Chuyện là Charlie vô tình chứng kiến ​​quá trình một số học sinh chuẩn bị trêu chọc thầy hiệu trưởng, nhưng cậu không muốn khai báo các bạn, vì vậy phải đối mặt với việc đình chỉ học. Trong khán phòng được mệnh danh là “Cái nôi của những nhà lãnh đạo”, Slade mắng những học sinh dám làm không dám chịu rằng “…Tôi xin nói cho các cậu, cậu ấy (Charlie) sẽ không phản bội bất cứ ai vì tương lai bản thân. Đây là tính chính trực, là lòng dũng cảm, và là phẩm chất mà các nhà lãnh đạo tương lai nên có. Cậu ấy đã chọn con đường hoàn thiện nhân cách. Cậu ấy có một tương lai tươi sáng. Đừng hủy hoại cậu ấy! Hãy bảo vệ cậu ấy! Hãy ủng hộ cậu ấy! Tôi cam đoan một ngày nào đó các bạn sẽ tự hào về điều này.”

“Scent of a Woman” là phiên bản làm lại của bộ phim cùng tên năm 1974 với chủ đề thể hiện truyền thống liêm chính: ai làm người đó chịu, không phản bội, không báo oán.

c776a0f5ff7b1b2dab407724621a72eabcdb3613
(Ảnh: internet)

Cách đây vài ngày, tại Mỹ xảy ra vụ việc nhân viên bệnh viện Therese Duke đến Washington để tham gia biểu tình ủng hộ TT. Trump, đã bị một phụ nữ Mỹ gốc Phi đánh chảy máu mặt. Con gái nạn nhân là Helena Duke ủng hộ Đảng Dân chủ đã đăng lại bức ảnh trên mạng xã hội và viết: “Mẹ ơi, có phải mẹ không?”. Cô con gái còn công bố tên của mẹ và các cô chú có mặt tại hiện trường.

Therese Duke
(Ảnh: Chụp màn hình video)

Bài đăng của Helena đã được chia sẻ mạnh mẽ, khiến bệnh viện nơi người mẹ cô – bà Therese – làm việc đã thúc đẩy điều tra và lên án, dù bà là nạn nhân trong cuộc biểu tình nhưng vẫn bị mất việc.

Mẹ cô đang thất nghiệp, và Helena tin rằng chính “đại nghĩa” của cô đã giúp cuộc sống của cô thay đổi. Cô đã gây được quỹ từ toàn xã hội cho sự nghiệp học tập và cuộc sống của bản thân, cô cũng bày tỏ hy vọng sau này có thể đi học luật để giúp những người khác có được công lý. Nhiều người đã quyên góp ủng hộ cô và để lại lời nhắn cảm ơn vì ý thức công bằng của cô.

Từ câu chuyện KHÔNG TỐ CÁO trong phim “Scent of a Woman” cho đến việc Helena TỐ CÁO người mẹ lại được cảm tạ, cho thấy đạo đức xã hội đã thay đổi đảo lộn. PHẢN BỘI và TỐ GIÁC, kiểu hành vi trái đạo lý truyền thống này là theo đuổi lý tưởng mù mịt về BÌNH ĐẲNG. Tội ác kinh khủng nhất không phải do những tên tội phạm đại gian ác gây ra, mà là do vô số người đang làm những gì họ cho là chính nghĩa.

Triết gia Nho giáo mới của Trung Quốc, ông Mâu Tôn Tam (Mou Zongsan) chỉ ra: “Nếu trước 30 tuổi bạn không tin vào chủ nghĩa xã hội là bạn chưa tiến bộ, nhưng sau 40 tuổi mà bạn vẫn tin vào chủ nghĩa xã hội là mù quáng.”

Người trẻ thường thực tế hơn, không muốn mạo hiểm, sợ mất mát, không mấy để ý về bất công, bất bình đẳng của xã hội…. Nhưng sau này khi lớn tuổi hơn, hiểu rõ thực tế xã hội, nếu vẫn không nhận ra sự khác biệt và vẫn tin vào lý tưởng bình đẳng để theo đuổi thì có thể xem là “không còn sáng suốt”. Bởi vì khi bạn lớn lên và bước vào xã hội, bạn sẽ thấy rõ xã hội muôn hình vạn trạng, không dám tùy tiện cổ vũ nguyên tắc bình đẳng, cổ vũ thúc đẩy quá đà của cánh tả chống lại sự khác biệt xã hội. Việc đảo lộn mọi truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục, tất yếu sẽ dẫn đến các loại hành vi vi phạm lẽ sống thông thường và đạo đức.

Trong Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, ai nấy đều cổ vũ cho “đạo lý vĩ đại” mà bỏ qua luân thường đạo lý, ai cũng hăng hái cho “đạo lý vĩ đại” mà phớt lờ đạo nghĩa luân thường. “Đạo lý vĩ đại” là thực hiện cuộc cách mạng vô sản quốc tế, lẽ sống thông thường là con người cần có ăn có mặc; “đạo lý vĩ đại” là hy sinh tất cả vì cách mạng, luân thường đạo lý là yêu cha mẹ, kính thầy, giữ gìn trật tự, vệ sinh… Có thể thấy nguy hại lớn nhất đến mấu chốt đạo đức là vì lợi ích quốc gia và cách mạng mà đi tố giác cha mẹ, thầy cô. Hệ quả đến tột cùng là ai ấy đều nghi ngờ nhau, tố cáo nhau, và ai cũng trong tình trạng nguy hiểm. Trước đó chuyện tố cáo như vậy là đáng hổ thẹn, nhưng giờ đây họ lại được xem là yêu nước. Loại biểu hiện vứt bỏ mẹ cha này sẽ không vì Cách mạng Văn hóa qua đi mà biến mất, sẽ làm tính ác của cả xã hội trên con đường một đi không trở lại.

cách mạng văn hóa
Cảnh học sinh trung học thuộc Đại học Bắc Kinh đấu tố Hiệu trưởng trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc (Hình ảnh mạng internet)

Ngày 10/1, học giả người Mỹ gốc Phi Thomas Sowell đã cảnh báo việc đảng Dân chủ lên nắm quyền cùng với sự kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, cho biết dưới lãnh đạo của lực lượng cánh tả cấp tiến, nước Mỹ có thể sẽ “không còn đường quay trở lại”. Ông chỉ ra trong lịch sử lâu dài của Đế chế La Mã cuối cùng đã đạt đến điểm đảo ngược và không thể quay lại được nữa. Người phe Dân chủ cổ vũ quan niệm phân biệt chủng tộc có hệ thống ở Mỹ đã khiến ông liên tưởng về tuyên truyền của Đức Quốc xã.

Lý Di

Xem thêm: