Gần đây, New York Times có bài viết phê bình phe tự do Trung Quốc khiến tôi vô cùng kinh ngạc, hơn cả ngạc nhiên nó còn khiến tôi thổn thức. Trong lúc hoảng hốt, tôi đã không biết bản thân ở thế giới tự do hay là vẫn ở Trung Quốc Đại Lục – nơi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát ngôn luận. Bản thân tôi làm việc trong ngành truyền thông đã 4 năm, sau đó có gần 5 năm phụ trách quan hệ công chúng, chuyên phụ trách liên hệ với truyền thông, những trải nghiệm này khiến tôi càng hiểu rõ hơn về hiện trạng sinh tồn của truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, đọc đến bài viết của New York Times, thì lại nhìn chiều hướng của truyền thông Mỹ có vị quen thuộc của ĐCSTQ.

Bài viết của Chấn Vũ thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

Trụ sở tờ báo New York Times tại thành phố New York, Mỹ.
Trụ sở tờ báo New York Times tại thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Osugi/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Như mọi người đều biết, truyền thông Trung Quốc Đại Lục bị kiểm soát nghiêm trọng. Truyền thông Trung Quốc có hai loại, một là loại là truyền thông thuộc ĐCSTQ như CCTV, Nhân dân Nhật báo, Thời báo hoàn cầu; một loại khác là truyền thông mang tính thương mại, bao gồm các cổng thông tin điện tử, tuần báo mang tính thương mại, thậm chí cả những người làm truyền thông cũng là một lực lượng truyền thông khác bên ngoài thể chế. Nghĩa là hiện tại ĐCSTQ đàn áp nghiêm trọng truyền thông, cũng không thiếu người làm truyền thông có thể chống chọi trước đầu gió ngọn sóng, chống lại truyền thông do chính quyền điều hành. Gần đây, thông tin tương đối nóng là Ant Group của Jack Ma bị chặn không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Người làm truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục trực tiếp dám chỉ ra, lý do trên bề mặt là Jack Ma bị vạ miệng, nhưng đào sâu nguyên nhân phía sau, kỳ thực là việc chia của không đều của phía tư bản đỏ.

Ngược lại, một nhóm truyền thông Mỹ, được gọi là con dê đầu đàn của truyền thông thế giới, đã gắn kèm một lá phiếu truyền thông phe cánh tả trên thân họ, dường như xương cốt vẫn không cứng bằng những nhà báo lương tâm bị đàn áp trong nước Trung Quốc. Tuy nhiên, nói lời thật, nhiều kênh truyền thông Trung Quốc đều tồn tại vấn đề tiền đen ở các mức độ khác nhau, và liên quan đến mỗi một mắt xích, mỗi một lĩnh vực. Nếu không tính sự thâm nhập, thì vấn đề giao dịch tiền – quyền của truyền thông Mỹ là không nghiêm trọng như Trung Quốc. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ, nhất là truyền thông phe cánh tả bị ý thức hệ cuốn theo là điều dễ thấy được. Từ trong đó lại sinh ra cái thứ như quan điểm đúng đắn chính trị, khiến truyền thông dần dần mất đi tính khách quan, điều này vô cùng đáng buồn. Hậu quả chính là truyền thông cánh tả mà đại biểu là New York Times không khác gì so với truyền thông của ĐCSTQ, thậm chí còn vượt lên trên cả truyền thông của ĐCSTQ.

New York Times đặc biệt thích miêu tả ông Donald Trump thành một người độc tài, nhất là lần bầu cử này. Hầu như là các tài liệu nói ông Trump độc tài đều là do New York Times cung cấp, khiến độc giả thích thú không biết mệt mỏi. Bài viết của New York Times nói rằng ông Trump từ chối thất bại trong bầu cử, và tặng “quà lớn” cho kẻ độc tài thế giới, một trong những món quà lớn này chính là khiến cho ông Maduro ở Venezuela tìm lại được tự tin để có thể tiếp tục độc tài. Ban đầu đọc thì thấy dường như có vài phần đạo lý, nhưng một trong những tiền đề độc tài, chính là truyền thông buộc phải nhất quán với lãnh tụ độc tài. Nhìn chung trong 4 năm qua, New York Times giống như một người đàn bà chanh chua tìm mọi cách để chỉ trích ông Trump, tai tiếng độc tài này ông Trump không thể gánh vác được. Người đã từng thực sự sinh sống ở quốc gia độc tài như Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ rõ ràng hơn so với những người cánh tả cấp tiến đang sinh sống trong xã hội tự do phương Tây. Nếu không có sự tuyệt đối trung thành đối với kẻ độc tài kiểm soát ngòi bút và báng súng, thì cái gọi là độc tài cũng chỉ là lâu đài xây trên cát, hiển nhiên cả hai thứ này ông Trump đều không nắm được. Đằng sau những kênh truyền thông hàng ngày đều kêu gào ông Trump là độc tài cùng với những người hoặc là ‘lo bò trắng răng’ hoặc là chỉ sợ thiên hạ không loạn, đương nhiên đều là ý thức hệ đang làm loạn.

Quay lại với bài viết trên New York Times chỉ trích người cánh tả cấp tiến Trung Quốc ủng hộ ông Trump, trước tiên là Tiếng nói nước Đức (DW) dường như cùng thời điểm cũng đăng bài viết với quan điểm có độ tương đồng rất lớn với New York Times. DW cũng đăng bài chỉ trích người cánh tả cấp tiến Trung Quốc ủng hộ ông Trump, điều này khiến người ta không khỏi cảm thán rằng New York Times và DW ký kết ngầm với nhau, cách xa nhau hàng ngàn dặm mà vẫn gần gũi nhau. Bài viết của New York Times đã phỏng vấn chuyên gia của Đại học Sư phạm Hoa Đông, chuyên gia chứng thực người cánh tả cấp tiến Trung Quốc cho rằng Đảng Dân chủ cực kỳ cánh tả, cho nên gặp tả ắt phải chống. Người cánh tả cấp tiến Trung Quốc chủ trương về tính công bằng trong bầu cử bị cho là đã bị tin tức giả dẫn dắt sai, trong con mắt của họ, ủng hộ ông Trump đều là do bị dẫn dắt sai, còn ủng hộ ông Biden là điều đương nhiên. Tôi liền hỏi một câu, nếu bầu cử có tồn tại gian lận và đó là hành vi cá biệt, thì người gian lận dù thế nào cũng bầu cho ông Trump một phiếu, vì sao các hành vi gian lận bị lôi ra lại đều là bầu cho ông Biden? Trước tiên, chưa nói đến quy mô, hành vi gian lận là tồn tại khách quan, New York Times làm sao lại tẩy sạch được điểm này?

Trong bài viết, ngoài việc phê bình cánh tả cấp tiến của Trung Quốc, cũng thuận tiện tâng bốc BLM (phong trào người da đen đáng sống). Đại ý là sở dĩ nhóm người trong BLM tức giận là vì sự kỳ thị trong xã hội đang tồn tại một cách phổ biến. Đương nhiên, New York Times không viết ra việc nhóm người BLM tức giận như thế nào, họ không tiện nói ra. Bởi vì sự tức giận của nhóm những người BLM là sự hỗn loạn khắp nơi, muốn kiến lập khu cộng đồng Xã hội chủ nghĩa, phủ định và xô đổ tượng của người sáng lập nước Mỹ. Nếu Trung Quốc xảy ra sự việc tương tự BLM, theo giọng điệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, sẽ cho rằng New York Times đã dẫn hướng sai dư luận một cách nghiêm trọng, gây ra những vụ việc lớn trong xã hội, góp phần tạo nên sự ngạo mạn của người biểu tình, và việc người biểu tình đập phá các cơ quan tư pháp là một thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ. Nhưng trong hoàn cảnh của Mỹ, thứ tôi nhìn được là New York Times giống như con ngựa hoang bị tuột dây cương, xung trận đầu tàu trong sự đấu tranh ý thức hệ.

Về bài báo, tôi mong rằng trong bài viết tiếp theo của New York Times, đặc biệt là đối với những người bị tờ báo chỉ trích, xuất phát từ tố chất cơ bản của truyền thông, vẫn nên cho họ cơ hội để lên tiếng. Dù là một câu đường hoàng, “Phóng viên cũng đã kết nối phỏng vấn những người cánh tả tả cấp tiến Trung Quốc về việc này. Nhưng họ đã từ chối cuộc phỏng vấn với lý do bất tiện“,  thì cũng coi như có thể duy trì tính công bằng vốn còn rất ít của giới truyền thông.

Cuối cùng, dưới tác động của Internet, cuộc sống của truyền thông thực ra không hề dễ dàng. Sóng lớn cuốn cát đi, điều quý giá nhất của truyền thông không phải là số lượng khán giả hiện hữu, mà là khả năng duy trì lập trường công bằng ở những thời điểm quan trọng. Tính công chính là pháp bảo cho sự tồn tại của truyền thông, tính khách quan là chuẩn tắc để truyền thông níu giữ khán giả. Đúng vậy, nghe nói rằng số lượng đăng ký phiên bản tiếng Anh của tờ Epoch Times đã vượt qua New York Times (*). Là một tờ báo có tuổi đời hàng thế kỷ, các bạn cảm thấy thế nào về về điều này, các bạn có hề suy nghĩ lại không?

Chấn Vũ
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

—*—-

(*) Ghi chú của Biên tập viên:

Trong một tuyên bố công bố hôm thứ Năm (12/11) của Epoch Times. Tờ báo này cho biết, tại Mỹ, các nhà quảng cáo của họ đã chịu sự đe dọa của Lãnh sự quán ĐCSTQ, hòm báo của họ bị phá hoại. Tại Hồng Kông, một xưởng in báo cũng bị phóng hỏa. Gần đây, một số kênh truyền thông khác lại công kích họ, sự công kích này đến từ những tổ chức truyền thông tại Mỹ không cùng quan điểm với báo cáo của Epoch Times. 

Article feature 1200x787 Copy 1200x787
Ứng dụng đọc tin tức của Epoch Times là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, với hơn 1 triệu lượt tải xuống trên iOS và Android. (Đại Kỷ Nguyên)

Epoch Times cho biết, độc giả của họ, vẫn luôn bên cạnh họ. Bởi lượt tải về ứng dụng của Epoch Times tăng mạnh, những phản hồi tích cực mà họ nhận được vô cùng lớn. Đến nay, số lượt tải về ứng dụng Epoch Times trên nền tảng iOs và Android đã lên đến hơn 1 triệu lượt, là một trong những ứng dụng có lượt tải nhiều nhất.

Dù vậy, nhiệm vụ khôi phục lòng tin của công chúng đối với giới báo chí vẫn chưa hoàn thành. Epoch Times cho biết vẫn sẽ tiếp tục đưa tin một cách chân thật và công bằng, đồng thời nỗ lực duy hộ tiêu chuẩn cao nhất của truyền thống nghề báo.

download 16
Ứng dụng đọc tin tức của Epoch Times là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, với hơn 1 triệu lượt tải xuống trên iOS và Android. (Đại Kỷ Nguyên)

Xem thêm: