Ông Biden đã có bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại, định vị “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Hoa Kỳ” và nhấn mạnh hợp tác với các đồng minh. Nhưng tại sao phản ứng của Tổng thống Pháp Macron lại không hề tích cực? Hoa Kỳ còn có cơ sở đạo đức cho chính sách nhân quyền mới trên thế giới chăng?

shutterstock 1898592220
(Ảnh: mccv / Shutterstock)

Ông Biden đảo ngược việc định vị Trung Quốc? 

Ngày 5/2, ông Biden đã có bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tập trung vào việc định vị “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Hoa Kỳ”. Nét chính của bài phát biểu là hợp tác với các đồng minh, tức là Hoa Kỳ đã trở lại. Về ngoại giao, có vẻ như trọng tâm là thúc đẩy sức mạnh của cộng đồng đồng tính LGBTQ trên toàn thế giới và chấp nhận nhiều người tị nạn hơn.

Về mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Biden dường như đã lùi một bước lớn so với các chính sách của cựu Tổng thống Trump. Ông Trump coi ĐCSTQ là “kẻ thù số một”. Về thuật ngữ “đối thủ cạnh tranh”, cho dù định nghĩa bề mặt có chặt chẽ đến đâu, thì hai bên vẫn là cùng chí hướng và có cùng mục tiêu, nhưng với thuật ngữ “kẻ thù” thì lợi ích của hai bên cơ bản là xung đột nhau.

Đây là một sự điều chỉnh chiến lược lớn. Cựu Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách nhân nhượng trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là phân biệt ĐCSTQ với Trung Quốc. Tất nhiên, quá trình này cũng liên tục được điều chỉnh và thay đổi, không phải ngay từ lúc đầu đã có nhận định như vậy, mà thông qua quá trình đàm phán thương mại, khi đã nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, và kể từ khi ông Pompeo tiếp quản Bộ Ngoại giao, nhận định này về cơ bản mới được hoàn thiện..

Trong bài phát biểu hôm 5/2/2021 của ông Biden, định vị về Trung Quốc có thể nói là đã lần nữa bị đảo ngược so với thời Tổng thống Trump.

Chính sách đối kháng cần liên minh, chính sách xoa dịu thì có thể tự thực hiện

Điều thú vị là theo chính sách mới về sự trở lại của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ trở lại vị trí lãnh đạo thế giới, thế nhưng phản ứng từ các nước đồng minh đang mong ngóng thì lại chỉ là tạm hài lòng. Tổng thống Pháp Macron nêu rõ trong cuộc đối thoại với Hội đồng Đại Tây Dương rằng ngay cả khi EU và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn, thì cũng vẫn không nên liên minh với Hoa Kỳ trong việc chống lại Trung Quốc.

Về vấn đề liên minh với Hoa Kỳ trong việc chống lại Trung Quốc, một số người nhận thấy rằng phát biểu lần này khác với những gì ông Macron đã nói trước đây. Trên thực tế, điều này có liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ. Đối đầu là cần phải có liên minh và tất cả các liên minh đều có đối tượng đối đầu cụ thể. Ví dụ như, các đồng minh trong Thế chiến thứ hai nhằm vào phe Trục, hiệp ước hữu nghị Trung – Xô nhằm vào liên minh Mỹ – Nhật và NATO chống lại Liên Xô.

Trong vài năm qua, ông Pompeo với tư cách là Ngoại trưởng, đã đi khắp thế giới để thành lập một liên minh chống lại ĐCSTQ. Vì các quốc gia có lợi ích khác nhau nên cần thuyết phục và phối hợp với họ. Ví dụ, để nhắm vào 5G của Huawei, đòi hỏi rất nhiều sức lực và cung cấp nhiều bằng chứng thuyết phục các đồng minh, rằng tại sao 5G của Huawei trong hạ tầng mạng lại là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Khi các nước dần nhận ra tác hại thực sự, họ đều có những hành động ở các mức độ khác nhau để loại trừ Huawei 5G, và điều này cần sự hợp tác.

Nhiều đồng minh cũng đã ít nhiều hợp tác trong các lĩnh vực khác, và một số cũng không chỉ vì lợi ích và an ninh quốc gia của mình. Ví dụ, trong việc đối phó với sự xâm nhập của mặt trận thống nhất ĐCSTQ và yêu cầu điều tra nguồn gốc của virus Trung Cộng (virus corona mới), Úc đã gặp phải đòn trả thù thương mại quy mô lớn từ ĐCSTQ. Nếu Mỹ chuyển ngoặt quá mạnh vào thời điểm này, thì không chỉ không đoàn kết được các đồng minh mà còn khiến các đồng minh khó hiểu hơn nữa.

Một mặt khác, Liên minh châu Âu và ĐCSTQ vốn là ngầm câu kết với nhau. Ví dụ, sau khi hoàn thành Hiệp định đầu tư Trung Quốc – EU mất 7 năm đàm phán, nếu quay trở lại chính sách nhân nhượng, các nước châu Âu vốn là đã “lành nghề” trong việc này rồi, hơn nữa một đặc điểm chính của chính sách xoa dịu là mỗi quốc gia có thể tự thực hiện mà không cần đến liên minh.

Ông Pompeo nói trên Twitter hôm 6/2: Quay lại quá khứ khi ĐCSTQ bắt nạt chúng ta? Quay lại đối xử với những kẻ khủng bố Iran bằng cách gửi tiền như những người bạn? Chúng ta không thể quay lại chính sách đối ngoại thất bại của Obama như vậy nữa. Chúng ta cần phải duy trì chính sách đối ngoại “nước Mỹ trên hết” và đối mặt với (thế lực) xấu xa một cách mạnh mẽ.

Nhưng chính sách đối ngoại của ông Biden đã được chứng minh là không thể đảm bảo lợi ích toàn cầu của Hoa Kỳ, nhất là khi tình hình quốc tế càng phức tạp. Ví dụ trực tiếp là việc quân đội tiếp quản quyền lực dân sự ở Myanmar, có thể không nói là quân đội đảo chính vì đây là hành động dựa vào Hiến pháp Myanmar. Hành động đó đúng hay sai thì cần có sự đánh giá khác, nhưng hiện tại, chính quyền Biden là đang trực tiếp đối mặt với tình thế khó xử. Các lệnh trừng phạt sẽ thúc đẩy quân đội Myanmar nhích lại thêm một bước về phía ĐCSTQ. Còn nếu không có lệnh trừng phạt thì dường như đi ngược lại với nền dân chủ do Hoa Kỳ chủ trương. ĐCSTQ đã thắng Hoa Kỳ 1 điểm trong vấn đề quân đội Myanmar đối xử với người Rohingya.

Liệu Hoa Kỳ có thể duy trì vị thế đạo nghĩa của mình chăng?

Trong tình thế khó xử về ngoại giao mà chính quyền Biden phải đối mặt, một điểm rất quan trọng là liệu Hoa Kỳ có thể duy trì vị thế đạo đức chính nghĩa của mình trong các vấn đề quốc tế như trước đây hay không. Ví dụ, đối với việc quân đội Myanmar lấy lý do gian lận bầu cử để bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ dân sự khác, thì hiện giờ chính quyền Mỹ không còn có nhiều ưu thế về mặt đạo đức chính nghĩa.

Tại Hội đồng Đối thoại Đại Tây Dương, Tổng thống Pháp Macron cũng bày tỏ sự không hài lòng với việc các mạng xã hội kiểm duyệt cựu Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông, đồng thời nói rõ rằng ông không muốn sống trong một xã hội như vậy. Ông Macron không phải là người đầu tiên và sẽ không phải là nhà lãnh đạo phương Tây cuối cùng đưa ra tuyên bố này.

Chúng ta có thể nhìn vào những thành tựu ngoại giao trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Ông đã không phát động một cuộc chiến mới nào, và lại còn kết thúc một cuộc chiến mà không ai nghĩ rằng có thể chiến thắng nhanh chóng như vậy. Đó chính là cuộc chiến tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo và chuyển đại sứ quán Hoa Kỳ sang Jerusalem. Thành tích huyền thoại này sẽ còn tiếp tục, và Thượng viện đã duy trì hiện trạng của đại sứ quán ở Jerusalem với lợi thế tuyệt đối. Một số quốc gia Ả Rập và Israel đã đạt được các hình thức công nhận ngoại giao khác nhau, còn Serbia và Kosovo đã đạt được thỏa thuận kinh tế, có thể nói rằng hai thùng thuốc súng ở Trung Đông và Balkan đã hòa làm một.

Nói đến ngoại giao thì phải nói đến một điểm nữa mà ông Biden đã đề cập, đó là việc đề cao quyền của cộng đồng đồng tính LGBTQ làm trọng tâm trong chính sách ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ. Không thể nhìn ra nổi là đối với chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, thì điều này có ý nghĩa gì?

Những việc chính quyền Trump đã làm là: Sau khi ĐCSTQ và các chế độ vi phạm nhân quyền khác nắm quyền kiểm soát Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền, từ bỏ chính sách cũ và khởi động một chính sách ngoại giao nhân quyền mới, lấy việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo quốc tế làm cốt lõi và đã đạt được những kết quả đáng kể. Hội nghị Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo đã thành công tốt đẹp, Hoa Kỳ đã thực sự trở thành ngọn hải đăng của tự do tín ngưỡng.

Để trở thành nhà lãnh đạo trong thế giới tự do, có lẽ điều quan trọng nhất không phải là sức mạnh quân sự, mà là tư tưởng, chế độ và giá trị quan. Hoa Kỳ liệu có còn chăng?

Hoành Hà
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, đăng trên
Epoch Times)

Xem thêm: