Phần lớn chúng ta đều có thói quen chăm sóc sức khỏe thể chất nhưng lại xem nhẹ sức khỏe tinh thần. Rất khó để xác định tinh thần của bạn đang xấu đi hay tốt lên. Đôi khi những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại nhưng lại đang tàn phá tinh thần của bạn.

Bạn chỉ nhận ra sức khỏe tinh thần của mình đang tệ đi khi chứng mất trí hoặc sự căng thẳng xuất hiện thường xuyên. Dưới đây là một số thói quen gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bạn.

thói quen xấu, tinh thần
(Ảnh: Shutterstock)

1. Ở trong nhà cả ngày

Thứ nhất, ánh nắng mặt trời (sáng sớm) sẽ cung cấp vitamin D và giúp tinh thần con người khoan khoái hơn.

Thứ 2, không có các hoạt động cơ bản như đi bộ, chạy bộ sẽ khiến bạn bị chây lười, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Tập thể thao sẽ làm bạn thoát mồ hôi, cơ thể được thả lỏng, bạn sẽ thấy tinh thần vui vẻ hơn.

Thứ 3, ở trong nhà quá nhiều làm bạn mất đi cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với người khác. Những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong điều kiện tù túng sẽ khiến bạn stress, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bạn không cần phải ở ngoài cả ngày. Nhưng bạn nên ra ngoài hít thở không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên, tham gia một số hoạt động thể thao nhẹ nhàng hoặc đi bộ ít nhất 1 lần 1 tuần, hoặc ra ngoài dạo chơi cùng người thân, bè bạn.

hit tho khong khoi image
Hãy hòa mình vào thiên nhiên để giải tỏa sự căng thẳng mệt mỏi của bạn. (Ảnh: Unsplash)

2. Uống quá nhiều cà phê

Cà phê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nhà khoa học còn chứng minh cà phê có tác dụng làm tăng tuổi thọ. Nhưng khi nếu bạn uống quá nhiều thì kết quả lại hoàn toàn khác. Những người nghiện cà phê nặng có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, đau đầu và bồn chồn. Uống cà phê lúc tối muộn dẫn đến chứng mất ngủ, lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Một ngày bạn chỉ được uống tối đa 3 cốc cà phê và tránh uống sau 6 giờ tối. Bạn cũng nên hạn chế các đồ uống chứa caffein khác (một số loại trà, nước tăng lực).

thói quen xấu, tinh thần
Uống quá nhiều cà phê sẽ không tốt cho tinh thần của bạn. (Ảnh: Unsplash)

3. Nghiện mạng xã hội

Buổi sáng khi vừa ngủ dậy bạn có ngay lập tức vào xem Facebook hoặc Instagram không? Thói quen này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Nhiều người thừa nhận rằng sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến họ lo lắng, mệt mỏi. Các nhà khoa học cũng đã xác nhận rằng người nghiện mạng xã hội có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu.

Giảm bớt thời gian mà bạn dành cho mạng xã hội để tĩnh tâm ngồi thiền định hoặc đọc sách sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

thien dinh image
Tĩnh tâm ngồi thiền định hoặc đọc sách sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. (Ảnh: Shutterstock)

4. Nghiêm trọng hóa vấn đề

Có những người có thói quen tự dằn vặt, trách móc bản thân khi họ mắc lỗi lầm. Suy nghĩ tiêu cực và luôn tự trách bản thân là một trong các yếu tố dẫn đến thói quen độc thoại nội tâm và trầm cảm.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy tiếng cười giúp làm giảm bớt trầm cảm và lo lắng, vậy nên bạn đừng vùi sâu vào sai lầm, khó khăn mà hãy nhìn mọi việc theo hướng tích cực. Thậm chí bạn nên học cách nói chuyện hài hước để có nhiều mối quan hệ thoải mái hơn.

Nhà tâm lý học Catherine từng nói: Nếu bạn có thể khiến cho ai đó ấn tượng tốt về mình, thì bạn cũng có thể làm cho mỗi người xung quanh, thậm chí là tất cả mọi người trên thế giới đều có ấn tượng tốt về bạn. Bạn không cần phải đi khắp nơi bắt tay với người khác, mà chỉ bằng sự thân thiện, linh hoạt, hóm hỉnh của mình để truyền đi những thông điệp của bản thân, như vậy thì khoảng cách giữa bạn và người khác cũng dần biến mất.

mất trí nhớ
Đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề. (Ảnh: Shutterstock)

5. Không vận động

Tập thể dục không chỉ giúp bạn giữ thân hình thon gọn mà còn làm tinh thần bạn trở nên sảng khoái, thư thái hơn. Một số môn thể dục – thể thao đơn giản bạn nên tập khoảng 3 buổi một tuần: đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, nhảy dây… Tập thể dục có tác động lớn đến tâm trạng, thậm chí nó có thể giúp bạn thoát khỏi bệnh trầm cảm.

tap the duc 1 image
Hãy vận động thường xuyên! (Ảnh: Shutterstock)

Minh Minh

Xem thêm: