Có nhiều điều thú vị và thiết thực mà bạn có thể làm để cứu bộ não của mình trong những năm sắp tới.

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều phải suy nghĩ, đưa ra những lựa chọn cho mình, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ có mắc chứng sa sút trí tuệ trong những năm tới hay không – và mức độ tiến triển nhanh chậm như thế nào nếu bệnh xuất hiện.

stress, căng thẳng, công việc, mệt mỏi
(Ảnh: Shutterstock)

Sa sút trí tuệ là một căn bệnh có chiều hướng phát triển không ngừng và cuối cùng có thể gây suy giảm chức năng não – như khả năng hình thành suy nghĩ và ghi nhớ các ký ức của bạn. Nó cũng có thể làm thay đổi đáng kể sự vận tác bình thường của bộ não.

Trong một số trường hợp, bệnh này xuất hiện do khuynh hướng di truyền hoặc đặc trưng nào đó. Ngoài ra, sa sút trí tuệ cũng có thể là hậu quả của các bệnh hiện có.

Mặc dù vậy, tin tốt là chúng ta chỉ cần thực hành những việc đơn giản, như duy trì quan hệ với các nhóm bạn bè hoặc ra ngoài trời nhiều hơn là có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ngay từ thời kỳ đầu mắc bệnh.

Dưới đây là một số thói quen hữu ích hàng ngày mà bạn có thể thực hiện trong cuộc sống để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

1. Kiểm soát cân nặng

Theo dữ liệu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, béo phì là một đại dịch toàn cầu, không chỉ ở các nước phương Tây mà còn ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý là một lựa chọn khôn ngoan – đặc biệt khi người ta bước vào giai đoạn trung niên của cuộc đời.

Theo báo cáo gần đây của trang web Science Daily, số trường hợp bị sa sút trí tuệ trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050 và một phần trong số đó là vì chỉ số cân nặng cao, hay nói cách khác là thừa cân.

muỗi đốt, béo phì, muỗi hút máu, 8 thói quen tốt giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ 
(Ảnh: Shutterstock)

Duy trì cân nặng hợp lý – đặc biệt khi già đi – có thể giúp bảo vệ não bộ của chúng ta. Thói quen này kết hợp chặt chẽ với yếu tố tiếp theo đây.

2. Ăn uống lành mạnh

Có 3 yếu tố tất cả mọi người nên kiểm soát là cân nặng, lượng đường trong máu và huyết áp của mình. Tất cả những yếu tố này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ chúng ta và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, lượng thức ăn bạn tiêu thụ (dinh dưỡng) là vô cùng quan trọng, vì như người xưa đã nói: “Bạn là hình ảnh phản chiếu những gì bạn ăn”.

Chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải là một trong những chế độ ăn lành mạnh nhất mà bạn có thể học theo. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh đây là một trong những chế độ ăn ít chất béo nhất với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nhất, nhưng lại là dễ áp dụng nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải bao gồm các loại thực phẩm như thịt nạc, trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, dầu ô liu và cá.

an uong
(Ảnh: Shutterstock)

3. Duy trì hoạt động xã hội

Các hoạt động tập thể hoặc chỉ cần gặp gỡ riêng một ai đó cũng có thể tăng cường sức khỏe não bộ của bạn: đúng vậy – chỉ đơn giản là ở bên cạnh những người khác! Ngược lại, sống cô đơn có thể dẫn đến trầm cảm và thường trở thành vấn đề đối với người lớn tuổi khi khả năng nhận thức của họ suy giảm theo năm tháng.

Ngoài việc động viên nhau tập thể dục, bạn bè và các mối giao tiếp xã hội tích cực có thể tăng cường sức khỏe não bộ chúng ta. Được ở bên những người có cùng suy nghĩ sẽ tốt như uống một liều thuốc bổ.

Cô đơn, tương tự như trầm cảm, thường trở thành vấn đề khi người lớn tuổi bắt đầu cảm thấy đau khổ vì những người thân yêu qua đời và suy giảm nhận thức. Trầm cảm dường như là dấu hiệu báo trước của chứng sa sút trí tuệ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo sự cô đơn có thể khiến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng 50%.

Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy ra khỏi nhà và kết bạn, hoặc tham gia vào các hoạt động tập thể cùng những người bạn, dù ban đầu đó có thể chỉ là thông qua ứng dụng trò chuyện video.

8 thói quen tốt giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ 
(Ảnh: Shutterstock)

4. Giao tiếp với người lạ

Khi ở gần người lạ ở nơi công cộng, chúng ta thường có xu hướng tự nhiên là giữ im lặng. Nhưng theo nhà tâm lý học Gillian Sandstrom, tiếp cận và nói chuyện với người lạ có thể củng cố sức khỏe tinh thần và làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta.

Dù chỉ là ngồi cạnh những người trên tàu hỏa, xe buýt hay máy bay, hay đi bộ trong công viên hoặc cửa hàng, nhiều người trong chúng ta vẫn đánh giá quá cao sự khó khăn (hoặc nguy hiểm) của việc kết nối với người lạ và đánh giá thấp phần thưởng khi làm như vậy. Tham gia vào các cuộc trò chuyện – ngay cả khi chỉ là một cuộc nói chuyện nhỏ – có thể cải thiện đáng kể tính khí và giúp tâm trạng của chúng ta trở nên tươi sáng hơn, cùng nhiều lợi ích khác nữa. Tất cả những yếu tố đó có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ.

Vui ve ben ban be
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn có thể tham khảo một số cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc trò chuyện với người lạ từ trên mạng Internet hoặc tạp chí.

5. Đọc, đọc, đọc

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry, các hoạt động trí tuệ, đặc biệt là đọc sách, góp phần giảm nguy cơ sa sút trí tuệ một cách đáng kể.

Lợi ích này độc lập với tình trạng sức khỏe, các yếu tố về lối sống khác (như dinh dưỡng, tập thể dục, ma túy, rượu và hút thuốc), nhân khẩu học và hoàn cảnh kinh tế xã hội.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), đọc sách thường xuyên cũng có thể tăng cường khả năng nhận thức của bạn và thậm chí kéo dài tuổi thọ.

4 ly do ne doc sach moi ngay 1 image
(Ảnh: Shutterstock)

6. Bảo vệ đầu của bạn

Trước tiên, hãy bắt đầu với tin tốt: Bộ não của người bình thường thường có thể phục hồi sau các dạng chấn thương đầu phổ biến, chẳng hạn như chấn động nhẹ và chấn thương cổ. Tuy nhiên, nếu những sự cố dù nhỏ này xảy ra quá thường xuyên hoặc tích lũy theo thời gian (như trong trường hợp của một số quân nhân và vận động viên), thì bệnh não do chấn thương mạn tính (CTE) – một loại bệnh thoái hóa não – có thể hình thành và gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Dù bạn trông không được “ngầu” lắm với cái mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, mô tô, xe tay ga hoặc ván trượt, nhưng chính thói quen này sẽ có thể giúp bạn khỏi bị đau đầu và có thể là cả bệnh mất trí nhớ.

7. Thực hành Yoga Nidra

Yoga Nidra, còn được gọi là “giấc ngủ yoga”, là một bài tập hình dung động tương đối đơn giản để học và thực hành. Những người tập yoga nidra cho biết họ cảm thấy ít căng thẳng, ít trầm cảm và lo lắng hơn. Các lợi ích khác bao gồm cảm giác được nghỉ ngơi nhiều hơn và cảm thấy sảng khoái hơn.

8. Trồng một khu vườn của riêng bạn

khu vườn
(Ảnh: Shutterstock)

Bất kể bạn đến từ quốc gia nào, hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng các thế hệ trước đã phát minh ra nhiều loại máy móc với các công dụng nhất định. Trước khi có được sự tiện lợi từ lò vi sóng, thức ăn nhanh và những thứ tương tự, con người không những hòa hợp hơn với thế giới tự nhiên mà còn được tận hưởng được cảm giác tự cung tự cấp.

Một phần của sự tự cung tự cấp đó là trồng cây tại vườn nhà. Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích hơn ngoài việc cung cấp các loại rau củ bổ dưỡng, không chứa hóa chất. Quá trình hoạt động thể chất thông qua việc xới đất, nhổ cỏ, gieo hạt và bê các thùng chứa nông sản mới thu hoạch sẽ rất tốt cho hệ tim mạch và sự cân bằng của con người. Hoạt động này cũng giúp làm săn chắc cơ bắp.

Bên cạnh đó, chỉ cần hòa mình vào thiên nhiên và quan sát các loại động thực vật khác nhau cũng giúp bạn làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Tự trồng vườn giống như đang quay ngược thời gian và đưa chúng ta trở lại với lối sống lành mạnh và đơn giản hơn.

Theo The Epoch Times,
Mai Huyền biên dịch

Xem thêm: