Dường như ngày nay kinh nghiệm và kiến ​​thức chuyên môn lại không phải là nhân tố chính quyết định thành công của một người tại nơi làm việc. 

Nhà kinh tế Harvard David Deming đã nghiên cứu công tác của nhiều nhân viên tại nơi làm việc từ năm 1980 cho đến ngày nay và nhận thấy rằng những công việc đòi hỏi các kỹ năng xã hội đã tăng tới 24% – một con số ấn tượng, trong khi các công việc đòi hỏi bí quyết kỹ thuật, kiến thức và hiểu biết nhờ kinh nghiệm thực tiễn lại tăng trưởng rất ít.

Deming cũng nhận thấy những vị trí công việc tập trung nhiều vào các kỹ năng xã hội có mức lương tăng nhiều nhất so với các công việc đòi hỏi những kỹ năng khác. Cùng với việc gia tăng tập trung vào các kỹ năng xã hội này, những người thiếu kỹ năng xã hội lại trở thành một người bất thường.

Ở nơi làm việc, chúng ta gặp rất nhiều kiểu người: Có người luôn nói thao thao bất tuyệt trong khi bạn đang gắng sức để kịp tiến độ, có người ngang nhiên cướp công trạng từ ý tưởng của bạn, hoặc có người nhẫn tâm để mặc bạn phải thức trắng đêm để sửa chữa lỗi sai do họ gây ra,…

Có rất nhiều người thông minh khác không phải loại người mà luôn miệng liến thoắng gây khó chịu hay cản trở công việc của người khác như trên. Nhưng điều đáng buồn là họ lại thiếu kỹ năng xã hội – điều này gây nhiều bất lợi lớn cho sự nghiệp của họ.

Các kỹ năng xã hội và sự tự nhận thức là những vấn đề của trí tuệ cảm xúc (EQ). TalentSmart đã nghiên cứu hơn một triệu người và nhận thấy rằng EQ quyết định 58% kết quả thực hiện công việc. Những người thiếu EQ ở vào thế bất lợi đáng kể.

Có những kiểu người mà thiếu trí tuệ cảm xúc khiến sự nghiệp gặp bất lợi nhiều hơn những người khác. Bạn có thể tránh trở thành một trong số họ. Có thể bạn sẽ tìm thấy những khiếm khuyết nhỏ của mình ở trong một số các mô tả sơ lược những đặc điểm của những kiểu người này ở phần dưới. Hãy sử dụng kiến ​​thức đó để nâng cao sự tự nhận thức, để có những điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.

1. Người hèn nhát

Embed from Getty Images

Sợ hãi là một động lực vô cùng mạnh mẽ. Đây là lý do tại sao các ứng cử viên tổng thống thường nói với mọi người rằng đối thủ của họ sẽ “phá hủy nền kinh tế” và các quảng cáo cảnh báo rằng “hút thuốc lá giết chết bạn”.

Tại nơi làm việc, nhiều người thường vượt qua nỗi sợ hãi bằng các hành động thiếu lý trí và gây tổn hại cho người khác. Các đồng nghiệp hèn nhát sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho người khác và che đậy đi những sai lầm nghiêm trọng, không lên tiếng bênh vực, ủng hộ những điều đúng đắn.

2. Người “Dementor” (tiêu cực)

Trong loạt truyện Harry Potter của J.K Rowling, Dementors được miêu tả là những kẻ xấu xa chuyên hút linh hồn con người, chỉ để lại cái xác thịt. Bất cứ khi nào kẻ này đi vào phòng, căn phòng sẽ sẽ trở nên đen tối và lạnh lẽo và chúng hút hết niềm vui khiến mọi người bắt đầu nhớ lại những kỷ niệm tồi tệ nhất của họ.

Nữ nhà văn Rowling nói rằng bà đã phát triển khái niệm về Dementors dựa trên những người luôn rất tiêu cực. Những kẻ hủy diệt loạn trí Dementor hút linh hồn của nạn nhân bằng cách áp cảm giác tiêu cực và bi quan lên họ. Chúng luôn tiêu cực với tất cả mọi thứ, và chúng có thể gây ra nỗi sợ hãi cùng phiền muộn ngay cả khi người ta đang ở trong những hoàn cảnh ôn hòa nhất.

Thực tế, một người luôn tiêu cực sẽ khiến những đồng nghiệp xung quanh cảm thấy mệt mỏi và tránh xa.

3. Người kiêu ngạo

Embed from Getty Images

Những người kiêu ngạo làm lãng phí thời gian của bạn bởi vì họ sẽ không coi trọng những gì bạn làm. Kiêu ngạo chính là sự tự tin ngụy tạo, nó được họ dựng lên làm vỏ bọc nhằm che giấu những điều bất ổn bên trong.

Một nghiên cứu của Đại học Akron phát hiện thấy sự kiêu ngạo có liên quan đến hàng loạt các vấn đề tại nơi làm việc. Người kiêu ngạo thường là người thực hiện công việc không tốt và không hài lòng nhiều hơn và sẽ có nhiều vấn đề về nhận thức hơn so với bình thường.

4. Người có tâm lý hùa theo số đông

Embed from Getty Images

Những người hay hùa theo số đông thường rất ít có ý kiến phản bác và điển hình với việc tuyên truyền trạng thái tâm lý “Chúng ta luôn làm như thế”. Nếu bạn thấy mình bị “tẩy não” bằng những gì mà đa số mọi người nghĩ như vậy, thì hãy thận trọng; cứ giữ nguyên trạng như vậy thì không bao giờ có thể làm nên điều vĩ đại.

5. Người hay kiếm cớ

Người thiếu chính kiến sẽ nhanh chóng đổ lỗi rằng họ không có thành tựu là do thiếu cơ hội. Còn nếu trong một khoảng thời gian ngắn may mắn có chút thành quả, thì người này lại cho rằng họ có được nó là vì họ đã làm việc chăm chỉ. Điều mà những kiểu người này không nhận ra là thái độ đó chính là họ đang tự dối lòng mình, chứ đó không phải tình huống thực sự của họ.

6. Người tính khí thất thường

Embed from Getty Images

Một số người hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ sẽ kích động và trút cảm xúc của họ vào bạn, khiến tất cả mọi người trong suốt khoảng thời gian đó cho rằng bạn là nguyên nhân gây ra cú sốc hay khó chịu cho họ.

Người tính khí thất thường không tốt làm tốt công việc vì họ bị cảm xúc chi phối. Họ dễ hoang mang, rối bời vì một quyết định hay nhận xét và sự thiếu tự chủ, đôi lúc họ có thể làm rạn vỡ các mối quan hệ của mình. Hãy đề phòng và cảnh giác với những người “đồng bóng” này; khi có việc xảy ra, họ sẽ xem bạn như là nơi để họ đổ bỏ cảm xúc của họ.

7. Người luôn thấy mình là kẻ bị hại

Bạn sẽ khó để “nhận dạng” những người luôn thấy mình là nạn nhân, bởi lẽ ngay từ đầu bạn thường dễ thấu hiểu và cảm thông với những vấn đề của họ. Nhưng qua thời gian, bạn bắt đầu nhận ra rằng họ chủ động đẩy đi bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào, và trong mắt họ, vạch giảm tốc mà họ gặp phải sẽ to lớn như thể ngọn núi và không thể vượt qua. Họ không xem những lúc khó khăn là cơ hội để học hỏi và phát triển, thay vào đó, họ xem nó như thể không phải việc của họ.

8. Người cả tin

Embed from Getty Images

Bạn không thể không cảm thấy đáng thương cho kiểu người nhẹ dạ cả tin này. Họ chính là những người tự nhận trông con cho sếp buổi sáng sau khi đã gắng sức làm việc cả một đêm vào ngày Chủ Nhật – nếu được đề nghị. Dù là lý do nào, những người cả tin (thường là những người chưa có kinh nghiệm, mới làm quen) vận hành theo kiểu nước chảy bèo trôi cho đến khi dòng sông dịu hiền trở thành một đại dương hỗn loạn.

Không vấn đề gì nếu bạn có thể thương lượng mức lương cho mình, còn nếu bạn nói không cần thì cũng được, và nếu hỏi về cách thức mọi việc được thực hiện ra sao cũng không sao. Bạn sẽ có được nhiều sự tôn trọng hơn nếu bạn lên tiếng cho bản thân vào đúng thời điểm.

9. Người hay xin lỗi

Ai cũng có lúc thừa nhận lỗi lầm và xin lỗi, nhưng có những người lại nói lời xin lỗi quá thường xuyên. Những người thiếu tự tin luôn miệng xin lỗi vì những suy nghĩ và hành động của họ. Họ sợ thất bại và tin rằng việc xin lỗi sẽ có tác dụng như một lưới chắn an toàn. Thực tế, những lời xin lỗi không cần thiết sẽ khiến ý kiến của họ giảm giá trị, khiến người khác có thể đánh giá thấp họ.

Một điều lưu ý là giọng điệu ra và ngôn ngữ cơ có thể giúp phản ánh được tầm quan trọng về ý kiến của bạn. Khi bạn nói ra ý kiến dưới dạng một câu hỏi đang cần cân nhắc thì cũng tệ như lời xin lỗi vậy. Nếu bạn thực sự tin rằng một điều gì đó có giá trị chia sẻ, thì hãy sở hữu nó và chia sẻ nó bằng sự tự tin.

Đôi điều về tác giả:

Tiến sỹ Travis Bradberry là đồng tác giả của cuốn sách đoạt giải thưởng Cuốn sách bán chạy nhất – “Emotional Intelligence 2.0” (Trí tuệ xúc cảm 2.0), cũng là đồng sáng lập của công ty về khảo sát nhân lực TalentSmart – một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các chương trình sát hạch và đào tạo nhằm làm tăng trí tuệ cảm xúc và nâng cao chất lượng cuộc sống. TalentSmart phục vụ cho 75% trong số các công ty nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500.

Theo CNBC
Minh Huyền

Xem thêm: