Trong một nghiên cứu mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard phát hiện thấy rằng nếu bạn nhận thức tốt hơn về mục đích sống, hay nói cách khác, bạn thấy là phải sống có ý nghĩa, có định hướng và mục đích rõ ràng, chắc chắn cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn khi bạn già đi. Và các nhà nghiên cứu Harvard tin rằng sự thay đổi tinh thần theo cách đó sẽ giúp bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Embed from Getty Images

Được ra mắt trong tạp chí y khoa Tâm thần học JAMA vào tháng 10, các nhà nghiên cứu Harvard của công trình nghiên cứu này đã đặt ra câu hỏi “Mục đích sống tốt đẹp hơn trong cuộc sống của một người có dẫn đến khả năng ngăn ngừa suy giảm chức năng cơ thể hay không?”. Đó là điều quan trọng bởi sự già hóa dân số và dân số Hoa Kỳ suy giảm được cho là một thách thức toàn cầu về sức khoẻ cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết: Ở ba dãy nhà, cứ 3 người trên 65 tuổi thì có 1 người gặp khó khăn khi đi bộ. Vì vậy, “Một sự cần thiết ngày càng rõ ràng là phải xác định được các yếu tố có thể kéo dài thời gian con người duy trì chức năng cơ thể khỏe mạnh”. 

Để kiểm tra xem việc sống có mục đích có thực sự giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh hơn hay không, các nhà nghiên cứu đã hai lần thu thập dữ liệu, một lần vào năm 2006 và một lần năm 2010, từ tổ chức Health and Retirement Study (Nghiên cứu Hưu trí và Sức khỏe), và tiến hành một nghiên cứu tiêu biểu đang được thực hiện trên quy mô toàn quốc với những người Mỹ trên 50 tuổi.

Embed from Getty Images

Những nhà nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với một nửa trong số những người được khảo sát để đánh giá về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của họ. Kiểm tra và đánh giá thể lực nhờ đo sức nắm của bàn tay người và tốc độ đi bộ. Để đo lường ý thức về mục đích sống, những người tham gia được cho trả lời bảng câu hỏi tâm lý dựa theo Bảng Sức Khỏe Tâm Lý của nhà tâm lý học Carol Ryff.

Kết quả chỉ ra rằng những người trưởng thành có ý thức về mục đích sống cao hơn thì có ít nguy cơ khiến sức nắm của bàn tay và tốc độ đi bộ bị thuyên giảm hơn là những người còn lại.

Các nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu Eric Kim, người dẫn đầu công trình nghiên cứu này, đã nhận thấy rằng một ý thức cao hơn về mục đích sống cũng tương quan với mức độ giảm các nguy cơ về tàn tật, đột quỵ, bệnh tim, những vấn đề về giấc ngủ và các vấn đề sức khoẻ khác.

Nhà tâm lý học Carol Ryff đã viết trong một bình luận về nghiên cứu này: “Định hướng một cuộc sống có mục đích không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt đẹp và ý nghĩa, mà nó còn là một ‘vùng’ chứa đựng khả năng tiềm ẩn mà ở đó các nghiên cứu can thiệp và các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng có thể giúp cải thiện sức khỏe của dân số ngày một già đi của chúng ta.”

Các nhà nghiên cứu Harvard cũng lưu ý rằng, vì cảm nhận về mục đích sống của bạn có thể tiến triển, đảm bảo bạn sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn về mục đích sống, và giúp bạn có thể cải thiện “không chỉ sức khoẻ tinh thần mà cả chức năng thể chất nữa”.

Điều đó cho thấy không bao giờ là quá sớm để suy xét xem làm thế nào để sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Theo CNBC
Minh Huyền

Xem thêm: