Gần đây, có một nhà báo của New York Times nghiên cứu về chi phí của người giàu đã viết một bài tên là “Chuyện mà những người giàu ở Mỹ sẽ không nói cho bạn biết”, tiết lộ việc người giàu ở Mỹ cố gắng hết sức để “che giàu” chứ không “khoe giàu”. Vậy tâm thái của những người giàu có này là như thế nào?

Tác giả đã phỏng vấn cha mẹ của 50 gia đình có con cái, trong đó có 18 bà mẹ là nội trợ toàn thời gian. Những người này đều có trình độ học vấn cao, đã từng hoặc đang làm việc trong ngành tài chính hoặc những ngành liên quan, hoặc là được kế thừa tài sản hàng triệu USD. Họ thuộc về giai tầng 1% hoặc 2% những người giàu nhất nước Mỹ, đến từ các bối cảnh kinh tế khác nhau, ước chừng khoảng 80% là người da trắng.

Điều khiến người ta ngạc nhiên là, đại đa số họ không muốn nói đến “tiền”. Bài viết nói, trong khi phỏng vấn, “cảm giác sỉ nhục” của những người giàu này đối với giàu sang trước hết biểu hiện ở sự lặng im của họ khi nhắc đến tiền.

Khi hỏi thăm một bà nội trợ toàn thời gian rất giàu có về vấn đề tài sản của gia đình bà, thì bà rất sửng sốt, nói: “Từ trước đến giờ không có ai hỏi tôi điều này, thật đấy”. 

Còn một quý bà nữa thì nói: “Không có ai biết chúng tôi tiêu bao nhiêu tiền. Anh là người duy nhất nghe thấy chúng tôi nói con số này ra thành tiếng”. Bà cảm thấy rất không thoải mái khi chia sẻ về thông tin này như vậy. Còn có một số cô, bà khác thì nói, họ căn bản không thể nói với chồng là đã từng nhận trả lời phỏng vấn, họ nói “Ông ấy sẽ giết tôi mất” hoặc “Ông ấy không thích lộ thông tin ra ngoài”.

Bài viết cho hay, một người New York 30 tuổi tên là Beatrice thì nói, khi cô đi mua hàng về thì sẽ gỡ bỏ tấm dán báo giá đi. Cô giải thích rằng, bởi vì sự chênh lệch giàu nghèo giữa mình và bảo mẫu là lớn nên cảm thấy không thoải mái. Còn có một nhà thiết kế nội thất thì nói, những khách hàng giàu có của anh cũng sẽ che giấu giá cả đi.

Ngoài ra, những người trả lời phỏng vấn cũng chưa bao giờ nói mình “giàu có” hoặc là thuộc “giai cấp thượng tầng”, họ thích dùng những từ như “cuộc sống dễ chịu” hoặc là “may mắn”. Có một số người thậm chí còn cho rằng bản thân mình là “tầng lớp trung lưu” hoặc là “xã hội trung tầng”.

Taila là một bà nội trợ toàn thời gian, chồng của cô làm việc trong ngành tài chính, thu nhập hàng năm ước chừng đạt 500.000 USD. Cô nói: “Chúng tôi có một cuộc sống rất bình thường”. Ý của cô là, họ không hề tối nào cũng đến nhà hàng 4 sao để ăn cơm, cô nói: “Mỗi sáng chúng tôi đều cùng nhau đi bộ tới trường. Anh biết đấy, điều này rất thú vị. Đây là một cảm giác thực sự được sinh sống trong cộng đồng”.

Những người được phỏng vấn này chưa bao giờ khoe khoang món đồ đắt tiền nào. Ngược lại, họ nói một cách nhiệt tình về những món hàng giá rẻ treo ở trên xe trẻ em của con họ, nói về việc mua quần áo ở chuỗi cửa hàng Target, còn nói về những chiếc xe cũ mà họ lái.

Họ phê bình việc chi tiêu của những người giàu khác, nhất là những người chi tiêu hoang phí xa xỉ, ví dụ như những ngôi nhà lớn kiểu McMansion, hay những người đi những thắng cảnh nghỉ mát đắt tiền. Dùng lời nói đùa của một người được phỏng vấn mà nói, thì những nhân viên ở đó “Mat xa đầu ngón chân” cho bạn (ý nói xa xỉ quá).

Họ cũng lo lắng làm thế nào để bồi dưỡng con mình thành “người tốt”, chứ không để cho con họ trở thành những đứa trẻ hư coi việc hưởng thụ là đương nhiên. Môi trường của thành phố New York, đặc biệt là các trường tư khiến họ lo lắng, con cái của họ sẽ không được tiếp xúc với “thế giới hiện thực”. Hay là dùng một lời của một người được thừa kế tài sản mà nói, sẽ không bao giờ có được “sự thoải mái tự tại của việc sống ở ngoài cái bong bóng xà phòng”.

Bài viết còn nói, đặc điểm của văn hóa nước Mỹ từ trước đến nay có một điểm là nghi ngờ đức hạnh của những người giàu. Mặc dù các nhà tư bản và các chủ nhà máy thường nhận được lời khen ngợi, nhưng trong mắt dân chúng thì họ cũng có hình tượng là “tham lam” và “vô tình”. Những người kế thừa tài sản, nhất là nữ giới, thường được miêu tả thành “đặc biệt giàu có, hấp dẫn”, nhưng cũng phóng túng bản thân.

Do vậy, những người trả lời phỏng vấn này có một cảm xúc mâu thuẫn rất sâu về thân phận giàu có của họ. Họ hoàn toàn không thổi phồng hay khoe khoang tiền tài hay sự giàu có của bản thân, mà là kín như bưng về địa vị cao cấp của mình.

Họ sẽ miêu tả bản thân mình là những người làm việc nỗ lực, là một người “bình thường” tiêu tiền thận trọng. Họ nỗ lực để giữ cho hình tượng của bản thân mình không giống với hình tượng về một người được cho là giàu có trong tâm trí mọi người, như là khoe khoang, tự tư, thế lực hay là tự cho rằng mình giỏi. Điều này có lẽ là thể hiện ra tâm lý bất an của họ đối với việc phân phối không đều trong xã hội.

Thành Đô

Xem thêm: