Sống trong thời đại công nghệ, việc giữ cho con trẻ tránh xa điện thoại thông minh và mạng xã hội là điều mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Chuyên gia Melanie Hempe sẽ chia sẻ những điều quan trọng trong hành trình khó khăn này với các bậc cha mẹ.

điện thoại thông minh
(Ảnh: Odua Images/ Shutterstock)

Bà Melanie Hempe, người sáng lập ra tổ chức ScreenStrong và là cử nhân khoa học về điều dưỡng (BSN), nói rằng: “Trẻ em chỉ có một cơ hội duy nhất khi có một tuổi thơ khỏe mạnh và chúng cần sự chăm sóc giúp đỡ của bạn. Bất cứ điều gì đều đáng giá đối với con, ngay cả khi chống lại áp lực xã hội mạnh mẽ và trì hoãn lại việc sử dụng điện thoại thông minh.” Câu nói này dường như đang phản ánh tiếng lòng của nhiều bậc cha mẹ khi họ cũng đang lo lắng rằng con cái họ không thể sống thiếu smartphone. Tất nhiên, một số người sẽ không đồng tình nhưng suy cho cùng thì đây cũng là vấn đề được cả xã hội quan tâm. 

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

Một nghiên cứu của Đại học Michigan về vai trò của điện thoại thông minh trong các trại hè của sinh viên đã chỉ ra một cách rõ ràng tác động tiêu cực này. Thực tế cho thấy rõ ràng là người tham gia tập trung vào điện thoại thông minh hơn là việc tham gia đầy đủ các hoạt động. Thậm chí nhiều sinh viên đã từ bỏ cuộc chơi, trò chơi hoặc biểu diễn tài năng.

Trong một nghiên cứu kéo dài 5 năm với hơn 500.000 trẻ em. Giáo sư tâm lý học Jane Twenge của Đại học bang San Diego đã phát hiện ra rằng những trẻ em sử dụng điện thoại thông minh hơn 3 giờ mỗi ngày thường có cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực, chán nản, cô đơn hoặc nghĩ đến việc tự tử. Nghiên cứu cho rằng tỷ lệ trầm cảm và tự tử tăng 50% là do sở hữu điện thoại thông minh ở trẻ em và thiếu niên từ 12 đến 14 tuổi.

Nhà khoa học và tác giả nổi tiếng người Anh Susan Greenfield dẫn kết luận của một cuộc thăm dò ý kiến ​​của hơn 1.500 thanh thiếu niên Anh cho thấy rằng các ứng dụng như YouTube, Twitter, Facebook đang tiếp tục xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Những thanh thiếu niên này đã cảm thấy mình kém quan trọng hơn, kém nhiệt tình hơn với cuộc sống. Ngoài ra họ thường ít tham gia vào các hoạt động gia đình, các mối quan hệ, tình bạn, tình cảm, và tỷ lệ người ngủ đủ giấc cũng giảm.

Ngoài ra, tình trạng béo phì ở trẻ em tỷ lệ thuận với số giờ chúng xem TV hoặc xem điện thoại thông minh mỗi ngày, bởi vì cứ thêm một giờ sử dụng màn hình thì chúng sẽ bổ sung thêm khoảng 50 calo. Trẻ xem TV hơn 3 giờ mỗi ngày tương đương với 50% khả năng sẽ bị béo phì trong tương lai.

Cần chú ý

Vẫn còn rất nhiều tác hại mà smartphone mang lại cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng sẽ có người đặt câu hỏi rằng, ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì độ tuổi nào phù hợp nhất để sử dụng smartphone? 

Trước câu hỏi này, bà Melanie Heppe cho rằng “độ tuổi phù hợp nhất” là một câu hỏi rất khó, và người ta không nhấn mạnh “độ tuổi phù hợp nhất” cho những điều vốn dĩ tốt với con cái chúng ta. Mà mấu chốt nằm ở chỗ, thanh thiếu niên có cần điện thoại thông minh không?

Trong thời đại thông tin ngày nay, liệu có thể tưởng tượng cuộc sống không có internet và điện thoại thông minh? Nó có vẻ rất khó khăn. Trẻ em thực sự yêu cầu cha mẹ của chúng cho chúng biết lý do tại sao chúng “có thể sống mà không dùng điện thoại.” Và sẽ có người chia sẻ với các bậc cha mẹ một vài phương pháp giữ an toàn khi con họ sử dụng điện thoại thông minh.

1. Giảm sự nguy hại của điện thoại đối với con bạn bằng cách mua các gói biện pháp kiểm soát phức tạp dành cho phụ huynh.

2. Thông qua các cuộc trò chuyện liên tục, các cam kết sử dụng điện thoại, để cho trẻ gia nhập vào truyền thông xã giao, như vậy con sẽ thành thục hơn. 

Bà Melanie Heppe nói rằng sự kiểm soát của phụ huynh là cần thiết, nhưng trên thực tế, chúng chỉ mang lại cảm giác an toàn giả. Trẻ có thể dễ dàng tìm cách vượt qua sự giám sát và các nội dung trên mạng xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Các biện pháp an ninh thực chất là không có tác dụng.

Bà cũng bày tỏ, về mặt y học thì chúng ta hoàn toàn không thể ép buộc thanh thiếu niên trưởng thành bằng cách nói chuyện với chúng. Giao tiếp thường xuyên là quan trọng, tuy nhiên, các cuộc trò chuyện không có khả năng thay đổi hành vi của trẻ. Nếu những phương pháp này hiệu quả, thì mọi người đã có thể loại bỏ rượu, ma túy, mang thai, và nhiều vấn đề tuổi teen khác chỉ trong một đêm. Sử dụng mạng xã hội khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và việc tham gia vào các hoạt động gây nghiện như mạng xã hội sẽ không giúp thanh thiếu niên trở nên nhạy bén hoặc trưởng thành hơn.

Những lưu ý trước khi sử dụng điện thoại thông minh

Bà Melanie Heppe đề xuất rằng khi thanh thiếu niên sử dụng điện thoại thông minh, phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau:

Sự trưởng thành: Trẻ em rất giỏi trong việc giả vờ trưởng thành, mặc dù ở một số phương diện trong cuộc sống cũng có ​ vài dấu hiệu của sự trưởng thành, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đã có thể được sử dụng điện thoại thông minh. 

Trẻ em cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành ở trường trung học và thậm chí là đại học trước khi chúng có khả năng chống chọi với các phương tiện truyền thông xã hội và những phiền nhiễu khác. Cha mẹ nên nhớ đừng nhầm lẫn giữa trí thông minh với sự trưởng thành.

Sự gắn bó: Khi trẻ lớn lên, sự gắn bó của chúng với gia đình quan trọng hơn so với các bạn trên mạng. Nếu bạn cảm thấy rằng con bạn chú ý đến điện thoại hơn bạn, điều đó có nghĩa là bạn đã thua cuộc.

điện thoại thông minh
Giao tiếp giữa con cái và cha mẹ là vô cùng quan trọng. (Nguồn: Andrea Piacquadio/ pexels)

Trải nghiệm lành mạnh: Trẻ em cần nhiều sở thích và hoạt động thể chất lành mạnh khác nhau trong thời kỳ thiếu niên để phát triển. Hướng dẫn trẻ theo đuổi những sở thích có ý nghĩa, làm việc có mục đích, hoạt động giải trí và kỹ năng giao tiếp xuất sắc, thay vì chìm đắm kéo dài với màn hình điện thoại, điều này vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. 

Sử dụng điện thoại di động là một việc làm hạn chế sức rèn luyện, phân tán và thay thế nhiều hoạt động cũng như các thành tựu quan trọng khác. Tuổi thơ đã qua đi thì không thể bắt đầu lại từ đầu.

Bạn bè và giao tiếp: Trẻ cần có một số mối quan hệ bạn bè thân thiết, thường xuyên và cần xây dựng kỹ năng giao tiếp mặt đối mặt. Phương tiện truyền thông xã hội không thể đáp ứng nhu cầu này. Và tình bạn sẽ dần phai nhạt khi bọn trẻ lên mạng, điều này làm cho trẻ lúc nào cũng có cảm giác cô độc. Chỉ gửi tin nhắn cùng các ký hiệu cảm xúc cũng không phải phương thức giao tiếp có thể xây dựng một tình bạn bền vững.

Chấp nhận: Trẻ cần phát triển mà không bị tổn hại. Tuổi mới lớn là khoảng thời gian tồi tệ nhất để lên mạng xã hội. Những người ở độ tuổi này thường rất yếu mềm, một khi bị người khác cự tuyệt thì dễ bị tổn thương. So với bất kỳ độ tuổi nào thì giai đoạn này là cực kì nhạy cảm.

Phục hồi chức năng cai nghiện: Để nuôi dưỡng và phát triển trẻ em với tiềm năng đầy đủ của chúng, cha mẹ nên giải phóng chúng khỏi bất kỳ hoạt động gây nghiện nào. Trẻ cần sự chăm sóc và tình yêu thương của người lớn để xóa bỏ rào cản của màn hình điện tử và có một tuổi thơ lành mạnh. Hãy nhớ rằng, 90% người lớn nghiện bắt đầu từ thời thơ ấu.

Bảo vệ: Cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ con cái, ngay cả khi áp dụng một số quan điểm không phổ biến và văn hóa đi ngược lại số đông thì cũng không phải là cách bảo vệ quá mức. Hãy dành cho con bạn thứ tình yêu mà trẻ hằng mong ước.

điện thoại thông minh
Trẻ em cần nhiều sở thích và hoạt động thể chất lành mạnh khác nhau trong thời kỳ thiếu niên để phát triển. (Nguồn: August de Richelieu/ pexels)

Giải pháp khả thi hơn

Nếu trẻ em cần điện thoại, hãy sử dụng những loại không phải điện thoại thông minh mà chỉ có chức năng gọi điện và nhắn tin, đồng thời trì hoãn việc tiếp xúc với mạng xã hội càng nhiều càng tốt, ít nhất là cho đến cuối tuổi vị thành niên. Các hoạt động sau có thể được sử dụng thay cho điện thoại thông minh:

  • Các hoạt động đời sống xã hội tại gia đình: Thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội ở nhà để giúp con được gặp gỡ bạn bè, để chúng xây dựng tình bạn lâu dài và những kỷ niệm vui vẻ.
  • Sở thích phi công nghệ: Hướng dẫn con tìm ra những sở thích mới và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động phi công nghệ như đọc sách, thể thao, học nhạc, nghệ thuật, tập thể dục..v.v.
  • Thời gian dành người thân: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu con bạn hơn bất kỳ phương tiện truyền thông xã hội nào trên thế giới.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng các thí nghiệm về việc sử dụng điện thoại thông minh của thanh thiếu niên sẽ gặp nhiều rủi ro và nguy hại hơn là lợi ích mà nó mang lại.

Về tác giả

Bà Melanie Hempe, Cử nhân Khoa học về Điều dưỡng (BSN), là người sáng lập ScreenStrong, một tổ chức giúp các bậc cha mẹ giúp con cái của họ được hưởng lợi từ các phương tiện màn hình mà mà không phải chịu hậu quả độc hại của việc lạm dụng đe dọa sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.