Hình ảnh miền quê nghèo nắng cháy thôi thúc một cô gái bé nhỏ tạm gác ước mơ mặc áo blouse trắng để trở thành một kỹ sư nông nghiệp giải quyết nạn đói cho dân làng.

Cô Buyinza Morgan sinh ra tại một làng quê nghèo khó ở Uganda. Mảnh đất cằn bên rìa sa mạc Sahara thiếu thốn đủ thứ, người làng cô thiếu cái ăn, cái mặc, thiếu thông tin và… thiếu cả cái chữ. Chỉ 3% người dân từng đi học và người ta đã quen với cách canh tác kém năng suất từ bao đời.

Ngôi làng nhỏ bé chẳng có được bao khoảnh đất phù hợp cho canh nông, cái đói đeo bám người dân nơi đây hết năm này tháng khác. Những đứa trẻ vì thế mà cũng suy dinh dưỡng héo hon, nhiều em kém may mắn đã qua đời khi mới chỉ 4-5 tuổi vì đói kém, sốt rét, bệnh tật. Trường học với các em là một nơi xa lạ, chúng chỉ biết chạy chơi quanh những tán cây, đuổi bắt chim, huýt sáo với bầy thú hoang và đôi khi lẻn đi ăn trộm đồ ăn vì quá đói.

Người đăng: Humans Who Grow Food vào Chủ nhật, 11 tháng 4, 2021

 

Thương cảm cho số mệnh của dân làng, Buyinza quyết định từ bỏ ước mơ theo học Khoa học Y sinh của mình để tham gia chương trình đào tạo phát triển nông nghiệp tại thủ đô Kampala. Tại đây, cô được đào tạo bài bản để trở thành một người điều hành nông trại giỏi. Buyinza còn biết áp dụng phương pháp nông nghiệp tái sinh vào những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, vì hơn ai hết cô hiểu được rằng: cần phải tạo ra nhiều thực phẩm lành mạnh hơn cho người dân làng cô, và cũng để bảo tồn đất cho việc canh tác được bền vững.

Người đăng: Humans Who Grow Food vào Chủ nhật, 11 tháng 4, 2021

 

Người đăng: Humans Who Grow Food vào Chủ nhật, 11 tháng 4, 2021

 

Ngày hoàn thành khóa học cũng là ngày Buyinza trở về làng và tạo dựng lên một khu đất nông nghiệp với diện tích 2 mẫu Anh để trồng các loại cây lương thực như khoai lang, chuối, ngô, đậu, các loại hạt và nhiều loại cây theo mùa khác với sự giúp sức của nhân lực địa phương. Mô hình cô đưa ra là người dân sẽ lao động trên nông trại dưới sự hướng dẫn của cô, và hoa lợi từ nông trại sẽ nuôi sống và giúp họ không còn phải lo thiếu đói.

Cô cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hàng tháng cho thanh niên, phụ nữ và nam giới, dạy họ cách trồng trọt trên những mảnh đất nhỏ mà vẫn cung cấp đủ lương thực cho cả gia đình.

Trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, hiện riêng nông trại của cô Buyinza đã có thể nuôi sống 120 người, rất nhiều gia đình khác đã có thể tự chủ lương thực. Đặc biệt, trong đợt dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, nông trại của cô đã phát huy được lợi thế tối đa khi cung cấp đủ lương thực cho cộng đồng, giúp cô càng vững tin vào quyết định tăng thêm diện tích canh tác cho nông trại.

Cô Buyinza cho biết: “Vai trò người nông dân thực sự rất quan trọng dù họ ở bất cứ nơi đâu. Được làm điều mình thích thường dễ khiến chúng ta vui vẻ, nhưng hạnh phúc thực sự là khi chúng ta biết nghĩ cho người khác và hành động vì cộng đồng”.

Giờ đây, ngôi làng nhỏ ở Uganda đang tràn ngập tiếng cười hạnh phúc và hy vọng. Tiếng cười từ những người phụ nữ đang nhóm lửa nấu ăn, từ lũ trẻ nô đùa trên đồng cỏ, từ ánh mắt sáng ngời của những người đàn ông khi tiếp cận được những kiến thức canh nông tiên tiến và từ chính Buyinza cùng các đồng sự của mình với ước mơ, hy vọng về một ngày ngôi làng ai cũng no đủ, có điện, có xe, có internet… và những đói khổ, cơ cực một thời sẽ chỉ còn được nhắc lại trong những câu chuyện kể bên ánh lửa bập bùng khi đêm tới.

Ngọc Ánh (Theo Humans Who Grow Food)

Xem thêm: