“Cảm giác ngon miệng” là thứ nuôi dưỡng cuộc sống, đồng thời cũng có thể giúp bạn tìm thấy những điều ý nghĩa trong cuộc sống. 

Cảm thụ hương vị món ăn
“Cảm thụ hương vị món ăn” giúp bạn tìm thấy những điều ý nghĩa trong cuộc sống. (Ảnh: AnemStyle/ Shutterstock)

Trở ngại của người hướng nội không phải là thiếu tài hùng biện hay khả năng, mà là sử dụng sai phương pháp. Hầu hết những người hướng nội thực sự có đặc điểm quan sát nhạy bén và suy nghĩ chín chắn, nhưng vì “chú ý đến người khác quá mức” trong khi không thể hiện ra được nên sẽ bị áp lực đè nặng. Một khi sử dụng đúng phương pháp, họ có thể nắm bắt bối cảnh nhanh hơn người khác và làm sáng tỏ các ý tưởng một cách rõ ràng. Bài viết này chia sẻ cách người hướng nội có thể học cách thưởng thức thức ăn. 

Những người coi trọng bản thân sẽ biết cách thưởng thức món ăn

Mỗi ngày bạn có ăn uống cân bằng không?

Tôi từng nghe một người bạn làm trong một công ty lớn ngạc nhiên nói: “Tôi phát hiện những người mới đến gần đây luôn có đồ uống, đồ ăn nhẹ và bánh cho bữa ăn, như thể họ chỉ cần nhét cho đầy bao tử là được, họ hoàn toàn không cần có một bữa ăn trưa ngon miệng và đầy đủ”. Nghe điều này, ngay cả tôi cũng ngạc nhiên. 

Theo “Khảo sát về thói quen ăn uống của thế hệ trẻ” do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản thực hiện năm 2019 đối với những người từ 18 đến 39 tuổi, “mỗi ngày nên ăn ít nhất 2 bữa bao gồm món chính, món rau, và món ăn kèm”. Khoảng 20% ​​số người được hỏi trả lời “hầu như mỗi ngày” và 30% trả lời “hầu như không bao giờ”. 

Bên cạnh đó, khoảng 20% ​​người “có 2 đến 3 ngày trong tuần”, cộng với tỷ lệ “hầu như không có”, khoảng 50% người không quan tâm đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng. Kết quả của cuộc khảo sát này thực sự phù hợp với những gì bạn tôi đã nói. 

shutterstock 1533805004
Hãy thưởng thức món ăn ngon và làm cho cuộc sống của bạn trở nên phong phú hơn. (Ảnh: Roman Samborskyi/ Shutterstock)

Việc không quan tâm đến chế độ ăn uống cũng có nghĩa là bạn chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu của cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy rằng “không có món ăn nào mà bạn đặc biệt muốn ăn hoặc thích ăn, bạn chỉ ăn vì đói”, thì bạn nên bắt đầu học bằng cách nếm thử những món ăn ngon. 

Cần phải rèn luyện mới cảm nhận được vị ngon của thức ăn, chúng ta sinh ra không phải đã biết thế nào là “ngon”. Nhận thức về hương vị sẽ ảnh hưởng bởi văn hóa, vì vậy các quốc gia trên thế giới sẽ có khẩu vị rất khác nhau.

Lấy món súp của ẩm thực Nhật Bản làm ví dụ. Hầu hết người nước ngoài cho rằng món súp ở Nhật Bản quá nhạt nhẽo và không đủ để no. Mặc dù ẩm thực Nhật Bản thực sự thanh đạm hơn so với ẩm thực phương Tây, nhưng nếu bạn biết cách nếm vị umami (vị ngọt thịt) trong món súp, bạn có thể cảm nhận được hương vị tinh tế và tao nhã của món ăn.

Hãy học cách thưởng thức hương vị thơm ngon tinh hoa của món ăn, cuộc sống của bạn sẽ trở nên phong phú hơn, bữa ăn sẽ vui vẻ hơn và bạn sẽ mong đến giờ ăn hơn. 

Tạo ra giá trị trong cuộc sống thông qua “cảm giác ngon miệng”

Nói chung, người hướng nội không có độ nhạy cảm cao với cảm giác ngon miệng. Sở dĩ nói như vậy không phải vì người hướng nội có vị giác kém, mà vì người hướng nội thường trong trạng thái căng thẳng khi ăn, họ dồn hết sự chú ý vào từng cử động của bạn cùng bàn. 

Không thể ăn uống trong trạng thái thoải mái là một trong những nguyên nhân chính gây ra cảm giác vô vị. 

Bạn có từng trải qua kinh nghiệm như thế này không? Khi bạn đang ăn tối với sếp và khách hàng, thức ăn rất nhạt nhẽo. Nhưng bạn ăn cùng gia đình hay bạn bè, thoải mái chia sẻ trò chuyện thì sẽ cảm thấy thức ăn trở nên ngon hơn. Những người hướng nội khi dùng bữa sẽ giống như tình huống ăn cơm với sếp hay đối tác. Trong quá trình dùng bữa, họ thường quá chú ý đến bầu không khí. Họ không quan tâm lắm đến mình thích ăn gì, mà chỉ quan tâm đến cảm nhận của đối phương. Thường thì khi đối phương nói “ngon miệng”, họ sẽ nói theo “ngon miệng”, còn khi đối phương nói “cần phải cải thiện thêm”, họ cũng sẽ phụ hoạ theo “cần phải cải thiện thêm”.

Vì vậy, hy vọng rằng bạn có thể chọn một người mà bạn sẵn sàng mở lòng và chia sẻ thời gian ăn uống của mình. 

Chia sẻ kinh nghiệm ăn uống với người khác là một cách rèn luyện tốt để học cách “cảm thấy ngon miệng”

Ngay cả khi những người hướng nội ăn tối với bạn bè, họ sẽ không dám bày tỏ cảm xúc của mình vì sợ đối phương không đồng ý với mình. Vì vậy, nếu có thể, hãy nhớ tìm một người có thể hòa hợp với bạn để đi ăn cùng. Nếu bạn cảm thấy nó ngon, hãy nói “ngon”, và nếu bạn cảm thấy nó không ngon, hãy thẳng thắn nói “không ngon”, và sau đó suy nghĩ kỹ nguyên nhân món ăn ngon hay không ngon. Nếu bạn không có ai để ăn cùng, viết ra những suy nghĩ của bạn vào sổ tay hoặc blog cũng là một ý tưởng hay. 

shutterstock 789016567
Luyện tập nấu ăn cũng là một phương pháp hữu hiệu để học cách suy nghĩ về hương vị món ăn. (Ảnh: Jelena Zelen/ Shutterstock)

Ngoài ra, nấu ăn cũng là một phương pháp hữu hiệu. Nếu bạn cố gắng nấu một bữa ăn ngon và làm theo công thức, nhưng thành phẩm lại không ngon chút nào, rất có thể là do nhận thức hoặc trí nhớ của bạn về món ngon chưa đủ rõ ràng nên chưa biết cách nêm nếm. 

Nếu không biết cách nêm nếm thì không thể nấu ăn ngon. Vì vậy, hãy học cách suy nghĩ về thế nào là ngon và bạn nên làm gì để món ăn ngon thông qua luyện tập nấu ăn thường xuyên.

“Cảm giác ngon miệng” là thứ nuôi dưỡng cuộc sống, đồng thời cũng có thể giúp người hướng nội tìm thấy những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

shutterstock 1865464981
Vì vậy, hãy nhớ tìm một người có thể hòa hợp với bạn để đi ăn cùng và chia sẻ kinh nghiệm ăn uống với người ấy nhé. (Ảnh: MMD Creative/ Shutterstock)

Ngữ Yên/ Theo Epoch Times