Nhiều người đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm những điều khiến họ có một cuộc sống gia đình viên mãn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rằng, chìa khóa quan trọng nhất để mở cửa hạnh phúc chính là “từ” này. 

gia đình hạnh phúc
“Tâm” chính là từ khóa vàng khiến một gia đình luôn hạnh phúc viên mãn. (Ảnh: LittlePerfectStock/ Shutterstock)

1. Tâm: Nói lời thiện và kiên nhẫn

Một nhà văn nổi tiếng từng nói: “Nói không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta nói chuyện hàng ngày, nhưng không có nghĩa là chúng ta biết nói chuyện.”

Trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng thiếu cẩn trọng và thiếu kiên nhẫn khi nói chuyện với những người thân thiết nhất. Kết quả là thường rơi vào vòng luẩn quẩn của các mâu thuẫn.

Đôi khi, rõ ràng là trong lòng bạn đang quan tâm, nhưng những gì bạn thốt ra lại là lời chỉ trích buộc tội.

Đôi khi, vốn là bạn muốn công nhận và đồng ý ai đó hoặc điều gì đó, nhưng sự thể hiện ra lại là những lời lẽ coi thường thờ ơ.

Đôi khi bạn vốn dĩ muốn trả lời thật tốt, nhưng lại cố tình hỏi những câu hỏi tu từ, thậm chí là trả lời lệch lạc.

Tục ngữ có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Chúng ta luôn bỏ qua sức mạnh và tác dụng của ngôn ngữ trong giao tiếp, và cho rằng đó chỉ là nói suông, không có gì nghiêm trọng. Nhưng đối với những thành viên trong gia đình, người mà ngày đêm gắn bó với nhau, thì tác dụng của ngôn ngữ là đặc biệt quan trọng.

Những lời nói khích lệ và tích cực sẽ làm cho một gia đình trở nên hòa thuận và ấm áp. Trong khi những lời buộc tội, mỉa mai và đối thoại chiếu lệ lại có thể khiến gia đình trở nên lạnh nhạt và tan vỡ.

Trong một gia đình, yếu tố quan trọng nhất chính là sự kiên nhẫn và tấm lòng rộng lượng.

Giống như trong cuốn sách The Unlikely Pilgrimage of Harold Fry nói: “Hãy trân trọng cảm xúc chân thực của ngôn ngữ, và đừng sử dụng chúng như đạn dược.”

2. Tâm: Tình yêu dịu dàng ôn hòa và ân cần

Có người đã từng nói một câu như thế này: “Cái gọi là gia đình không phải đơn giản chỉ là một ngôi nhà, mà nó là nơi tổng hòa của tình yêu thương.”

Tình yêu này không chỉ là bánh hoa trong những lễ hội, cũng không chỉ là những món quà đắt tiền trong ngày kỷ niệm. Mà nó chính là loại tình cảm cao thượng, luôn nghĩ đến gia đình và dành cho họ sự quan tâm hay chăm sóc chu đáo nhất.

Nó là sự chăm sóc tận tình cẩn thận khi ai đó ốm đau, là sự thấu hiểu lẫn nhau khi có sự cãi vã và là sự đồng hành thầm lặng khi ai đó gặp phải thất bại.

Do đó, trong một gia đình, chúng ta cần có một tình yêu dịu dàng và ân cần. Bởi vì tình yêu này là gốc rễ căn bản của những mối quan hệ hòa thuận và là sức mạnh để mỗi người có thể đối mặt với mọi thứ khó khăn nhất.

3. Tâm: Lòng hiếu thảo

shutterstock 1702101469
Trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu. (Ảnh: Chinnapong/ Shutterstock)

Tục ngữ có câu: “Trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu”. Cha mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành. Sự vất vả hy sinh ấy không thể đong đếm bằng bất kể thứ gì.

Trong sách Tăng Quảng Hiền Văn có viết: “Dương hữu quỵ nhũ chi ân, nha hữu phản bộ chi nghĩa”. Nghĩa là: Dê con có hành động cảm ân, quỳ xuống tiếp nhận sữa mẹ, quạ con có tình nghĩa, ngậm thức ăn cho mẹ ăn. Huống chi là thân làm con cái, điều này lại càng phải chu toàn đạo hiếu hơn nữa.

Tương truyền, Tử Lộ, một đệ tử của triết gia Khổng Tử, xuất thân từ trong gia đình nghèo khó, ăn rau rừng cho đỡ đói, sống rất đạm bạc nhưng lại vô cùng hiếu thảo với cha mẹ.

Vì để cho cha mẹ có cơm ăn, dù đường xá xa xôi, dù mùa đông rét buốt khắc nghiệt hay mùa hè nóng bức, Lộ Tử vẫn đi hàng trăm dặm để mua gạo cõng trên lưng vội vã về nhà.

Đạo làm con cháu, chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo để báo hiếu và tôn trọng ông bà cha mẹ. Hãy làm tròn chữ hiếu với cha mẹ từ ngay hôm nay, đừng đợi đến khi họ ra đi rồi mới thấy hối tiếc.

4. Tâm: Dũng cảm chịu trách nhiệm

Tiểu thuyết gia Lev Nikolayevich Tolstoy đã từng nói: “Nếu một người không có nhiệt tình, anh ta sẽ không làm được gì, mà cơ điểm của sự nhiệt tình chính là tinh thần trách nhiệm.”

Một gia đình không chỉ cần tình yêu thương để duy trì mà còn cần cả tinh thần trách nhiệm. Mỗi thành viên trong gia đình đều cần có những phần trách nhiệm của riêng mình.

Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục và nuôi dạy con cái, con cái cũng có trách nhiệm kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ. Vợ chồng có trách nhiệm xây dựng một cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc và cùng nhau chia sẻ nắng mưa.

Vì vậy tất cả các thành viên trong gia đình đều cần phải có tinh thần trách nhiệm. Chỉ bằng cách này, gia đình mới có thể ấm áp hơn và bền chặt hơn.

Trúc Nhi/ Theo Aboluowang

  • Mời xem video: