Khi giới truyền thông hỏi tỷ phú Chuck Feeney vì sao phải quyên tặng hết? Ông trả lời rất đơn giản, bởi vì “vải liệm không có túi”!

Cách đây gần 5 năm về trước, khi tỷ phú Chuck Feeney đang ngồi trên chiếc ghế bành trong căn hộ ở phía đông Manhattan, tại đây, ông đã nói rằng vào cuối năm 2016, ông sẽ quyên tặng số tài sản to lớn cuối cùng mà ông kiếm được từ kinh doanh.

Và đó là một cuộc chạy đua với thời gian: ông Feeney khi đó đã 81 tuổi và quỹ từ thiện Đại Tây Dương (The Atlantic Philanthropies – do chính ông thành lập vào năm 1982) vẫn còn khoảng 1,5 tỷ USD.

Khoảng 2 tháng trước, ông Feeney và quỹ Đại Tây Dương đã hoàn thành cuộc đua nước rút này và tài trợ khoản tiền cuối cùng trị giá 7 triệu USD cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng.

Ông đã chính thức “rỗng túi”, hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống” của mình. Tổng cộng, ông đã đóng góp 8 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện của mình: hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học.

“Bạn luôn lo lắng khi phải quản lý quá nhiều tiền như thế, nhưng chúng tôi dường như đã làm việc đó khá tốt”, ông Feeney nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Giá trị tài sản ròng còn lại của Feeney là hơn 2 triệu USD. Khá lớn, đủ chuẩn của một người giàu, nhưng vẫn rất “khiêm tốn” đối với một người có khả năng giữ lại cho mình số tiền gấp cả hàng ngàn lần như thế. Ông và vợ Helga, hiện đang sống trong một căn hộ thuê ở San Francisco.

“Bạn chỉ có thể mặc một chiếc quần trong một khoảng thời gian nào đó thôi”, ông Feeney nói.

Chuck Feeney, James Bond
Chuck Feeney là nhà từ thiện quyên tặng nhiều nhất trên thế giới. Ông cho đi khối tài sản khoảng 8 tỷ USD chỉ đơn giản là “không nợ nần không vướng bận gì để đi gặp Thượng Đế!”. (Ảnh: Internet)

>> Thiện niệm là phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn

“Tôi sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”

Đây là một câu trong “Kinh Thánh – Sách của Job” và cũng là nhân sinh quan trong cuộc đời Chuck Feeney.

Trong nhiều năm khi ở New York, bữa trưa của ông không phải là ở nhà hàng sang trọng của thành phố, mà là ở khu nhà Irish Pavillion Tommy Makem trên phố East 57th – nơi ông ăn bánh mì kẹp thịt.

Không một nhà hoạt động từ thiện nào ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn hơn tài sản của họ. Thế nhưng, kể từ năm 1982, ông Feeney đã làm được điều này một cách rất thầm lặng, tạp chí Forbes đã gọi ông là “James Bond của giới từ thiện”.

Tên của ông không xuất hiện trong các bức thư mạ vàng, đá cẩm thạch hay những dạng văn bản viết ở bất cứ nơi nào trên 1.000 tòa nhà khắp 5 châu lục mà ông đã chi trả 2,7 tỷ USD để xây dựng. Trong nhiều năm, quỹ Đại Tây Dương đã yêu cầu những người được hưởng lợi không được công khai sự tham gia giúp đỡ của họ.

Christopher G. Oechsli, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của quỹ Đại Tây Dương cho biết, ngoài tính cách thầm lặng của ông Feeney trong việc đóng góp, thì “đây cũng là cách để tăng cường khoản quyên tặng, một số cá nhân khác có thể sẽ đóng góp để có được quyền đặt tên”.

Trợ cấp của Đại Tây Dương đã chi trả để tạo ra một hệ thống y tế công cộng ở Việt Nam (khoảng 220 triệu USD), và cung cấp điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS ở Nam Phi. Những tài trợ cuối cùng, khoảng 600 triệu USD, bao gồm hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh thuộc quỹ Đại Tây Dương, những nghiên cứu sinh này được mô tả là lãnh đạo trẻ tài năng mới nổi tại các quốc gia, đang làm việc để giúp xã hội lành mạnh hơn, công bằng hơn.

(Ảnh: The Atlantic Philanthropies)
Hơn 30 năm qua, ông Feeney đã luôn bôn ba khắp các nơi trên thế giới, theo đuổi một “sứ mạng bí mật” đó là âm thầm quyên tặng toàn bộ tài sản khoảng 8 tỷ USD của mình. (Ảnh: The Atlantic Philanthropies)

“James Bond của giới từ thiện”

Lớn lên ở Elizabeth, New Jersey, ông Feeney từng là một người trực tổng đài radio trong lực lượng Không quân và đã học tại Đại học Cornell nhờ khoản hỗ trợ G.I. Bill dành cho cựu binh.

Năm 1960, ông và một đối tác đã thành lập một công ty chuyên bán các mặt hàng như rượu brandy và xì gà cho khách du lịch tại các cửa hàng miễn thuế ở sân bay. Ông Feeney cũng là một nhà đầu tư khôn ngoan trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ.

Năm 1984, ông đã bí mật chuyển tất cả tài sản của mình, bao gồm cả 38,75% quyền sở hữu doanh nghiệp miễn thuế cho quỹ từ thiện Đại Tây Dương. Ông đã phát triển quỹ Đại Tây Dương để đầu tư vào các công ty như Facebook, Priceline, E-Trade, Alibaba và Legent.

Một vụ tranh chấp kinh doanh vào năm 1997 đã buộc phải tiết lộ khoản tài trợ của ông Feeney cho quỹ Đại Tây Dương.

Những cống hiến thầm lặng của Feeney cuối cùng cũng lộ ra ánh hào quang rực rỡ không thể che dấu của nó. Cuối cùng, người ta vẫn biết đến Feeney, một nhà kinh doanh tài năng với những đóng góp vĩ đại của mình cho từ thiện, là một “James Bond của giới từ thiện” trong lòng công chúng.

Hoàng Vũ

Xem thêm: