Có rất nhiều bậc phụ huynh đã từng trải qua chuyện khi con cái đang học cấp 3, bạn hỏi chúng lên đại học muốn học chuyên ngành gì, câu trả lời nhận được thường là “con không biết”. Nhưng lại có rất nhiều em biết mình không muốn học gì: “Con không muốn học y, không muốn học kỹ thuật, không muốn học luật, cũng không muốn học kinh tế, không muốn học về tiền tệ, kế toán….” Vậy còn gì có thể học đây?

Deloitte, một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu đã tiến hành một cuộc khảo sát, phát hiện ra 15% thanh thiếu niên không biết sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ làm gì, 40% thế hệ 9x có dự tính đổi việc trong 2 năm. Nếu những người trẻ biết được lý tưởng công việc trong tương lai, đó là điều rất tốt, nếu vẫn chưa quyết định được vậy thì cũng không cần cảm thấy gút mắc.

Theo truyền thống trước đây, mọi người sẽ tìm một công việc toàn thời gian và làm việc tới khi về hưu. Trong khi đó, giới trẻ hiện nay lại chuyển sang xu hướng làm nhiều công việc hoặc ngành nghề khác nhau, từ đó chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân. Thay đổi công việc liên tục vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm, để tránh việc làm mọi chuyện quá mức, chúng ta có thể áp dụng một số kỹ năng.

Bất kể lúc bạn phải chọn chuyên ngành học đại học hay lúc bạn muốn đổi công việc, bạn phải hiểu rõ sở trường, lý tưởng công việc của mình là gì. Có thể bạn đã từng làm một số bài trắc nghiệm chuyên môn như bài kiểm tra phân loại tính cách Myers-Briggs hoặc về đặc điểm 5 loại tính cách cơ bản, đã có những hiểu biết nhất định về bản thân. Trước khi chưa đạt được mục tiêu, vẫn có một số phương pháp giúp bạn biết được lý tưởng nghề nghiệp của mình là gì.

Phải thành thật với bản thân

suy nghi image
(Ảnh: Unsplash)

Lý tưởng và hiện thực luôn tồn tại một khoảng cách rất xa, bạn không nhất thiết phải lấy sự kỳ vọng của người khác làm mục đích phấn đấu của bản thân, đặc biệt nếu như bạn không thích. Làm bác sĩ hay luật sư chưa hẳn đã tốt hơn họa sĩ hay tư vấn viên nếu như bạn không thực sự giỏi về lĩnh vực đó.

Phải thành thật và lý trí tìm kiếm tìm công việc mà bạn muốn làm, hiểu được ưu điểm cũng như sự nhiệt huyết của bạn, mỗi ngày đều tràn đầy tự tin, cố gắng tận dụng từng ngày như vậy, điều này sẽ biến sự nhiệt tình của bạn thành đạo đức nghề nghiệp, và bạn sẽ nhận được kết quả tốt trong tương lai.

Không đi đường tắt

Nếu bạn cảm thấy hứng thú với việc gì đó, vậy không cần tìm lý do ngụy biện cho bản thân, như không có tiền hoặc không có thời gian, bất cứ chuyện gì cũng không thể thuận lợi ngay từ đầu, chỉ cần khi đối mặt với khó khăn, đừng tìm một cái cớ để gián đoạn hành động. Trước khi bắt tay làm một việc nào đó, bạn phải dự đoán trước những vấn đề có thể gặp phải, đó là một phần cần làm trên con đường tiến tới thành công. Có vô số chuyện có thể khiến cho bạn đi sai phương hướng, đừng nản lòng, hãy đối diện với sai lầm, tìm cách giải quyết, như vậy bạn nhất định sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện chúng ta không có cách nào tránh được, không nên lãng phí thời gian vào việc chơi game, xem tivi cả ngày, hãy tận dụng tất cả thời gian có thể để quan tâm tới những điều mà bạn thực sự muốn.

Tự lập ra mục tiêu cho bản thân, nhà văn nổi tiếng Stephen King, tác giả của cuốn “On writing: A Memoir of the Craft” có nhắc tới, ông thích viết 2.000 từ mỗi ngày, không nên xem thường những trang giấy ngắn ngủi này, vài ba tháng sau đã là một cuốn tiểu thuyết rất dài.

Trở thành một phần trong cuộc sống bạn yêu thích

công việc mơ ước
(Ảnh: Storyblocks.com)

Đối với những người muốn làm nên sự nghiệp, thời gian và lòng kiên nhẫn là điều rất quan trọng, tự khiến bản thân trở thành một phần trong cuộc sống mình yêu thích. Đừng quá chú trọng tới kết quả.

Mọi người thường sẽ vui vẻ vì những chuyện tốt, đồng thời hy vọng có thể nhanh chóng nhìn thấy những kết quả tích cực. Tuy nhiên mọi chuyện lại không thể lúc nào cũng phát triển được theo chiều hướng như vậy. Bạn cần kiên nhẫn và nỗ lực trong một khoảng thời gian dài để xây dựng, hoàn thiện thế giới mà bạn mong muốn, bao gồm thương hiệu, khách hàng, doanh nghiệp, giá trị…

Mọi người thường nói rằng “Nói dễ hơn làm”, nếu có kiên nhẫn, kiên trì và kỷ luật, bạn có thể bắt đầu với một công việc thực sự, dần dần sẽ tiến đến mục tiêu.

Yến Nhi

Xem thêm: