Gần đây, tổ chức phi lợi nhuận Action Hunger đã lắp đặt máy bán hàng tự động, cung cấp nhu yếu phẩm miễn phí cho người vô gia cư ở Nottingham, Anh quốc. Dự kiến sẽ có mặt ở Mỹ trong tháng 2 tới.

Vô gia cư, máy bán hàng tự đồng, lòng tốt, Anh quốc: Lắp đặt máy bán hàng tự động miễn phí cho người vô gia cư
Máy bán hàng tự động miễn phí cho người vô gia cư.

Những món đồ trong chiếc máy bán hàng tự động bên trong lối vào trung tâm mua sắm ở thành phố Nottingham của Vương quốc Anh này không thể được mua bằng tiền mặt.

Nó chứa đầy trái cây, sandwiches, các thanh dinh dưỡng, năng lượng, vớ (tất), bàn chải đánh răng và các nhu yếu phẩm cần thiết khác, nhưng đều được cung cấp miễn phí, chỉ những người vô gia cư có thẻ khóa mới có thể tiếp cận được những món đồ này.

Anh Huzaifah Khaled, nhà sáng lập của Action Hunger, một tổ chức phi lợi nhuận đã lắp đặt chiếc máy này và đang lên kế hoạch cho một loạt máy khác. Trong một email gửi tới công ty Fast Company, anh viết: “Có một nhu cầu cấp thiết đối với việc tiếp cận thực phẩm và quần áo, nó ngoài khả năng mà các nơi cư trú cho người vô gia cư có thể cung cấp” . 

Ở Anh cũng như nhiều quốc gia khác, những nơi cư trú này thường có ngân sách hoạt động rất hạn hẹp và mỗi ngày chỉ có thể sử dụng một phần nhỏ số kinh phí đó để phục vụ cho những người vô gia cư.

Anh nói: “Nó đòi hỏi những người vô gia cư sắp xếp thời gian trong những ngày mà họ đến nơi trú ẩn, khiến họ gặp khó khăn trong việc duy trì một công việc ổn định hoặc thường xuyên thăm nom gia đình. Những chiếc máy bán hàng tự động của chúng tôi có thể được tiếp cận 24/7, vì vậy chúng có thể mang lại sự tiện ích cho người sử dụng – và nó hoàn toàn miễn phí”.

Vô gia cư, máy bán hàng tự đồng, lòng tốt

Action Hunger hợp tác với các tổ chức hoạt động vì người vô gia cư khác để cấp thẻ truy cập những chiếc máy này. Tại Nottingham, tổ chức đã kết hợp với The Friary – trung tâm cho người vô gia cư đã hoạt động được 30 năm. Với một chiếc thẻ, một người vô gia cư có thể được lấy ba món đồ/ngày. Nhưng nếu muốn tiếp tục sử dụng nó, họ cần phải hàng tuần đến một tổ chức đối tác để đăng ký. Anh Khaled nhận ra rằng những chiếc máy này cũng giống như một dự án “Nhà bếp nhỏ Miễn Phí” (Little Free Pantry) ở Hoa Kỳ, chỉ là một giải pháp tạm thời.

Anh nói: “Ý tưởng là người dùng không dần bị phụ thuộc vào máy móc, và nó đang được triển khai theo một kế hoạch dài hạn, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Tôi muốn các máy bán hàng chi phí thấp để bổ sung vào các dịch vụ hiện có khác, vì tôi tin rằng tiếp tục kết hợp cùng với các dịch vụ địa phương là chìa khóa để chấm dứt chu kỳ vô gia cư và kết nối việc sử dụng thẻ của chúng tôi để tiếp tục cam kết với các dịch vụ này là cách mà tôi tin chúng tôi có thể làm tốt.”

Khaled đã lấy cảm hứng để thực hiện dự án khi là một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge nhưng lại sinh sống ở Nottingham. Khi anh dành thời gian trên các ga tàu, anh đã kết bạn với nhiều người vô gia cư ở trong các ga. Anh chia sẻ: “Tôi luôn dừng lại để nói chuyện, và thường cầm cà phê hay bữa ăn trong tay. Tôi hiểu rõ nhu cầu của họ, và biết rằng thậm chí việc tiếp cận với các thứ thiết yếu cơ bản như thực phẩm và nước cũng không thường xuyên và đôi khi rất mất công. . . Tôi nhận ra rằng phải có một cách hiệu quả hơn, ít nhất là đảm bảo các nhu yếu phẩm mà họ cần luôn sẵn có.”

Sau khi Khaled gửi thư cho hàng chục nhà sản xuất máy bán hàng tự động, một công ty mang tên N & W Global đã quyết định tặng một chiếc máy, và nó đã được lắp đặt vào tháng 12 vừa qua. Một doanh nhân cũng đã tặng thêm 100 máy.

Các tình nguyện viên giúp nạp đồ vào máy móc, sử dụng thức ăn được quyên tặng từ các nhà hàng địa phương. Với việc hợp tác với UberEats mới đây, tổ chức này sẽ có thể yêu cầu nạp đồ vào máy thông qua một ứng dụng, và UberEats sẽ thực hiện giao hàng.

Action Hunger có kế hoạch mở rộng dự án này tại Hoa Kỳ, với một máy được lắp đặt tại thành phố New York vào tháng 2/2018, và theo sau đó là ở San Francisco, Seattle và Los Angeles.

Theo Fastcompany
Xuân Lâm

Xem thêm: