Cuối tháng 3 vừa qua, McDonald’s UK thông báo trên Twitter rằng họ sẽ dùng ống hút giấy phân hủy sinh học để thay thế cho ống hút nhựa tại một số khu vực của Anh quốc vào tháng 5 tới trong nỗ lực bảo vệ môi trường.

Đồng thời, thực khách sẽ không tự lấy ống hút tại quầy, thay vào đó, nhân viên bán hàng sẽ cung cấp cho khách hàng nào yêu cầu nhằm giảm thiểu rác thải.

“Khách hàng đã nói với chúng tôi rằng họ không muốn ống hút và [nếu muốn] họ sẽ yêu cầu, vì vậy chúng tôi thực hiện như vậy”, ông Paul Pomroy, Giám đốc điều hành của McDonald’s Anh quốc, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.

Ông Paul Pomroy nói: Việc giảm thiểu nhựa và sử dụng chúng là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với công việc kinh doanh của chúng tôi, các ngành nghềtoàn xã hội. Chúng tôi cam kết giảm tác động tới môi trường và chúng tôi mong rằng nó [sự thay thế này] sẽ là một trong những giải pháp, Sky News cho hay.

Với nhiều người, ống hút hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, nhựa lại tạo ra những tác động tiêu cực lên Trái Đất cũng như sự sống trên hành tinh chúng ta. Theo ước tính của Hiệp hội Bảo tồn Biển, mỗi năm Anh quốc tiêu thụ khoảng 8,5 tỷ ống hút. Rất nhiều ống hút chúng ta sử dụng rốt cuộc lại gây ô nhiễm cho các đại dương và gây hại đến đời sống của các sinh vật biển. Ngoài ra, nếu bỏ ống hút vào thùng rác thì chúng sẽ không thể tái sử dụng.

Lonely Whale Foundation cho rằng mặc dù nhiều ống hút có thể tái chế được nhưng hầu hết chúng không được tái chế. Ví dụ, một số ống hút được làm từ nhựa số 2 hoặc số 5 có thể tái chế được nhưng vì ống hút quá nhẹ và thường không lọt qua hệ thống phân loại tái chế. Hơn nữa, nhiều cộng đồng không cho phép sử dụng ống hút để tái chế túi ni-lông và nắp lon so-da, nói chung, ống hút được xếp vào danh mục “nhựa sử dụng một lần”.

Ong hut nhua McDonald
(Ảnh: Shutterstock)

Emma Cunningham, một nhân viên của Hiệp hội Bảo tồn Biển cho hay: “Chúng tôi thực sự muốn thấy ống hút được loại bỏ khỏi tất cả các chuỗi [cửa hàng] thức ăn nhanh.”

Ngoài việc dùng ống hút giấy, McDonalds còn khuyến khích việc giảm lượng rác thải bằng cách lắp đặt các bộ phận tái chế tại hơn 1.000 nhà hàng ở Anh quốc nhằm hỗ trợ các sáng kiến chống xả rác trên toàn quốc.

Ông Pomroy không nói cụ thể kế hoạch của công ty sẽ tiếp tục triển khai như thế nào sau khi thử nghiệm này thành công. Tuy nhiên, ông cho hay McDonald’s cũng đang triển khai sử dụng nắp đậy cốc nước uống có thể tái chế.

Đây là một phần trong sáng kiến to lớn hơn nữa của chuỗi cửa hàng nhằm hướng đến việc tái chế tất cả bao bì trên toàn hệ thống McDonald’s vào năm 2025.

Thanh Mỹ (T/h)

Xem thêm: