Một người đàn ông 70 tuổi đã được đưa đến một phòng cấp cứu ở Florida trong trạng thái vô thức, không có thẻ căn cước, và độ cồn trong máu cao. Các bác sĩ đã cố gắng tìm mọi cách để người đàn ông này tỉnh lại, nhưng không thể, và họ cũng không thể tìm ra thân nhân của ông. Tình huống phức tạp này thậm chí còn phức tạp hơn gấp bội khi trên ngực ông có xăm dòng chữ “ĐỪNG CỨU SỐNG” và kèm theo cả chữ ký.

Người đàn ông bất tỉnh nhập viện với hình xăm ‘đừng cứu sống’ khiến bác sĩ khó xử
Hình xăm “ĐỪNG CỨU SỐNG” trên cổ người đàn ông 70 tuổi có kèm chữ ký. (Ảnh: Twitter)

Một bài báo đưa tin về trường hợp này cũng được đăng tải trên tờ New England Journal of Medicine (NEJM) vào hôm thứ Năm (7/12). Và nó không chỉ là một câu chuyện về ‘nghệ thuật cơ thể người lạ thường’ mà nó còn nêu lên một câu hỏi đạo đức thú vị.

Theo NEJM, ban đầu bác sĩ quyết định bỏ qua nội dung hình xăm, nhưng họ vẫn bị tiến thoái lưỡng nan. Nếu người đàn ông này đã nỗ lực hết sức để có được một tuyên bố đáng chú ý và vĩnh cửu như vậy, thì có thể nó thực sự là điều mà ông muốn. Họ đề nghị cần đến một cuộc thảo luận tư vấn về đạo đức trong trường hợp này tại bệnh viện.

Các bác sĩ nói với tác giả bài báo: “Sau khi xem xét trường hợp của bệnh nhân, nhóm tư vấn đạo đức khuyên chúng tôi nên tôn trọng nội dung hình xăm ‘ĐỪNG CỨU SỐNG’ đó của bệnh nhân. Họ khuyên rằng hợp lý nhất là nên suy luận rằng nội dung hình xăm bày tỏ một sự ưu tiên đáng tin cậy” (bày tỏ lựa chọn không muốn sống nữa của chủ nhân hình xăm).

Sau đó, những người làm công tác xã hội của bệnh viện phát hiện ra rằng người đàn ông này cũng truyền thông điệp ‘Đừng Cứu Sống’ đến một nơi khác ngoài bệnh viện là Cơ quan Y tế Florida, đây là một bằng chứng khác cho thấy tính xác thực và độ tin cậy mà thông điệp hình xăm muốn truyền tải. Trong suốt đêm hôm đó, tình trạng của ông ấy tệ đi, và cuối cùng ông đã qua đời vì không có sự can thiệp hồi sức.

Mặc dù vậy đây không phải là lần dầu tiên các bác sĩ gặp rắc rối với một hình xăm ‘Đừng Cứu Sống’. Tờ NEJM cũng dẫn chứng một trường hợp xảy ra vào năm 2012 của một bệnh nhân có hình xăm tương tự trên ngực bởi ông đã thua hết tiền cược trong một trò chơi pocker – tuy nhiên nó không thực sự phản ánh mong muốn của ông.

Nhưng trong tình huống của người đàn ông Florida này, dòng ghi chú ‘ĐỪNG CỨU SỐNG’ có sự nhất quán với một văn bản khác, nên độ tin cậy của nó cao hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Gizmodo, Gregory Holt – người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tình huống mới này cho biết, hình xăm đáng tiếc là “không hiếm” nhưng cũng thừa nhận rằng hình xăm đặc biệt này bày tỏ một mong muốn rõ ràng.

Quả thực có nhiều thứ hơn là đạo đức y khoa. Gregory Holt cho hay câu hỏi lớn nhất trong đầu ông là khía cạnh pháp lý của việc đó có được chấp nhận hay không. “Florida có những quy tắc nghiêm ngặt về vấn đề này”, ông nói với Gizmodo.

Ông nói thêm: “Từ góc độ của mình tôi cho rằng nếu một ai đó xăm ‘ĐỪNG CỨU SỐNG’ đậm và to chữ có kèm theo chữ ký, thì điều đó bày tỏ một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng.”

Trong khi hình xăm dạng này có vẻ cực đoan, nhưng thực tế 80% bệnh nhân tham gia chương trình Medicare Hoa Kỳ cho hay họ muốn tránh nhập viện và hồi sức trong giai đoạn cuối của bệnh. Ngoài ra, một khảo sát 2014 cho thấy phần lớn các bác sĩ thường muốn bỏ qua các can thiệp y tế cường độ cao cho chính họ. Trong số 1.081 bác sĩ tham gia khảo sát, hơn 88% đã lựa chọn không hồi sức. Thật vậy, các biện pháp để giữ cho một bệnh nhân duy trì sự sống thường tác động sâu vào cơ thể, đau đớn và tốn kém như giật điện và đặt ống nội khí quản…

Tuy nhiên, các tác giả của bản báo cáo mới này cũng cho hay sự việc này vẫn khiến họ bối rối. Dù có khó khăn gì để bệnh nhân có thể biết được ước muốn cuối cùng của cuộc đời mình.

Kerry Bowman, nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Toronto, thừa nhận rằng vụ việc này là một thách thức. Và “báo cáo này không ủng hộ cũng không phản đối việc sử dụng hình xăm để thể hiện nguyện vọng cuối cùng của cuộc đời khi ai người đó mất năng lực.”

Theo Business Insider
Minh Minh

Xem thêm: