Trên đời này chuyện khó xử nhất chính là những thứ liên quan đến lợi ích. Người xưa dạy rằng: “Người không có tiền thì 3 lời không nên nói, 3 việc không nên làm”.

Người nghèo đừng nói 3 lời này

1. Lời than phiền

Khi một người xuống tinh thần, khó tránh khỏi việc sẽ than phiền và nói những lời giận dữ.

Khi đối mặt với nghèo khó, nếu chúng ta mất bình tĩnh thì hoàn toàn vô ích, cứ oán trách bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ khiến mọi người xung quanh ngày càng xa lánh. 

Có câu nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”

Cho dù không giàu có hay không hài lòng, chúng ta cũng nên khoan dung độ lượng và lạc quan để vượt qua khó khăn trước mắt. Không nên ‘than trời trách người’, so đo những điều nhỏ nhặt. Hãy nhớ rằng, người tốt tự có phúc báo, còn người xấu thì sẽ gặp những chuyện không may mắn trong tương lai. Khi có tấm lòng bao dung thì mọi việc sẽ trở nên rộng mở thênh thang, vận may sẽ tự nhiên đến.

2. Lời buồn chán

Trong hoàn cảnh nghèo khó thì lại càng cần giữ cho mình những suy nghĩ tích cực. Nói lời chán nản chẳng khác nào dội một chậu nước lạnh vào ngọn lửa đang le lói, điều này chỉ khiến chúng ta càng trở nên thất bại. 

Đối mặt sự khốn khổ nghèo nàn, người ta không thể không có hoài bão, nếu như không có một chút tinh thần, chỉ biết vùi mình vào chén rượu, miệng than thở ủ dột, vậy làm sao có thể tốt hơn đây? 

Mỗi người, mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng, không có chuyện này cũng có chuyện khác. Trong nghịch cảnh, không nên nóng giận, than thở, lại càng không nên nản lòng. Hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan tích cực, tấm lòng biết ơn để bước ra khỏi nghịch cảnh và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đây mới là ba từ nên dành cho bản thân mình: “Sẽ ổn thôi!”

ngheo kho ban ron
Dù sao cũng đừng nên phàn nàn, càng thiếu thốn thì lại càng cần giữ cho mình những suy nghĩ tích cực. (Ảnh: Shutterstock)

3. Không mạnh miệng cuồng lời

Cuồng lời chính là nói xằng nói bậy, tự cao tự đại, khoe khoang không có điểm dừng. 

Vốn đã nghèo, nếu như còn nói những lời không thực tế thì càng khó có được lòng tin của người khác. Cuồng lời cũng tương tự như vậy.

“Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa”, ý nghĩa rằng, ngày cuồng nhất định có mưa, người cuồng nhất định có họa. 

Người có ngạo cốt, tinh thần vững như tre, thẳng như bách như tùng, nhưng không kiêu ngạo. Vậy thì người nghèo, càng không nên huênh hoang cuồng lời, bởi vì vốn không có cơ sở để nói.

Người không có tiền thì không nên làm 3 điều này:

1. Can dự vào việc của người khác

Không có đúng tuyệt đối hay sai tuyệt đối trong một số chuyện, đúng sai là những điều tương đối. Nếu không có trí tuệ và điều kiện để can dự vào chuyện của người khác, thì rất dễ làm một cách qua loa lấy lệ, điều này không những không khởi tác dụng mà còn gây họa.

Đừng nghĩ rằng nhiệt tình là điều tốt. Trên thực tế, nhiệt tình và can thiệp vào chuyện của người khác không dễ phân giới. Khi người trong cuộc vui vẻ với hành động của chúng ta thì chính là giúp đỡ, còn khi họ cảm thấy không hài lòng thì chính là đang xen vào chuyện của họ. 

Nhất là khi bản thân đang trong hoàn cảnh không có tiền, thực tế là chúng ta không đủ khả năng để giúp đỡ ai đó. Để tránh ‘đùa với lửa có ngày bị bỏng’ thì nên biết tự lượng sức mình và không nên can thiệp vào chuyện của người khác nếu chúng ta không đủ khả năng và không muốn trở thành người hứa suông. 

Lòng nhiệt tình, lo lắng khi thấy người khác gặp chuyện không may là điều tốt, nhưng chúng ta nên thực tế nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của bản thân. Dành một chút tiền nhỏ, một lời nói động viên an ủi chân thành cũng đã là giúp người khác rất nhiều rồi.

2. Tham gia vào những tranh chấp kinh tế

ghen ty
Bất kỳ tranh chấp gì giữa người với người, chúng ta đều không nên xen vào. (Ảnh: Miljan Zivkovic/ Shutterstock)

Bất kỳ tranh chấp gì giữa người với người, chúng ta đều không nên xen vào. Chỉ khi chúng ta đứng ở cương vị làm cha làm mẹ hoặc anh chị trong nhà thì nên đứng ra hòa giải, khuyên lời thiện một chút. Nếu họ vẫn không muốn nghe thì cũng không còn cách nào khác, chỉ có thể để họ tự giải quyết với nhau. 

Còn nếu đó là tranh chấp kinh tế giữa người ngoài với nhau, thì tốt nhất không nên xen vào. Họ cũng bởi vì tiền mà đưa nhau ra tranh chấp. 

Khi chúng ta có tiền, có khả năng giải quyết được sự việc thì người khác có thể sẽ nghe theo. Bởi vì tâm lý chung của người ta là vậy, cho dù ý kiến của chúng ta có vô lý một chút nhưng chúng ta có tiền thì họ cũng có thể trông cậy vào. Nhưng lợi bên này thì sẽ thiệt bên kia, suy cho cùng cũng không nên tham gia vào.

Còn nếu bản thân không có tiền mà lại muốn chen chân vào, thì liệu người khác có thể không nghĩ rằng chúng ta có ý đồ gì khác không? Do đó, nếu không có tiền, hãy cố gắng đừng tham gia vào các cuộc tranh chấp kinh tế của người khác.

3. Nhận làm người bảo lãnh

Người bảo lãnh là người trung gian và cần phải có khả năng lo liệu tiền bạc trong hầu hết các tình huống.

Liều mình nói lời có bản sự lớn, để người khác tín nhiệm, nhưng thực tế không có tiền, chuyện của bản thân còn có thể chưa giải quyết xong thì lấy gì để bảo lãnh cho người khác.

Một khi đối phương xảy ra vấn đề, cần đến tiền hoặc sự giúp đỡ thì sẽ nhất định tìm người bảo lãnh. Khi này bản thân không có tiền cũng không có quá nhiều vốn liếng, đến lúc đó ‘tiến thoái lưỡng nan’ rốt cuộc sẽ làm tổn hại đến danh dự và có thể sẽ hủy hoại cả gia đình của mình. Vì vậy, không có tiền thì đừng nên đảm nhận một vai trò vượt quá khả năng.

Ngẫm lại: “Người không có tiền thì 3 câu không nên nói, 3 việc không nên làm’’, xét ở một mức độ lớn hơn, chính là nhắc nhở mọi người phải làm những gì có thể và không nên hành sự vội vàng hấp tấp, nếu không người tổn hại sẽ chính là bản thân mình.

Những câu tục ngữ của người xưa là sự đúc kết quý báu từ cuộc sống. Lời nói ngắn gọn đơn giản nhưng nội hàm lại vô cùng phong phú, vừa khiến người đời sau có nhiều cảm hứng vừa mang theo lời răn đe cảnh tỉnh, giúp thế nhân tránh đi sai đường.