Người Trung Quốc đến Mỹ có thể vì không hiểu ngôn ngữ hoặc văn hóa, dẫn đến đôi khi làm ra những “trò cười” hoặc gây hiểu lầm. Mới đây, một cư dân mạng đã chia sẻ một bài viết trên blog của mình để than thở về tư duy của người Mỹ khiến mình “có lòng tốt mà làm ra việc không hay”.

Người Trung Quốc cảm thán: Tư duy của người Mỹ quá khác!
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Bài viết mở đầu bằng lời chia sẻ rằng trước khi đến Mỹ thì có ấn tượng đẹp đẽ về đất nước này, nhưng khi vừa đến Mỹ thì sự tốt đẹp này đã tiêu tan. Vì sao lại như vậy? Người viết có đưa ra một vài ví dụ như sau:

1. Không hiểu quy tắc

Người này cho biết, khi vừa đến Mỹ, do không rành ngôn ngữ, mỗi ngày chăm chỉ làm việc ít nói chuyện, hơn nữa còn mang theo tinh thần làm việc hòa đồng, lấy việc giúp đỡ nhau làm niềm vui, vốn nghĩ rằng trong xã hội tích lũy tiền như Mỹ thì có thể dùng hành động để làm tăng sự tín nhiệm của bản thân.

Công việc của anh cần dùng dụng cụ máy móc giải phẫu rất đắt tiền, nhưng có nhiều máy dùng lâu ngày nên gặp vấn đề, thế là anh phát huy tinh thần “tiết kiệm” của người Trung Quốc, tự mình sửa máy.

Không ngờ nữ đồng nghiệp da trắng chẳng những không khen ngợi, mà còn nổi giận, chất vấn anh tại sao không xin ý kiến cấp trên mà tự mình sửa, làm cho anh ngơ ngác, anh còn tưởng là mình đã chọc giận cô đồng nghiệp này.

Sau này khi đã thân thiết hơn, cô ấy mới nói: số máy móc đắt tiền này nếu cũ rồi thì có thể trả về xưởng gốc để sửa, nếu thay đổi thiết kế và hình dạng ban đầu, người ta xem là do mình làm hỏng và sẽ không sửa miễn phí nữa…

Anh này không ngờ lòng tốt của mình lại thành ra là làm việc không hay, bèn cảm thán: “Vâng, đây là lỗi của tôi, tôi không hiểu quy tắc ở đây!”

Stress
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

2. Giúp bạn lại thành ra xem thường bạn?

Nhưng việc lần này khiến anh cảm thấy rất oan ức: “Lại là chúng tôi sai sao?”

Có một lần cô đồng nghiệp một mình cố đẩy cái máy nặng trịch. Thấy thế, anh nghĩ mình trẻ khỏe nên muốn phát huy đạo đức “giúp người làm niềm vui” của người Trung Quốc, anh lập tức bước đến giúp, nào ngờ cô ấy rất không vui từ chối ngay: Tôi không cần sự giúp đỡ của anh!

Anh không thể hiểu nổi, sau này mới biết là ở Mỹ người khác không nhờ mà mình chủ động giúp thì họ sẽ nghĩ là xem thường họ. Cách làm đúng là phải hỏi trước: “Tôi có thể giúp được không?”

Anh cảm thán rằng: “Lối suy nghĩ này của người Mỹ kiến chúng tôi biết nói gì bây giờ?”

Cô Joyce gốc Hoa làm việc ở trường mẫu giáo của Mỹ đã nhiều năm, trước đây cô cũng cảm thấy tư duy này của người Mỹ khiến cô không thể hiểu nổi. Cô có kể một trải nghiệm của bản thân với phóng viên của tờ “Look China” về một lần đi phỏng vấn ở trường mẫu giáo, nhà trường yêu cầu cô phải lấy được chứng chỉ CPR “Hồi sức tim phổi trẻ em” rồi mới được chính thức đi làm. Để được nhận, khi đi học, cô rất nghiêm túc, cố gắng ghi nhớ từng bước kỹ thuật hồi sức tim phổi, bao gồm hô hấp nhân tạo bao nhiêu nhịp, ép tim lồng ngực bao nhiêu cái… Vốn dĩ cô cho rằng có thể thuận lợi hoàn thành kỳ thi “Mô phỏng hồi sức tim phổi thực tế”. Không ngờ cuối cùng giám khảo nói rằng cô đã rớt.

Giám khảo nói: “Hành động thực hiện CPR của bạn là hoàn hảo, nhưng bạn đã quên 2 bước quan trọng – 1. Giới thiệu bản thân, bao gồm tên của bạn, cho dù bạn có kinh nghiệm CPR và chứng chỉ, v.v… 2. Hỏi bên kia rằng bạn có thể giúp bệnh nhân không? Bạn có thể thực hiện CPR nếu bên kia đồng ý…”

Nghe xong, khi đó cô tự nhủ trong lòng: “Người Mỹ thật kỳ quặc, tôi biết làm thế nào tốt là được rồi. Mạng người tùy thuộc vào số trời, vậy mà còn kỹ như thế, còn cần người ta đồng ý mới được bắt đầu cứu người…”

Hết cách rồi, thi lại thôi, cuối cùng cô cùng thi đậu. Nhiều năm sau, cô Joyce còn cảm thán: “Sống ở Mỹ không chỉ cần giỏi tiếng Anh là xong đâu, hiểu được tư duy của người ta còn quan trọng hơn.”

Thật vậy, theo như tác giả chia sẻ trên blog của mình: “Người Mỹ sống với nhau luôn có khoảng cách, không giống như người Trung Quốc chúng ta, uống vài ly rượu thịt vào là không còn phân biệt nữa, không hiểu văn hóa của người ta mà muốn thân thiết thì việc bị tức giận là không hiếm, ở nơi công sở lại càng như thế…”

Có một người đi du học nhiều năm chuẩn bị về Trung Quốc phát triển cho hay: “Trong những năm ở Mỹ, chúng tôi ‘chịu khổ’ không ít đâu, đều do không hiểu văn hóa của người ta mà ra. Nói thế này nhé, mấy năm nay chịu khổ so ra còn nhiều hơn khổ phải chịu cả đời nữa đấy.”

Chẳng trách mà anh ấy lựa chọn về nước. Dù vậy, về nước cũng có cái khổ trong nước, lạc quan đối diện với mọi chuyện mới là thượng sách!

Minh Ngọc

Xem thêm: