Tháng 8 vừa qua, bạo lực đẫm máu đã xảy ra tại tỉnh Rakhine, Myanmar trong hai ngày thứ Sáu (25/8) và thứ Bảy (26/8) giữa cảnh sát và người Rohingya, hơn 600.000 người thiểu số Hồi giáo đã phải trốn chạy tị nạn sang Bangladesh.

Embed from Getty Images

Dòng người tị nạn Rohingya đang chốn chạy sang Bangladesh.

BBC cho hay những người hồi giáo Rohingya đã phải đối mặt với nhiều hạn chế hà khắc trong cộng đồng đa số theo Phật giáo tại Myanmar. Mâu thuẫn sắc tộc tại tỉnh Rakhine đã âm ỉ trong nhiều năm qua và leo thang khi các chiến binh Rohingya tấn công 30 đồn cảnh sát tại tỉnh Rakhine vào hôm thứ Sáu (25/8) và các cuộc đụng độ tiếp tục diễn ra trong ngày thứ Bảy (26/8).

Theo số liệu của nhóm cứu trợ nhân đạo MSF (Tổ chức Bác sĩ Không biên giới) có ít nhất hơn 9.000 người Rohingya đã chết tại Myanmar trong khoảng thời gian từ 25/8 đến 24/9/2017, trong đó chủ yếu là bị giết hại.

Bên cạnh đó, những người tị nạn Rohingya cáo buộc chính quyền Myanmar đang bức hại tôn giáo. Holocaust Museum Hoa Kỳ cho hay có  “bằng chứng” cho thấy đã và đang diễn ra nạn diệt chủng.

người tị nạn, pin mặt trời, Người tị nạn Rohingya sống sót nhờ tấm năng lượng mặt trời
Người Rohingya vượt sông tị nạn đến Bangladesh. (Ảnh: telegraph.co.uk)

Rời miền bắc Myanmar đến Bangladesh là hành trình đầy khó khăn gian khổ. Thông thường, những người tị nạn này phải đi bộ từ 5- 15 ngày qua các con đường ngập bùn đất và ùn tắc, may thay, việc mang theo các tấm pin mặt trời đã giúp ích cho rất nhiều người.

Embed from Getty Images

Người phụ nữ tị nạn và con nhỏ đang chờ xạc tấm nạng lượng mặt trời. 

“Điều này đã giúp ích rất nhiều khi chúng tôi ở lại trong rừng vào ban đêm. Nếu không có tấm năng lượng mặt trời này, chúng tôi có thể không [tới được] Bangladesh“, cô Rashida Begum 45 tuổi nói với Reuters.

Mất đến 5 ngày để đi bộ tới Bangladesh trong khi phải chăm sóc cho 6 đứa con, tấm năng lượng mặt trời của cô là thứ tài sản duy nhất mà cô Begum mang theo. Cô nói: “Mang theo nó khi đi như thế này không hề dễ dàng, nhưng tôi nghĩ nó sẽ hữu ích”.

Embed from Getty Images

Cậu bé 6 tuổi với tấm năng lượng mặt trời trong trại tị nạn.

Tùy thuộc vào kích cỡ và mức độ chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng, một tấm năng lượng của Mỹ sản xuất được từ 250-325 watt điện. Những tấm mà người tị nạn Rohingya mang theo có năng lượng thấp hơn, một tấm 20 watt có giá khoảng 15 USD.

Embed from Getty Images

Cuộc sống của người tị nạn Rohingya ở Bangladesh

Có sự thiếu hụt các cơ hạ tầng để cung cấp điện trong các trại tị nạn, các tấm pin mặt trời đã trở thành một phần quan trọng của một nơi đầy ánh nến và đèn dầu thắp sáng trong đêm tối này.

Embed from Getty Images

Mặc dù Bangladesh hạn chế nhiều hoạt động của người tị nạn, song nước này đã cung cấp 500 đèn đường sử dụng năng lượng mặt trời và 2.000 tấm pin mặt trời dành cho gia đình cho các trại tị nạn này. Nhiều người của Liên Hiệp Quốc tới làm việc với người tị nạn Rohingya cũng sử dụng các tấm pin mặt trời để giúp điều trị y tế và lọc nước.

Xuân Lâm

Xem thêm: