Nữ cơ trưởng Anny Divya điều khiển Boeing 777 của hãng hàng không Ấn Độ đã xóa tan định kiến về việc nam giới “thống trị” lĩnh vực phi công và trở thành điểm sáng trong ngành hàng không toàn thế giới.

Lĩnh vực phi công trên khắp thế giới đều là do nam giới đảm nhiệm. 21 năm trước tại Ấn Độ, khi mà tư tưởng của người dân còn bảo thủ hơn bây giờ, nữ giới làm phi công là một việc mà mọi người không thể chấp nhận được, thế nhưng cô bé Anny Divya 9 tuổi lại không nghĩ vậy.

Trải qua 20 năm đấu tranh với tư tưởng xã hội, Anny đã từng bước chinh phục ước mơ trở thành nữ phi công. Hiện nay cô đã là nữ cơ trưởng điều khiển Boeing 777 trẻ tuổi nhất trên thế giới, câu chuyện kiên trì theo đuổi ước mơ của cô được đăng tải khắp các mặt báo.

nữ cơ trưởng
Nữ cơ trưởng trẻ tuổi nhất thế giới Anny Divya (30 tuổi). (Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Từ phá vỡ sự cười chê đến ước mơ “đáng buồn cười” to lớn

Anny Divya lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Ấn Độ, cha cô là quân nhân về hưu, mẹ cô làm nội trợ. Mẹ cô dù không tốt nghiệp tiểu học nhưng lại có thái độ rất cởi mở trong việc giáo dục con cái, và tất cả thành tựu đều do bà chịu trách nhiệm.

Dù vậy, một người mẹ không có yêu cầu đặc biệt gì với các con lại có tâm nguyện kỳ lạ đi ngược lại với tư tưởng xã hội lúc bấy giờ – chính là bà cho rằng Anny nên trở thành một nữ phi công khi lớn lên. Có lẽ là bởi vì Anny sinh ra gần căn cứ không quân Pathankot, mẹ cô nhìn thấy cô có tư chất của một phi công.

nu phi cong
(Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Điều thú vị đó là Anny rất thích thú với việc “tự do bay lượn trên bầu trời”, từ năm 9 tuổi, mỗi lần viết ra ước mơ trong tương lai, câu trả lời của Anny luôn là “Tôi muốn trở thành phi công”. Sinh ra tại thành phố Vijayawada nặng tư tưởng bảo thủ, mong ước trở thành phi công của Anny luôn bị cười chê, bởi vì kỹ sư và bác sĩ mới là những công việc lý tưởng chung của trẻ em.

Thế nhưng Anny không sợ bị chê cười, cô kiên định tìm ra cách để trở thành một phi công. Có một lần cô nghe nói phi công phải là 10/100 người có thành tích xuất sắc nhất, thế nên Anny chăm chỉ học tập, trở thành một trong những học sinh đứng top đầu và còn nhận được học bổng toàn trường.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Anny thi đậu vào học viện công lập tốt nhất ở thành phố Vijayawada, nhưng cô vẫn không quên ước mơ trở thành phi công của mình.

nu co truong 2
(Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Tìm ra con đường…

Trong một lần tình cờ, Anny nhìn thấy thông báo tuyển sinh của trường huấn luyện bay Ấn Độ (Indira Gandhi Rashtriya Uran Akademi – IGRUA), cô và mẹ không ngại vất vả đường xá xa xôi đi xe lửa 2 ngày đến đăng ký thi.

Sau khi thi đậu, cha cô vay tiền họ hàng bạn bè làm học phí cho cô, thế nhưng mọi người đều chưa bao giờ nghe đến nữ phi công, vừa ít cơ hội việc làm và học phí thì đắt đỏ, mọi người hết sức khuyên cha cô đừng để cô làm chuyện ngốc nghếch. Bởi vì không có ai đánh giá cao sự lựa chọn của Anny, đương nhiên họ cũng không chịu cho vay tiền. Cuối cùng, cha cô đành vay tiền ngân hàng mới có đủ học phí.

nu phi cong an do
Tình yêu và sự ủng hộ của gia đình là động lực thúc đẩy Anny dũng cảm theo đuổi ước mơ. (Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Gánh trên vai gánh nặng gia đình để đi học, Anny nỗ lực không ngừng để không phụ sự ủng hộ của gia đình. Trong 2 năm theo học khóa huấn luyện bay, Anny bị bạn bè xem thường và chê cười vì cách phát âm tiếng Anh nặng giọng Ấn Độ, vì vậy cô quyết chí học tiếng Anh chuẩn nhất, cộng thêm sự chăm chỉ nỗ lực, cuối cùng cô đã khiến bạn bè nhìn mình bằng con mắt khác nhờ vào thành tích học tập xuất sắc.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện bay 2 năm, Anny 19 tuổi được nhận vào Hãng hàng không Ấn Độ (Air India), chính thức bắt đầu sự nghiệp bay của mình.

Bài viết do Anny Divya (@anny_divya) chia sẻ vào

Cô Anny năm nay 30 tuổi đã có 11 năm kinh nghiệm bay dày dặn và trở thành nữ cơ trưởng điều khiển Boeing 777 trẻ nhất thế giới. Giám đốc Air India từng huấn luyện Anny cho biết sự chuyên nghiệp và thái độ làm việc chăm chỉ của Anny đều ở trên mức tiêu chuẩn và không hề thua kém các phi công nam khác.

nữ cơ trưởng
(Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Cần sự dũng cảm để xóa tan định kiến xã hội

Khi được hỏi làm thế nào để phá vỡ định kiến về giới tính của nghề phi công, Anny cho biết Ấn Độ là một quốc gia trọng nam khinh nữ và thiếu cảm giác an toàn cũng như sự tin tưởng vào các phi công nữ, chỉ có luôn giữ thái độ làm việc vượt trên tiêu chuẩn thì cô mới có được sự tín nhiệm.

Cô cho hay sự dũng cảm của mình đến từ tình yêu vô điều kiện của gia đình và sự ủng hộ của thầy cô, điều khiến cô biết ơn hơn nữa đó là khóa huấn luyện chuyên nghiệp và sự khẳng định của hãng hàng không Ấn Độ. Khi sự chuyên nghiệp của một người vượt trên mức trung bình, thậm chí vượt lên trên cả sự phân biệt giới tính, đương nhiên công ty sẽ cho bạn cơ hội để phát huy.

Bài viết do Anny Divya (@anny_divya) chia sẻ vào

Cô chia sẻ rằng: “Bất cứ cô gái nào cũng đều nên theo đuổi ước mơ của mình”. Nhờ sự chăm chỉ và ham học hỏi của mình, cô đã có được bằng cử nhân quản lý hàng không và bằng thạc sĩ Luật, cô cũng rất giỏi nhảy múa và chơi đàn, cô thực sự là một phi công đa tài.

Trên Facebook của cô có một bức ảnh gây xúc động đó là trước khi bay cô chụp lại dòng chữ mà mình viết trên cửa kính máy bay nhằm cổ vũ tất cả mọi người dũng cảm theo đuổi ước mơ:

“Bạn đã có được đôi cánh, điều tiếp theo bạn cần làm đó là bay hết sức mình”.

phi cong
(Ảnh: Anny Divya/Facebook)

Ngọc Trúc

Xem thêm: