Laurie Garrett là một phóng viên nổi tiếng của Mỹ, người đầu tiên giành được 3 giải tin tức nổi tiếng là giải Peabody, giải George Polk và giải Pulitzer, hiện là quan chức y tế toàn cầu cao cấp của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ. Cô từng khảo sát thực địa và nghiên cứu sâu về bệnh truyền nhiễm quy mô lớn như Ebola, SARS và những nguy cơ tới sức khỏe cộng đồng. Với sự hoang mang do viêm phổi Vũ hán do virus corona gây ra, cô đã chia sẻ kinh nghiệm và tri thức mà bản thân dùng để đối mặt với bệnh truyền nhiễm, và 10 biện pháp phòng ngừa, bảo vệ bản thân trong thời gian dịch bệnh.

unnamed
“Viêm phổi Vũ Hán”: Đeo găng tay hay khẩu trang quan trọng hơn? (Ảnh: internet)

【01】
Khi rời khỏi nhà, xin hãy đeo găng tay (găng tay mùa đông hoặc găng tay khi đi ra ngoài). Không được tháo ra khi đi tàu điện ngầm, xe buýt và tại những nơi công cộng.

【02】
Trong những trường hợp xã giao bắt buộc phải tháo găng tay, ví như bắt tay, tiếp khách… nhất thiết không được dùng tay tiếp xúc với mặt hoặc mắt của bạn. Dù ngứa thế nào cũng không được để tay của mình tiếp xúc với mặt. Trước khi đeo găng tay trở lại, đừng quên dùng nước ấm và xà phòng, sau khi rửa tay thật sạch mới đeo găng tay trở lại.

【03】
Hàng ngày chăm chỉ thay găng tay, găng tay thay ra cũng phải giặt cẩn thận, không đeo găng tay chưa phơi khô khi ra ngoài.

【04】
Khi ở bên ngoài khẩu trang không có tác dụng gì nhiều, thậm chí công hiệu của nó khi ở trong phòng cũng không đáng kể. Hơn nữa đa số khẩu trang sử dụng một hai lần đều bị ô nhiễm, dùng lại khẩu trang đó còn tệ hơn là không đeo khẩu trang.

Vì vật chất thở ra từ miệng và mũi sẽ hình thành một lớp màng rất tốt cho sự phát triển của vi khuẩn bên trong khẩu trang. Do vậy trong thời gian dịch bệnh truyền nhiễm lần này, cô rất ít đeo khẩu trang. Trong những tình huống thế này, cô từng trải qua 30 lần. Ngược lại, cô sẽ giữ khoảng cách với từng người chừng nửa mét là khá phù hợp. Nếu có người ho hoặc hắt hơi, ngược lại cô sẽ yêu cầu họ đeo khẩu trang, như vậy sẽ có thể giảm nguy cơ cô bị truyền nhiễm. Nếu họ từ chối, cô sẽ tránh ra xa với cự ly hơn 1m, hoặc dứt khoát rời đi. Cũng không nên bắt tay hay ôm ấp người khác, và nói với đối phương rằng trong thời gian truyền nhiễm dịch bệnh đừng đứng quá gần nhau, điều này tốt cho cả hai.

【05】
Khăn bông trong phòng tắm và nhà bếp đều nên thay một loạt sạch sẽ, hơn nữa tránh tiếp xúc với người khác. Tối thiểu mỗi tuần phải giặt khăn bông một lần, vì khăn ẩm là cái nôi nuôi dưỡng virus như virus cảm sốt thông thường, cảm cúm và virus corona.

【06】
Nhớ phải đeo găng tay rồi hãy vặn tay nắm cửa, hoặc sau khi tiếp xúc với tay nắm cửa phải rửa tay ngay lập tức. Nếu trong nhà có người ốm, phải định kỳ vệ sinh tay nắm cửa. Cũng làm vậy với tay vịn cầu thang, mặt bàn, điện thoại đi động, đồ chơi, laptop, phải cẩn thận với bất cứ đồ vật nào tiếp xúc với tay.

Đương nhiên nếu chỉ tiếp xúc với những vật dụng cá nhân thì không vấn đề gì. Nhưng nếu sử dụng máy tính, đồ nhà bếp hoặc bàn phím của người khác, thì nhất thiết không được chạm lên mặt mình. Sau khi chạm vào những vật này phải rửa tay ngay lập tức.

【07】
Khi ăn cơm, nhớ dùng đũa chuyên gắp rau, dùng muôi chuyên múc canh, cũng không nên uống nước trong cốc hoặc đồ chứa của người khác. Sau bữa ăn nhất thiết phải rửa sạch mọi đồ ăn và đồ làm bếp, nhất quyết không tới những nhà ăn có môi trường vệ sinh không tốt.

Viêm phổi Vũ Hán
Đeo găng tay phòng ngừa “Viêm phổi Vũ Hán” là rất quan trọng (Ảnh minh họa: leo2014 từ Pixabay)

【08】
Trừ những nguồn đã được xác nhận không có virus, nếu không, nhất quyết không được mua, giết mổ hay ăn bất kỳ động vật hoặc cá mú sống nào.

【09】
Trong điều kiện thời tiết cho phép, nhớ mở cửa sổ trong nhà hoặc văn phòng, để không khí lưu thông, vì virus không dễ dừng lại trong một không gian thông gió tốt. Đương nhiên, nếu thời tiết lạnh giá, thì vẫn nên đóng cửa sổ, bởi lẽ việc giữ ấm cũng rất quan trọng.

【10】
Cuối cùng, nếu bạn bè hoặc người nhà mắc bệnh, khi lại gần họ, nhất định phải luôn đeo khẩu trang áp sát vào mặt, và để người bệnh đeo khẩu trang. Trừ khi người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc không quen, nếu không nhất quyết không được tháo khẩu trang xuống.

Cuối cùng, nếu chúng ta phải giúp bạn bè hay người thân xử lý khẩu trang bẩn đã qua sử dụng trên người họ, cần vô cùng cẩn trọng. Vì để bảo vệ bản thân, giả sử khẩu trang đó đã bị virus xâm chiếm, tốt nhất hãy mang găng tay cao su trước khi xử lý. Đồng thời dùng khăn giấy và bông gòn giúp người bệnh nhẹ nhàng vệ sinh da của bệnh nhân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng. Sau đó mang khăn giấy, bông gòn, khẩu trang của người bệnh phong kín lại, cho vào bao đựng hoặc túi ni lon, rồi mới bỏ vào thùng rác trong nhà.

Nếu chúng ta phải chăm sóc bạn bè và người nhà, hãy mặc quần áo dài trùm kín toàn thân. Nếu trong nhà có đủ không gian, hãy cách ly người bệnh vào một căn phòng hoặc một góc phòng. Như vậy sẽ khiến họ cảm thấy dễ chịu, lại vừa có thể bảo vệ những thành viên khác trong gia đình. Nếu thời tiết thích hợp, hãy mở cửa sổ bên trong phòng, để không khí lưu thông. Nếu thời tiết rất lạnh thì không nên làm như vậy, để tránh nhiễm lạnh khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Nếu có thể làm được những biện pháp phòng ngừa đơn giản này, sẽ có thể giảm được nguy cơ truyền nhiễm virus rất lớn. Chú ý an toàn, chớ hoang mang, tin rằng chỉ cần mọi người đều đồng tâm hiệp lực, nhất định sẽ vượt qua được quan nạn này.

Lê Minh