Trẻ em là niềm hy vọng của cha mẹ và cũng là tương lai của quốc gia. Các em có thể lớn lên khỏe mạnh và an toàn là ưu tiên quan trọng hàng đầu.

Ở Trung Quốc, trẻ từ khi sinh ra đến lúc tốt nghiệp đại học, trường học và chính phủ đều không hề xem trọng việc giáo dục an toàn và các phương pháp an toàn, vì vậy liên tục xảy ra những thảm kịch.

Còn nhớ trong một bình chọn về 10 quốc gia an toàn nhất trên thế giới, tiến hành so sánh dựa trên các tiêu chuẩn như tỉ lệ phạm tội, mức độ tham nhũng, tình hình kinh tế…, Nhật Bản giữ vị trí đầu bảng. Đây là bởi vì Nhật Bản rất xem trọng nguyên tắc, xem trọng việc giáo dục an toàn và các phương pháp an toàn.

Một người TQ nói về giáo dục Nhật Bản (P7): Giáo dục an toàn
Trẻ em ở nhà trẻ Nhật Bản đang tham gia huấn luyện chữa cháy. (Ảnh trích tử blog trường học Nhật Bản)

Ở Nhật, để bảo đảm cho sự an toàn của học sinh, từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học cho đến đại học đều phải nghiêm túc giáo dục an toàn, ví dụ như dạy về an toàn vệ sinh, phòng bệnh, an toàn khi nghỉ học, phòng tránh tổn thương trong các trường hợp phạm tội…; đồng thời cũng phải tiến hành các chương trình huấn luyện dành cho học sinh như huấn luyện phòng chống thiên tai, tị nạn, chống tội phạm… Ngay cả các bé ở nhà trẻ và mẫu giáo thì mỗi tháng cũng phải có một lần huấn luyện phòng chống thiên tai và tị nạn: giả sử như khi xảy ra động đất, hỏa hoạn, bão, học sinh sẽ chạy trốn thế nào, tự cứu mình trong thời khắc nguy hiểm ra sao.

Từ tiểu học đến cấp ba, học sinh cũng được huấn luyện tị nạn mỗi tháng một lần, đồng thời học thêm những kiến thức phòng chống thiên tai và an toàn: giáo dục giao thông an toàn, cho người thật biểu diễn khi bị thiệt mạng do xảy ra tai nạn xe cộ; phòng tránh tội phạm, cảnh sát trưởng sẽ đến để giảng cho học sinh về sự nguy hại của ma túy, cần sa, xã hội đen, nhóm đua xe, tránh để các em bị người xấu lôi kéo…

Nhật Bản dạy cho trẻ em biết tự bảo vệ mình ngay từ khi còn nhỏ, bởi vì có những đứa trẻ lớn lên an toàn và khỏe mạnh mới có thể khiến đất nước trở nên an toàn. Tuy rằng tỉ lệ phạm tội ở Nhật liên tục giảm trong suốt mười mấy năm, nhưng các phương pháp an toàn để phòng tránh bị thương bởi tội phạm vẫn ngày một phát triển.

Các trường học ở Nhật yêu cầu mỗi vị phụ huynh đều phải dùng điện thoại đăng nhập vào Ủy ban giáo dục thành phố. Bởi vì sau khi có bất cứ em nhỏ nào gặp tai nạn, nguy hiểm thì lập tức tất cả các phụ huynh đều sẽ nhận được tin nhắn thông báo của Ủy ban: Ở đâu, lúc nào, học sinh của trường nào bị ai đó làm hại hoặc gặp tai nạn…, yêu cầu các phụ huynh chú ý, có biện pháp phòng ngừa. Có khi trong thành phố xảy ra những chuyện phạm tội giết người, sau đó 1 đến 2 giờ đồng hồ các phụ huynh cũng sẽ nhận được thông báo. Hiệu quả của việc kết nối nhanh chóng này quả thật làm giảm sự nguy hiểm đến mức thấp nhất.

Tất cả các trường học ở Nhật đều là nơi tị nạn đầu tiên, bởi vì đều là những nơi có kiến trúc an toàn, kiên cố nhất. Trong trận động đất Kantō vào năm 1923 ở Nhật, do các trường học đều xây bằng gỗ hoặc ngói, vì vậy rất nhiều trường học bị đổ nát, các em học sinh gặp nạn. Điều này khiến chính phủ Nhật Bản vô cùng đau lòng, với suy nghĩ “tính mạng của học sinh duy trì tương lai của quốc gia”, họ đã quyết định tăng tính chống chịu động đất của các kiến trúc trường học.

Bộ giáo dục Nhật Bản có viết trong văn kiện gia cố trường học: “Trường học là nơi các em học sinh nắm giữ tương lai của Nhật Bản gửi gắm mạng sống của mình”. Câu nói này khiến chúng tôi hiểu rằng vì sao trường học ở Nhật Bản lại giáo dục an toàn nhiều đến vậy, thật sự rất cảm động! Những năm 90 đã đi qua, tuy động đất vẫn còn tiếp diễn, nhưng trường học ở Nhật Bản vẫn luôn là kiên cố và an toàn nhất.

Ngày 16/4/2016, ở Kumamoto xảy trận động đất mạnh 7,3 độ richter, tòa nhà lớn của chính phủ thành phố Uto bị sập một phần và lung lay. Trong khoảng 13 năm, bởi vì tài chính của thành phố Uto gặp khó khăn, nên chỉ có thể nhường cơ hội gia cố phòng chống động đất cho trường học, ưu tiên gia cố trường học, bảo vệ học sinh. Tôi không thể không cảm thán: Nếu như trường học và chính phủ Trung Quốc cũng được vậy thì tốt biết mấy!

Tâm Di

Xem thêm:

Mời xem video: