Khi mới đến và làm việc ở một công ty nào đó, bạn hãy nhớ rằng các nhà quản lý sẽ luôn quan sát bạn. Mục đích là để hiểu rõ hơn về bản chất bên trong cũng như động lực của những người mới. Đặc biệt là họ thường chú ý vào 10 điểm sau.

shutterstock 170849327
Nhà quản lý của công ty sẽ luôn quan sát người mới từ mọi khía cạnh. (Ảnh: Milles Studio/ Shutterstock)

1. Tỷ lệ thời gian để nói so với nghe là bao nhiêu?

Các công ty chắc chắn sẽ muốn thuê những người tự tin và không ngại thể hiện quan điểm cá nhân. Nhưng nếu tỷ lệ diễn thuyết chiếm hơn 60% tổng lượng thời gian, thì đây là điều cần suy nghĩ. Bởi vì họ cho rằng những người như vậy quá kiêu ngạo, không chịu học hỏi người khác, không chịu lắng nghe và càng nói sẽ càng lan man vô nghĩa.

2. Là người cho hay nhận năng lượng?

Có những người lúc nào cũng luôn lạc quan và lan tỏa năng lượng tích cực. Nhưng cũng có một kiểu người luôn mang lại cho người khác cảm giác về những trạng thái và cảm xúc tiêu cực. 

Có câu ngạn ngữ: “Khi tặng ai đó một bông hồng, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm.” Người luôn mang lại năng lượng tích cực là những người chân thành và rộng lượng. Khi ở bên cạnh họ, người khác sẽ luôn cảm thấy an toàn và tin tưởng. 

3. Đứng trước nhiệm vụ, thì thiên về “phòng thủ” hay “hành động”?

shutterstock 283351577
Đối với hầu hết công việc, các công ty và người quản lý sẽ luôn có xu hướng thuê kiểu người “hành động” khi được giao nhiệm vụ. (Ảnh: pathdoc/ Shutterstock)

Một số người ngay lập tức sẽ thể hiện trạng thái phòng thủ khi nhận một nhiệm vụ. Trong khi những người khác lại hào hứng, bắt tay vào hành động ngay lập tức và chuyển sang chế độ giải quyết vấn đề. Đối với hầu hết công việc, các công ty và người quản lý sẽ luôn có xu hướng thuê kiểu người thứ hai.

4. Cho người khác cảm giác chân thật hay nịnh nọt?

Những lời khen sai sự thật và cố gắng gây ấn tượng với sếp sẽ khiến mọi người có cảm giác họ là người không tốt. Bởi lẽ người ưu tú thực sự không cần tâng bốc người khác để đạt được mục đích. Khi bạn dám là chính mình thì sẽ làm hài lòng mọi người trong môi trường làm việc.

5. Kết giao với những kiểu người như thế nào?

shutterstock 1409608943
Khi phỏng vấn cho một vị trí quan trọng, một chuyên gia kinh doanh đã nảy ra ý tưởng đặc biệt là muốn gặp mặt cả người phỏng vấn cùng với người thân hoặc bạn thân của họ. (Ảnh: EZ-Stock Studio/ Shutterstock)

Bởi vì có một câu nói thâm thúy như thế này: “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân”, hàm ý rằng người tốt kẻ xấu thường không thể ở cùng với nhau, thế cho nên nhìn vào nhóm bạn thân của một người, sẽ có thể phần nào đánh giá được người đó.

6. Cách hành xử với người lạ

Xem cách một người đối xử với người mà họ chưa từng gặp cũng là một bài đánh giá vô cùng quan trong. Chẳng hạn, đối với một tài xế taxi hoặc nhân viên bồi bàn, người này có thể hiện sự rộng lượng, sự tử tế mà một người nên làm hay không. Đồng thời, xem liệu rằng người đó có thể trò chuyện với họ một cách bình đẳng hay sẽ phớt lờ, ngạo mạn và thậm chí là mắng chửi họ?

7. Người này có thể phục hồi sau thất bại trong quá khứ không?

So với việc có được thành công sớm, thì việc đã từng trải qua những thất bại và khổ nạn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển tương lai của một người.

8. Người này đã đọc những cuốn sách nào?

doc sach 2 image
Có thể nói hầu hết những người thú vị đều thích đọc. (Ảnh: Shutterstock)

Thay vì một người có thói quen lướt web trong nhiều giờ thì đọc sách thật sự sẽ mang lại vô vàn các lợi ích tuyệt vời. Nó có thể kích thích khả năng tư duy; nâng cao hiểu biết; tăng cường kỹ năng phân tích, tập trung; mở mang đầu óc; kích thích tinh thần; điều khiển cảm xúc hiệu quả và giúp người đọc có thể bám sát các sự kiện hiện tại. Có thể nói hầu hết những người thú vị đều thích đọc. Đọc là biểu hiện tốt nhất của sự học hỏi.

9. Người này có đặt mình vào vòng tròn “an toàn” không?

Những người sợ rủi ro, không dám thử sức với những điều mới mẻ sẽ không đảm bảo rằng họ có thể tiến xa hơn. Không người lãnh đạo nào thích một nhân viên kiểu “tàng hình”, ngại va vấp và chỉ thích ẩn mình trong chiếc vỏ an toàn. 

Hãy luôn nhớ rằng, trải nghiệm giúp bạn nhận ra thiếu sót của bản thân, hoàn thiện hơn và dễ dàng tìm thấy cơ hội ở mọi hoàn cảnh. 

10. Người này có tự nhận thức được không?

Một nhà lãnh đạo khôn ngoan thường phải có điều kiện tiên quyết, chính là hiểu rõ về bản thân. Liệu người này có thể đối mặt với điểm mạnh, điểm yếu, cũng như có thể hành động theo những gì họ biết về bản thân mình hay không. Bằng cách này, có thể đánh giá về sự khiêm tốn của họ, cũng như có thể biết được những gì họ nghĩ, nói và làm là có nhất quán với nhau hay không.

Vision Times,

An Chi biên tập