Mong muốn của con người là vô tận. Nhưng chỉ khi hiểu và tránh xa “3 điều tham” này mới không khiến cả đời bị tiêu hao vì những rắc rối và đau khổ.

tham lam
(Ảnh: Pictrider/ Shutterstock)

Nhiều người luôn sống trong ưu tư, phiền muộn, suốt ngày lo lắng, bất an. Thực tế, phần lớn điều này đều xuất phát từ lòng tham của chính họ. Họ thường so sánh với những người khác để thỏa mãn sự phù phiếm của bản thân.

Một người sống trong sáng, thanh bạch như nước sẽ không bị dục vọng vật chất hạn chế và tiêu hao cuộc sống một cách vô ích. Họ biết cách kìm lòng và đối đãi với mọi sự thuận theo tự nhiên, từ đó có được tự do thực sự. Họ cũng hiểu rõ có những điều là không thể tham lam, không thể động tâm, nếu không cả đời sẽ trắng tay.

1. Không tham lợi nhỏ trước mắt

Nhiều người tham lam vô độ, nhưng quay đầu nhìn lại thì chẳng có gì, nhìn kỹ mới thấy tất cả đều quá nhỏ bé, tầm thường. Chúng chỉ thoáng qua và không mang lại thay đổi thiết yếu nào cho cuộc sống của họ.

Có một câu nói rất hay: “Những người tham lam lợi nhuận nhỏ rất dễ bị tổn thất lớn”. Chúng ta luôn canh cánh trong lòng những mong muốn và sở thích nhỏ nhặt, cố chấp vào hiện tại mà không nhìn ra được phương hướng cũng như những lợi ích lớn có thể thu được trong tương lai. Ai cũng chăm chăm “nhặt hạt vừng mà bỏ qua dưa hấu”, lãng phí hết thời gian, năng lượng. Đây có lẽ chính là cái khổ lớn nhất của chúng ta.

2. Không tham của bất nghĩa

Người ham tiền, ham danh lợi, chỉ cần có lợi cho mình thì sẽ vắt óc ra để có được, thậm chí vứt bỏ cả đạo đức nhân nghĩa. 

Người xưa đã sớm cảnh báo hậu thế: “Đừng ham của bất nghĩa. Loại của này là thứ ‘hung tài’”. Người tham lam lấy đi càng nhiều thì càng rước nhiều rắc rối cho tương lai, cái được chẳng bõ cho cái mất.

Tham được những thứ lợi bất cập hại này, tới thế nào, rồi rốt cuộc thì cũng thế mà đi. Đã không được như ý mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, uy tín, sức khỏe. Bạn thử nhẩm tính xem, liệu cái lợi này có đáng để chúng ta đánh đổi?

3. Không tham hưởng lạc 

Sách “Kinh Dịch” có 2 câu: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật.” Ý nghĩa rằng: Trời vận hành không ngừng, người quân tử cũng phải cố gắng không ngừng. Đất vốn dĩ nhu hòa, người quân tử phải lấy đức để đối đãi vạn vật.

Câu này đã bao hàm tất cả mọi chuyện ở đời, chỉ cần chiểu theo đó mà hành sự thì kết quả trong tương lai sẽ không thể không tốt.

Nhà hiền triết coi vất vả là hạnh phúc, và coi an nhàn là một mối họa. Nếu một người chỉ quan tâm đến lạc thú, không tự tu dưỡng và không muốn chịu đựng gian khổ, thì người đó đang tự tiêu hao phúc khí của chính mình.