Hồng Kông được xếp hạng là những khu vực có giá nhà đắt nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp vừa qua, giá nhà gần như gấp 20 lần thu nhập trung bình hàng năm của người dân, cũng đồng nghĩa khi thu nhập một năm 50.000 đô thì giá nhà là 980.000 đô và người dân phải làm việc 20 năm mới đủ tiền mua nhà.

Vấn nạn nhà ở tại Hồng Kông
Giá nhà ở tại Hồng Kông xếp vào hàng đắt đỏ nhất thế giới, cũng vì vậy mà chi phí sinh hoạt ở đây cao hơn bao giờ hết. (Ảnh: Shutterstock)

Tại đây, hàng trăm nghìn người phải chen chúc sinh sống trong những căn hộ nhỏ không tưởng, và thậm chí phần lớn trong số đó không khác gì một chiếc lồng, và “nhà lồng” đó chỉ đủ vỏn vẹn cho 1 người và những vật dụng sinh hoạt tối thiểu của người đó.

Vấn nạn nhà ở tại Hồng Kông
Và giá những “nhà lồng” nhỏ xíu như vậy lại đang tiếp tục tăng trong những năm qua. (Ảnh: Vox/Youtube)

Ước tính hàng trăm ngàn người ở các thành phố tại Hồng Kông đang phải sống diện tích trung bình khoảng 7m2 cho đến 13m2.

“Mọi thứ rất khó khăn vì nơi ở khá tối, bạn sẽ không thể nhìn thấy một chút ánh sáng thiên nhiên nào khi bạn sống ở đây, con trai tôi được chẩn đoán bị ADHD (bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý) và chỗ ở này quá chật đối với thằng bé, không gian rất ngột ngạt vậy nên nó cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả gia đình tôi”, một người dân ở đây chia sẻ.

Vấn nạn nhà ở tại Hồng Kông
Giá nhà ở Hồng Kông rất đắt, chỗ này chỉ có thể ở một người và giá thuê một tháng là 2.100 đô la Hồng Kông tương đương với hơn 6 triệu VNĐ. (Ảnh: Vox/Youtube)

Một biện pháp phổ biến để giải quyết tạm thời cho những trường hợp về nhà ở tại đây là nhà tập thể, tức là một căn nhà lớn sẽ được chia ra thành nhiều ô nhỏ, trong mỗi ô nhỏ đó sẽ có đủ chỗ cho một chiếc giường, bàn và một vài vật dụng thiết yếu khác như quần áo, thuốc, dụng cụ vệ sinh cá nhân,… còn lại sẽ là khu vực chung dành cho tất cả mọi người là khu vực nhà bếp và phòng tắm, và nhờ có khu vực chung như vậy nên người dân có thể tiết kiệm diện tích và tiền thuê nhà để cuộc sống phần nào thoải mái hơn.

“Tuy vậy nhưng vì mỗi người có một thói quen riêng nên việc sống chung như vậy khiến chúng tôi phải thường xuyên xích mích và cãi nhau. Đôi khi chúng tôi nổi nóng chỉ vì một vài vật dụng nhỏ, cuộc sống thật sự ngột ngạt”, một người phụ nữ phải dùng chung nhà bếp với 4 gia đình khác chia sẻ.

Vấn nạn nhà ở tại Hồng Kông
Khu bếp dùng chung cho 4 gia đình. (Ảnh: Vox/Youtube)

Giải thích cho việc tại sao đất ở đây lại đắt đỏ và khan hiếm đến như vậy thì một trong những nguyên nhân chính là do diện tích bảo tồn rừng khá lớn, lên đến 70% diện tích đất ở Hồng Kông, phần đất này không dành cho việc xây dựng mà chỉ để bảo tồn, và cũng vì ở đó là những khu vực núi cao và đá nên cũng khó khăn cho việc xây dựng nhà ở.

“Tình trạng nhà ở chật chội không phải vì do thiếu đất mà vấn đề quản lý và phân phối quá tệ bởi vì cách mà họ sử dụng đất không hiệu quả và diện tích đất bảo tồn quá lớn. Thật vậy, chỉ có 3,7% diện tích đất ở Hồng Kông dành cho việc xây dựng nhà ở đô thị, đây cũng là nguyên nhân chính cho việc tại sao người dân nơi đây chỉ sống diện tích tương đương với một chỗ đậu xe ôtô”, Paul Zimmerman – CEO thiết kế tại Hồng Kông phân tích.

rung hong kong
Độ bao phủ của rừng tại Hồng Kông rất nhiều. Diện tích rừng bảo tồn lên tới 70%. (Ảnh: Vox/Youtube)

Sự chật chội ở Hồng Kông khiến Liên Hợp Quốc đã chỉ trích điều kiện sống này là “sự xúc phạm phẩm giá của con người”.

Chính phủ Hồng Kông sở hữu đại đa số đất chỉ trừ khu vực đất xây dựng nhà thờ và khu vực xây dựng của người Anh. Và khi chính phủ sở hữu nhiều đất như vậy thì họ mang đất công đi đấu giá cho thuê, và những người thuê lại những khoảng đất đấu giá này thì phần lớn đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc chịu chi với mức giá cao ngất ngưởng. Và một yếu tố khác khiến các nhà đầu tư thích thuê đất tại Hồng Kông để kinh doanh là do thuế thu nhập thấp, và không có thuế giá trị gia tăng, không có thuế tiêu thụ và nền kinh tế thị trường tự do với thuế thấp.

Với nguồn thu nhập khủng lồ cho chính phủ Hồng Kông nhờ việc mang đấu giá đất cho thuê với giá cao và vì vậy chính phủ cũng không đánh thuế cao lên người dân và các tổ chức ở đây, và điều này khiến họ vẫn luôn tự hào vì Hồng Kông xếp hạng một trong những nước có nền kinh tế tự do hàng đầu thế giới.

Nói tóm lại, việc đấu giá đất cho thuê này mang lại một khoản thu khổng lồ cho chính phủ Hồng Kông và gia tăng hội nhập kinh tế nhưng nó không tốt cho người dân với mức thu nhập phổ thông nơi đây để họ có một chỗ ở rộng rãi hơn.

Minh Ngọc

Xem thêm: