Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Sau khi sự cố phát sinh, cả khu vực rộng 2.600 km² quanh nhà máy này đã được đưa vào cách ly. Gần đây, khi series phim truyền hình Chernobyl của HBO kết hợp với Sky UK tái hiện lại thảm họa hạt nhân lên sóng, người ta lại một lần nữa nhìn thấy những hình ảnh chân thực về khu vực này.

Embed from Getty Images

Hình ảnh cho thấy tòa nhà bị bỏ hoang sau thảm họa nguyên tử Chernobyl. Lượng bức xạ rò rỉ của vụ tai nạn này có rất nhiều người tử vong. Nhiều loài động vật xung quanh đó cũng không sống sót được. Tuy nhiên thực vật ở đây vẫn sinh trưởng rất tốt.

Điều đáng nói là khu vực này hiện đã trở thành một “Khu bảo tồn tự nhiên”. Ở bên trong đầy cây cối xanh tốt và rất nhiều loài động vật như chó sói, lợn rừng, gấu… đã dần dần quay trở lại. Cảnh quan sinh thái dường như không khác nhiều thời điểm trước khi thảm họa xảy ra. Với lượng bức xạ rò rỉ lớn như vậy, đủ để giết chết con người, động vật và nhiều loài chim chóc khác, vậy mà thực vật ở đây vẫn sinh trưởng rất tốt, tại sao lại như vậy?

Ông Stuart Thompson, giảng viên Đại học Westminster – Anh, chuyên nghiên cứu về động thực vật đã có bài phát biểu trên The Conversation về chủ đề thú vị này.

Mọi người biết rằng, hạt nhân nguyên tử không ngừng phóng xạ các loại hạt cao năng lượng có thể phá hủy cấu trúc của tế bào, hoặc dẫn khởi những phản ứng hóa học trong thân thể. Phần lớn các tế bào đều có năng lực tự hồi phục, tuy nhiên, bức xạ mức cao có thể khiến trình tự các chuỗi DNA bị đảo lộn, khiến các tế bào chết rất nhanh. Bức xạ mức thấp cũng có thể dẫn đến sự biến dị chức năng của các tế bào (như tế bào ung thư), không chỉ ở một khu vực nhất định mà sẽ lây lan ra khắp cơ thể.

Đối với các loài động vật, bức xạ này sẽ khiến chúng phải chết, bởi vì các tế bào và các bộ phận trên thân thể động vật đều có chức năng khác nhau và không thể thay thế. Nói đơn giản như nếu chúng không có đại não, tim hay phổi thì đều không thể sống được.

Tuy nhiên thực vật lại không giống như vậy. Thực vật không di động, một khi rễ của nó đã ăn sâu xuống đất, sẽ không ngừng điều chỉnh trạng thái tự thân để thích ứng với hoàn cảnh sinh tồn xung quanh, bao gồm điều kiện về ánh sáng, độ ẩm, thành phần nước và các loại chất dinh dưỡng khác.

Một điểm then chốt chính là tế bào của thực vật so với của động vật có sự khác biệt rất lớn. Tế bào thực vật có thể sản sinh ra bất kể loại tế bào nào khi nó cần thiết. Đó cũng chính là lý do tại sao thực vật có thể chiết cành, giâm cành mà vẫn có thể phát triển thành một cây mới. Điều này cho thấy, thực vật có khả năng tự bổ sung những tế bào tổn thất của thân thể mạnh hơn hẳn so với động vật, cho dù sự tổn hại này xuất phát từ kích thích vật lý hay các tia phóng xạ.

Một đặc điểm khác, thành tế bào của thực vật rất kiên cố và liên kết chặt chẽ với nhau. Khi một vùng ADN bị hư hại gây ra các khối u hoặc đột biến, nó sẽ không lan sang các khu vực khác như ở động vật hay con người.

Thú vị hơn, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra các loài thực vật không thuộc khu vực vụ thảm họa Chernobyl cũng có cơ chế bổ sung để bảo vệ ADN.

Ông Thompson nói, lượng bức xạ trên bề mặt trái đất vào thời kỳ đầu còn lớn hơn rất nhiều so với hiện nay, khi đó thực vật vẫn sinh trưởng rất tốt. Vậy nên các loài thực vật ở Chernobyl chỉ là hiểu hiện ra bản lĩnh sinh tồn vốn có của tổ tiên chúng.

tham hoa hat nhan
(Ảnh: Shutterstock)

Khu vực Chernobyl hiện tại ngoài không có người ở ra thì vẫn còn rất nhiều các loài thực vật và động vật khác. So với trước khi phát sinh thảm họa hạt nhân thì hệ sinh thái vẫn tương đối trù phú. Đây chính là một điều bất ngờ đối với con người.

Mặc dù ô nhiễm phóng xạ đã rút ngắn cuộc sống của một số loài động, thực vật nhưng cũng nhờ không có sự xáo trộn của con người mà hệ sinh thái ở khu vực này trở thành “Khu bảo tồn thiên nhiên” lớn nhất Châu Âu.

Từ câu chuyện thú vị này, thảm họa hạt nhân ở Chernobyl đã phần nào nói lên mức độ con người gây tổn hại đến môi trường sống còn ghê gớm hơn hậu quả mà sự cố hạt nhân gây ra. Khi con người rời khỏi đó, thì ngược lại môi trường tự nhiên nơi ấy lại được tái sinh một lần mới.

Thu Hà

Xem thêm: