Riley Day, nữ vận động viên chạy ngắn (chạy nước rút) đến từ Úc, tại Thế vận hội Tokyo cô đã chạy 200m với thành tích bứt phá, tuy không lọt vào vòng chung kết nhưng cô đã nổi tiếng khắp thế giới vì mọi người nhận thấy cô yêu thể thao với một trái tim nhân hậu.

Embed from Getty Images

Tối ngày thứ Hai (2/8), Riley Day, 21 tuổi đến từ Queensland, Úc đã tranh tài với các tuyển thủ hàng đầu thế giới khác trên đường đua bán kết 200 mét tại Thế vận hội Tokyo. Kết quả là Riley Day không thể vào chung kết, nhưng cô đã bứt phá cá nhân và chạy tốt với thời gian 22,56 giây, chỉ còn cách trận chung kết đúng một bước chân.

Thành tích này rất đáng khích lệ đối với Riley Day, người lần đầu tiên tham dự Thế vận hội Olympic. Truyền thông Úc cũng chú ý đến cô gái trẻ hay cười và chạy nhanh này. Jason Richardson của Seven Network (Úc) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với cô, lúc này mọi người mới chú ý và hiểu về cô gái trẻ. Ngoài biểu thị ngưỡng mộ về tinh thần yêu thể thao của cô, họ còn cảm động hơn trước tấm lòng thiện lương của Riley Day.

Trong cuộc phỏng vấn, mọi người được biết rằng Riley Day không có nhà tài trợ và vé máy bay cũng là tự bỏ tiền để mua. Để đến Tokyo tham gia cuộc thi, suốt 3 năm qua, cô dành ra ngày chủ nhật hằng tuần để đến siêu thị [Woolworths] làm việc để tiết kiệm tiền.

Riley Day làm việc trong một siêu thị ở Beaudesert – một vùng hẻo lánh của bang Queensland, cô là một nhân viên có trách nhiệm và được người dân địa phương khen ngợi vì đã giúp đỡ khách hàng làm việc chăm chỉ. Theo người quản lý siêu thị, “Trong một năm rưỡi qua, mỗi tuần Riley Day đều giúp cụ ông John, 90 tuổi mua sắm. Ông John bị khiếm thị, vì vậy cô đã nhớ danh sách mua sắm của ông. Nếu trong tuần ông ấy không đến, cô sẽ gọi điện cho ông ấy vào chủ nhật để hỏi thăm tình hình của ông.”

Người dẫn chương trình Jason Richardson cũng nói với mọi người rằng Riley Day đang học lấy bằng kinh doanh về quản lý thể thao tại Đại học Griffith, ngoài việc đi siêu thị làm việc hoặc giúp đỡ khách hàng vào cuối tuần, những thời điểm khác cô sẽ tập luyện không mệt mỏi trên đường đua, mỗi ngày cô tập luyện ít nhất 3 tiếng, mỗi tuần cô tập luyện 6 ngày. Richardson hét lên với khán giả truyền hình: “Riley Day có một trái tim rộng lượng, nào, những người Úc, hãy đến và ủng hộ quý cô này!”

Những người Úc sửng sốt ngay lập tức đổ vào tài khoản (Instagram) của cô ấy, và lượng người theo dõi của cô ấy tăng vọt từ 20.000 lên 73.400.

Sau đó, Riley Day gửi lời cảm ơn đến mọi người, “Tôi chỉ đứng thứ 12 trong Thế vận hội, điều này có đúng không?”. Cô ấy hào hứng nói: “Xin gửi lời cảm ơn rất nhiều đến những người đã chúc mừng tôi. Tôi rất biết ơn vì tất cả những điều này và tôi đang chờ đợi [thi đấu trong] tương lai. Điều này khiến tôi nỗ lực hơn để lọt vào trận chung kết tiếp theo.”

So với vận động viên Trung Quốc đã hét lên những câu tục tĩu trong Thế vận hội, vận động viên chạy nước rút người Úc này thật dễ thương! Vì thích nội dung chạy nước rút nên cô đã tập luyện chăm chỉ, không ngừng bứt phá và đạt thành tích xuất sắc, trong khi làm việc để tích góp tiền, cô cũng không quên giúp đỡ những người già khó khăn. Về cơ bản, đây là phẩm chất và tinh thần của hầu hết các vận động viên thể thao trong xã hội phương Tây.

Chi phí đầu tư cho mỗi huy chương vàng ở Trung Quốc là 100 triệu đô la Mỹ

id13138976 2cfac188f12fb5d22655cf51397b4bed 600x400 1
Hai vận động viên xe đạp của Trung Quốc đeo huy hiệu Mao và đứng trên bục nhận giải. Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết sẽ điều tra vụ việc. Video phát lại lễ nhận giải trên CCTV đã làm mờ huy hiệu Mao. (Ảnh cắt từ video).

Kể từ Thế vận hội Los Angeles năm 1984, Trung Quốc coi việc tranh huy chương vàng Olympic là mục tiêu duy nhất để phát triển sự nghiệp thể thao. Sân thi đấu thế vận hội được coi là chiến trường thể hiện sự lớn mạnh của quốc gia và nơi thực hiện mục tiêu chính trị giành vinh quang cho tổ quốc. Vì lý do này, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền, và hệ thống “cung đình thể thao” không ngại tốn kém đã được hình thành. Tại Trung Quốc, việc tham gia thế vận hội đã hoàn toàn biến thành dự án thể diện quốc gia tiêu tốn các khoản tiền khổng lồ. Trong hoàn cảnh như vậy, các vận động viên thể thao Trung Quốc đang phải gánh trên vai nhiệm vụ quan trọng là “thể hiện đất nước lớn mạnh và giành vinh quang cho đất nước”, và từ lâu họ đã quên mất ý nghĩa thực sự của thi đấu thể thao.

Tờ Time của Mỹ năm 2001 trích dẫn rằng cái giá để Trung Quốc giành được một tấm huy chương vàng là 8 triệu đô la Mỹ. Đến Thế vận hội Athens 2004, con số này đã tăng lên hơn 100 triệu đô la Mỹ.

Đây là thống kê do Lý Lực (Li Li), nhà nghiên cứu của Tổng cục Thể thao Trung Quốc công bố. Ông thống kê được Trung Quốc đã chi hơn 20 tỷ nhân dân tệ trước và sau Thế vận hội Athens 2004 và giành được 32 huy chương vàng. Dựa trên tính toán này, giá của mỗi huy chương vàng là gần 700 triệu nhân dân tệ, tương đương 100 triệu đô la Mỹ vào năm đó. Và nó được gọi là huy chương vàng đắt nhất thế giới.

Đến kỳ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất lớn, không tính đến nhân lực và vật lực, tốc độ tăng trưởng hơn gấp đôi, số vốn đầu tư còn lớn hơn nữa. Quan chức cấp cao trong lĩnh vực thể thao Trung Quốc là Tăng Minh (Zeng Ming) từng nói: “Thể thao không theo đuổi huy chương vàng là thể thao thất bại. Việc theo đuổi huy chương vàng của nước ta là không tính đến chi phí”.

Trái ngược với Trung Quốc, thể thao ở các nước phương Tây là thể thao quần chúng. Ủy ban Olympic của các nước phương Tây là tổ chức phi chính phủ, nhà nước đầu tư rất ít vào lĩnh vực này, không có quan nhà nước nào giống như Trung Quốc. Mặc dù các vận động viên phương Tây tham gia các cuộc thi quốc tế để đại diện cho quốc gia của họ, nhưng họ hoàn toàn không có “các mục tiêu chính trị như thể hiện quốc gia lớn mạnh và năng lực điều hành của chính quyền”. Nhận huy chương cũng là khái niệm “vinh quang cá nhân” nhiều hơn là “giành vinh quang cho tổ quốc”.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc có giành được bao nhiêu huy chương đi chăng nữa, thì các tuyển thủ thể thao Trung Quốc không thể thực sự được người dân thế giới khâm phục và tôn trọng, bởi vì các tuyển thủ Trung Quốc là những “tuyển thủ cung đình”. Mọi người biết rằng sở dĩ họ giành được huy chương, hoàn toàn là dựa vào việc chính phủ bỏ ra rất nhiều tiền thì mới bồi dưỡng ra được, cách xa rất nhiều so với tinh thần yêu thể thao chân chính. Hơn nữa tố chất thấp kém của các vận động viên Trung Quốc đã được mọi người trên thế giới thể nghiệm được qua Thế vận hội Tokyo lần này.

Như Nghĩa, Vison Times

Xem thêm: