Nhiều nhà khoa học tại các tổ chức lớn trên thế giới đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc điều tra thiếu sót và không đáng tin cậy của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) liên quan đến nguồn gốc của COVID-19.

COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Ảnh: Skorzewiak/ShutterStock)

Các nhà khoa học, dẫn đầu bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, cho biết vào tuần trước rằng “rất khó có khả năng” virus rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV), một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm trong nhiều năm đã tiến hành các thí nghiệm về COVID-19, một số thí nghiệm trong này được tài trợ bởi chính phủ Mỹ.

WIV nằm cách “khu chợ ẩm ướt” ở thành phố Vũ Hán chỉ vài km, được xác định là tiêu điểm ban đầu của đại dịch COVID-19. Ngày càng nhiều người nghi ngờ đã trích dẫn nghiên cứu được ghi chép đầy đủ của phòng thí nghiệm về những nguy hiểm mà COVID-19 do dơi gây ra cho con người như một nguồn có khả năng lây nhiễm virus. Nhưng nhóm nghiên cứu của WHO kết luận rằng lý thuyết không nên được coi là “con đường nghiên cứu trong tương lai.”

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học chia sẻ với tờ Just the News đã chỉ trích kết luận của nhóm nghiên cứu, chỉ rõ rằng WHO đã không có đủ quyền tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán để xác định xem COVID-19 có xuất hiện trong một vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm trong vài tháng cuối năm 2019 hay không.

‘Chúng ta có thể không bao giờ biết được nguồn gốc của COVID-19’

Rosanna Segreto, nhà kỹ thuật sinh học tại Đại học Innsbruck, cho biết qua email rằng “có nhiều khả năng virus corona bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm hơn là từ vật chủ tự nhiên.”

Segreto chỉ ra nghiên cứu sơ bộ mà cô đã tham gia, trong đó chỉ rõ rằng “một số đặc tính của virus corona được kết hợp với nhau không dễ giải thích bằng giả thuyết nguồn gốc động vật tự nhiên,” trong số đó có “tỷ lệ phát triển thấp trong giai đoạn truyền bệnh ban đầu; thiếu bằng chứng về các sự kiện tái tổ hợp.”

Segreto lưu ý thêm rằng, như giám đốc điều hành về Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Mike Ryan đã nói gần đây, tổ chức y tế “không có nghĩa vụ phải đến bất kỳ quốc gia nào khi không được mời và phải thể hiện sự tôn trọng ngoại giao thích đáng trong quá trình hợp tác với các chính phủ.”

Ryan cho biết, cuộc thăm dò COVID-19 của nhóm WHO là một “quá trình hợp tác khám phá giữa các nhà khoa học” chứ không phải là một cuộc điều tra thuần túy.

“Về cơ bản, cách giải thích của tôi là những gì họ khám phá ra là những gì họ được phép khám phá,” Segreto nói.

Colin Butler, giáo sư danh dự tại Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số của Đại học Quốc gia Úc, đồng ý rằng lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là “rất hợp lý, ít nhất có thể là từ một con dơi thông qua động vật trung gian, hoang dã hoặc được nuôi.”

Butler chỉ ra một bài đăng trên blog mà ông đã viết vào đầu tháng này, trong đó ông chỉ rõ rằng “bằng chứng thuyết phục để bác bỏ giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm sẽ yêu cầu phải công bố các hồ sơ chi tiết trong phòng thí nghiệm, việc này có thể sẽ kéo dài một thập kỷ hoặc hơn.”

Ông viết: “WIV có minh bạch không, các hồ sơ và câu trả lời như vậy sẽ không yêu cầu chuyến thăm đến Trung Quốc, và chúng đã được cung cấp chúng từ lâu.”

Butler cũng trích dẫn xung đột về lợi ích có khả năng xảy ra được đặt ra bởi Peter Daszak, giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận khoa học có trụ sở tại New York, người đã chi hàng trăm nghìn USD tiền liên bang cho phòng thí nghiệm Vũ Hán trong nhiều năm dẫn đến đại dịch.

“Theo ý kiến của tôi, Tiến sĩ Daszak nên từ chối tham gia vào các nỗ lực điều tra này,” Butler nói.

Richard Ebright, giám đốc phòng thí nghiệm tại Viện Vi sinh vật Waskman của Đại học Rutgers, cũng lặp lại những lo ngại về sự tham gia của Daszak trong cuộc thăm dò. Ông nói: “Một cuộc điều tra đáng tin cậy sẽ cần một đội ngũ đáng tin cậy.”

Ebright cũng chỉ ra rằng “một cuộc điều tra đáng tin cậy sẽ yêu cầu phỏng vấn bí mật nhân sự và kiểm tra hồ sơ, mẫu vật và cơ sở vật chất tại các phòng thí nghiệm Vũ Hán, nơi đã thu thập, xác định và nghiên cứu virus corona ở dơi liên quan đến COVID-19.”

“Phái đoàn điều tra của WHO đã không làm bất cứ điều gì trong số này,” Ebright tuyên bố, đồng thời chỉ ra rằng nhóm “đã dành ít hơn một ngày tại WIV, thay vì vài tuần đến vài tháng, thời gian cần thiết cho các yếu tố quan trọng được liệt kê.”

Ebright lưu ý rằng “điều khoản tham chiếu” của nhóm đối với cuộc điều tra tại Trung Quốc “thậm chí không thừa nhận khả năng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm và thậm chí không đề cập đến WIV” hoặc các cơ quan y tế Vũ Hán khác.

Rasmus Nielsen, giáo sư sinh học tích hợp tại Đại học California, Berkeley, nói với tờ Just the News rằng các nhà khoa học “có rất ít bằng chứng vào thời điểm hiện tại để xác định con đường chính xác mà virus truyền sang người và chúng ta nên giữ thái độ cởi mở về điều này.”

Ông nói: “Ngay cả khi phòng thí nghiệm WIV tỏ ra rất an toàn, như tuyên bố của nhóm WHO, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng virus không thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm theo cách này hay cách khác”, đồng thời thừa nhận rằng “chúng tôi cũng không thể loại trừ các mô hình truyền nhiễm có thể xảy ra khác.”

“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải giữ thái độ cởi mở và xem dữ liệu sẽ dẫn chúng ta đến đâu,” Nielsen cho biết và lưu ý rằng ông “muốn từ chối việc đánh giá về nỗ lực của nhóm WHO cho đến khi chúng tôi xem báo cáo cuối cùng.” (WHO đã không trả lời các câu hỏi trong tuần này liên quan đến tiến độ phát hành báo cáo đó.)

Raina MacIntyre, giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu tại Đại học New South Wales Sydney, chỉ ra rằng “trong điều tra dịch bệnh, điều quan trọng là phải nghiên cứu dữ liệu bên ngoài và không loại bỏ những dữ liệu mà chúng ta cho là không phù hợp.”

“Chúng tôi đã biết rằng con dơi có liên quan nhất [với COVID-19] không phải là ở tỉnh Hồ Bắc, mà ở Vân Nam, cách đó hàng nghìn dặm,” bà nói. “Một loại virus tương tự đã gây ra bệnh viêm phổi nghiêm trọng cho những người thợ mỏ ở khu vực đó vào năm 2012 và WIV đã có mẫu virus đó.”

Giống như các nhà khoa học đồng nghiệp của mình, MacIntyre lặp lại những lo ngại về vai trò của Daszak trong cuộc thăm dò, cho rằng sự hiện diện của ông cho thấy có “một số quan điểm cố định trong nhóm” trước khi tiến hành điều tra.

Bà chỉ ra một tuyên bố vào tháng 2/2020 từ một số nhà khoa học (Daszak là trong số đó), trong đó lên án cái mà các tác giả gọi là “thuyết âm mưu cho thấy COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên.”

Họ viết: “Các thuyết âm mưu không làm gì khác ngoài việc tạo ra nỗi sợ hãi, tin đồn và thành kiến gây nguy hiểm cho sự hợp tác toàn cầu của chúng tôi trong cuộc chiến chống lại loại virus này,” đồng thời cho biết thêm: “Chúng tôi muốn các bạn, các chuyên gia y tế và khoa học của Trung Quốc, biết rằng chúng tôi sát cánh cùng bạn trong cuộc chiến chống lại virus này.”

Theo Just The News,

Phan Anh

Xem thêm: