Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, CEO của TikTok cho biết các con của ông không được phép chơi Douyin (phiên bản Trung Quốc của TikTok), cho rằng đó là do chúng “còn quá nhỏ”, phát biểu này hiện được lục lại và lan truyền trên mạng.

CEO TikTok nói rằng ông cấm con cái chơi TikTok

Tổng hợp báo cáo từ truyền thông nước ngoài, ông Chu Thụ Tư (Shou Zi Chew), Giám đốc điều hành của TikTok, một nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của Công ty ByteDance Bắc Kinh của Trung Quốc, đã nhận lời mời từ tham gia chương tham gia chương trình trò chuyện về TikTok của tờ New York Times vào năm ngoái. Ông Chu cho biết ông có hai đứa con 8 và 6 tuổi, khi được hỏi liệu ông có cho con mình sử dụng TikTok hay không, ông đã trả lời rằng: “Không, chúng còn quá nhỏ”. 

Ông Chu cũng cho biết, cơ chế của TikTok sẽ không cho phép người dùng dưới 13 tuổi sử dụng nó, cũng như không khuyến khích cha mẹ cho con cái của họ sử dụng. “Nếu ở Mỹ, bạn chưa đủ 13 tuổi, thì bạn sẽ thấy một phiên bản TikTok hạn chế, ở các nước khác, chúng tôi cũng không cho phép người dùng dưới 13 tuổi sử dụng nó.”

Đoạn video này hiện đang được cư dân mạng lục lại và chia sẻ rộng rãi trên TikTok và YouTube, kèm theo đó là khá nhiều nghi vấn: 

“Tôi biết một đứa trẻ 5 tuổi chơi TikTok.”

“Người phát ngôn của công ty đúng là lời nào cũng có thể nói ra được.”

“Hãy nhớ lời tôi, những kẻ buôn bán ma túy không bao giờ chủ động sử dụng ma túy.”

“Một công ty tầm cỡ như TikTok phải có nhiều cài đặt và ngôn từ khác nhau để tránh rủi ro”.

“Nếu ngay cả CEO của TikTok cũng không cho con mình dùng TikTok, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên đánh giá lại việc sử dụng ứng dụng này của mình.”

Bé gái 12 tuổi chết ngạt khi trực tiếp “thử thách hôn mê” trên TikTok

Kể từ khi TikTok ra mắt, nhiều người dùng là thanh thiếu niên và trẻ em gái đã được báo cáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, để thu hút lượng truy cập và thu hút sự chú ý, họ thường quay các hoạt động “thử thách” nguy hiểm khác nhau, dẫn đến thường xuyên xảy ra các sự cố thương tích và tử vong. 

Ở Argentina có một bé gái tử vong do đang phát trực tiếp thử thách TikTok mới nhất tại nhà. Sau vụ việc, người nhà tiết lộ rằng cô bé bị các bạn cùng lớp bắt nạt và buộc phải thực hiện thử thách nguy hiểm này.

Ngày 13/1, một cái chết thương tâm đã xảy ra tại tỉnh Santa Fe, Argentina, một bé gái 12 tuổi tên là Milagros Soto, đang ở một mình trong phòng và phát trực tiếp “thử thách hôn mê” (Blackout Challenge) đang thịnh hành trên TikTok. Kết quả là trong quá trình quay phim, cô bé đã không thể tháo dây thừng quấn quanh cổ dẫn đến thử thách thất bại, và do duy trì trạng thái ngạt thở trong thời gian dài nên không may tử vong tại chỗ.

Laura Luque, cô của Milagros Soto, đã đứng ra cáo tố cáo rằng cô bé bị các bạn cùng lớp bắt nạt ở trường và ép thực hiện thử thách nguy hiểm: “Con bé nói với chúng tôi rằng không ai chú ý đến con bé ở trường vì con bé có mái tóc vàng rất đẹp”.

Theo cô Laura Luque, trước đó, Milagros Soto đã bị người nhà la rầy vì phát hiện ra cô bé đã thực hiện hai thử thách hôn mê. Kết quả là cô bé đã gặp tai nạn khi lén lút thực hiện thử thách thứ ba và chết ngạt trước sự chứng kiến ​​của tất cả cư dân mạng đang theo dõi phát sóng trực tiếp.

Theo một báo cáo khác chỉ ra, Milagros Soto không phải là trẻ vị thành niên đầu tiên chết vì quay “thử thách hôn mê” trên TikTok, trong 18 tháng qua, ít nhất 15 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 12 tuổi đã chết vì thử thách tương tự.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, TikTok khiến số lượng trẻ vị thành niên tử vong và bị thương trên toàn thế giới ngày càng tăng, về vấn đề này, TikTok chỉ tuyên bố rằng họ khuyến khích người dùng “báo cáo” các video có hành vi xấu chứ không có biện pháp cải thiện một cách thực tế.

Nhiều nước bắt đầu cấm TikTok

Đã có nhiều báo cáo về những lo ngại về rò rỉ dữ liệu cá nhân trên nền tảng video ngắn TikTok của Trung Quốc. Theo luật và quy định có liên quan của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh có quyền lấy một lượng lớn dữ liệu do nền tảng thu thập từ người dùng TikTok. Do lo ngại dữ liệu cá nhân của người dùng sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc, TikTok đã bị các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm cả Vương quốc Anh và Mỹ, giám sát chặt chẽ.

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trước đây, nhiều học giả và chuyên gia đã nhắc nhở về những lo ngại về rò rỉ thông tin. Mãi đến năm 2022, hãng truyền thông Mỹ “BuzzFeed” mới tiết lộ độc quyền đoạn ghi âm các cuộc họp nội bộ, theo đó dữ liệu cá nhân không công khai của người dùng, bao gồm tên, ngày sinh, số điện thoại, v.v., “[các dữ liệu] đều có thể được nhìn thấy ở Trung Quốc” và các kỹ sư Trung Quốc có thẩm quyền cao nhất để lấy dữ liệu nhạy cảm của tất cả người dùng.

Mặc dù TikTok đã cố gắng hết sức để tách khỏi công ty mẹ ByteDance và Douyin, nhấn mạnh rằng dữ liệu được lưu trữ ở Mỹ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn không có quyền truy cập hoặc lấy dữ liệu cá nhân của người dùng ở Mỹ, nhưng công ty mẹ của nó đã nhiều lần có liên hệ mật thiết với ĐCSTQ, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ, chưa bao giờ có thể nhận được sự tin tưởng thực sự của các nước châu Âu và Mỹ. 

Trước khi báo cáo được đưa ra ánh sáng, các quốc gia đã lo lắng về tính bảo mật của nó, điều này cũng khiến các quốc gia áp đặt các quy định hạn chế đối với TikTok. Tại Mỹ, nhiều dân biểu và chính quyền bang đã kêu gọi cấm hoàn toàn.

Tại Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ của mình đã ký một sắc lệnh đe dọa chặn TikTok, Ngoại trưởng Pompeo thời chính quyền Trump ông cũng tuyên bố rằng lệnh cấm sẽ không chỉ nhắm vào các công ty cụ thể (ám chỉ TikTok), mà bất kỳ vấn đề bảo mật thông tin nào liên quan đến đến vốn Trung Quốc sẽ được cân nhắc. 

Tuy nhiên, sau khi ông Biden nhậm chức, ông đã thu hồi lệnh vào tháng 6/2022 với lý do không thực hiện chấp hành hợp lý, đồng thời ký ban hành quy định mới để xử lý các “ứng dụng nước ngoài” này. TikTok và Chính phủ Washington hiện đang trong thế giằng co, thỏa thuận về cơ bản đồng ý rằng dữ liệu người dùng của TikTok tại Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ của Oracle tại Mỹ, để hạn chế TikTok trực tiếp lấy thông tin liên quan.

Hồi năm 2020, quân đội Mỹ đã áp đặt lệnh cấm TikTok với lý do đe dọa an ninh quốc gia, yêu cầu cấm ngay lập tức tất cả các thiết bị liên quan đến chính phủ, đồng thời kêu gọi quân nhân và gia đình của họ xóa TikTok khỏi điện thoại di động cá nhân của họ.

Hiện tại, chính quyền 5 tiểu bang của Mỹ đã ban hành lệnh cấm TikTok, bao gồm South Dakota, South Carolina, Maryland, Wisconsin và Texas. Chính quyền các tiểu bang này yêu cầu tuyên truyền và cấm cấp dưới sử dụng TikTok trên các thiết bị công cộng, bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn.

Các chuyên gia như thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Brendan Carr, Giám đốc FBI Christopher Wray, v.v, đã nhiều lần chỉ ra nguy cơ thông tin cá nhân của người dùng chảy vào Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Đồng thời yêu cầu chính phủ cấm hoàn toàn TikTok để tránh gây ra mối đe dọa tiềm ẩn cho an ninh quốc gia.

Thượng nghị sĩ Mark Warner của Đảng Dân chủ và Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Đảng Cộng hòa cũng đang cố gắng thúc đẩy luật cấm các công ty truyền thông xã hội có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, chẳng hạn như TikTok, hoạt động tại Mỹ.

Tại Vương quốc Anh

Quốc hội Anh đã đóng tài khoản TikTok vào tháng 8/2022, nguyên nhân là do một số nghị sĩ bày tỏ lo ngại về rủi ro đối với dữ liệu người dùng. Vào tháng 9/2022, Vương quốc Anh phát hiện ra rằng TikTok có thể lấy dữ liệu của trẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của cha mẹ, điều này đã vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Vương quốc Anh do đó có thể bị phạt 27 triệu bảng.

Đầu tháng 11/2022, TikTok cũng thừa nhận việc một số nhân viên ở Trung Quốc có quyền lấy thông tin cá nhân của người dùng ở Anh và EU, điều này càng làm sâu sắc thêm mối lo ngại của mọi tầng lớp ở Anh về an toàn dữ liệu và thông tin cá nhân.

Tại Úc

Phương tiện truyền thông Úc “The Australian Financial Review” đưa tin, nhân viên Trung Quốc của TikTok cũng có thể lấy được dữ liệu của người dùng Úc. Công ty TikTok Australia cũng thừa nhận nhân viên Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu của người dùng Úc, nhưng nhấn mạnh rằng họ sẽ không bao giờ cung cấp dữ liệu liên quan cho Chính phủ Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Úc James Paterson, người thuộc Ủy ban An ninh và Tình báo chung, đã đặt câu hỏi về tính bảo mật dữ liệu người dùng cho tầng quản lý cấp cao của TikTok Australia, đồng thời chỉ trích rằng chính phủ nếu không giải quyết được các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến mạng xã hội Trung Quốc, thì nên cấm toàn diện TikTok ở Úc. 

Bộ trưởng Tài chính Úc Jim Chalmers đã đồng ý và cảnh báo người dùng nên thận trọng khi sử dụng TikTok.

Tại Ấn Độ

Ngay từ năm 2020, Ấn Độ đã thông báo rằng 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm TikTok, WeChat và Baidu đã chính thức bị “chặn và xóa” với lý do “rủi ro về an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dân”.

ĐCSTQ có thể thu được nhiều thông tin bí mật thông qua TikTok

Truyền thông Mỹ đưa tin vào ngày 17/6/2022 rằng trong nhiều năm, TikTok đã phản hồi các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu, hứa hẹn rằng thông tin thu thập được về người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc, nơi có công ty mẹ của nền tảng video này.

Nhưng theo đoạn âm thanh bị rò rỉ từ hơn 80 cuộc họp nội bộ của TikTok, các nhân viên Trung Quốc đã nhiều lần truy cập dữ liệu không công khai về người dùng TikTok của Mỹ – chính hành vi này nên đã khiến cựu Tổng thống Trump từng đe dọa cấm ứng dụng này ở Mỹ.

BuzzFeed News xem xét các bản ghi âm này, trong đó có chứa 14 tuyên bố từ 9 nhân viên khác nhau của TikTok, cho thấy rằng các kỹ sư ở Trung Quốc đã truy cập vào dữ liệu của Mỹ từ ít nhất là tháng 9/2021 đến tháng 1/2022.

Các bản ghi bao gồm từ các cuộc họp nhóm với các lãnh đạo công ty và cố vấn của công ty cho đến các bài thuyết trình toàn thể về chính sách, đồng thời được chứng thực bằng ảnh chụp màn hình và các tài liệu khác. Nó cung cấp bằng chứng đáng kể để chứng thực các báo cáo trước đây về việc nhân viên Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng Mỹ.

Vào năm 2019, Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ đã bắt đầu điều tra tác động an ninh quốc gia của việc TikTok thu thập dữ liệu Mỹ. 

Vào năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã đe dọa cấm hoàn toàn ứng dụng này, trong bối cảnh lo ngại rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng ByteDance để thu thập hồ sơ thông tin cá nhân về người dùng TikTok ở Mỹ. Trong sắc lệnh hành pháp, cựu Tổng thống Trump viết rằng “việc thu thập dữ liệu của TikTok có khả năng cung cấp cho ĐCSTQ quyền truy cập vào thông tin cá nhân và độc quyền về người Mỹ”.