Mỗi người trong chúng ta đều mơ ước được du hành thời gian: mang theo một chiếc máy ảnh và quay lại vài trăm, thậm chí vài nghìn năm trước; chụp những bức ảnh độc đáo để xem 7 kỳ quan thế giới cổ đại trông tráng lệ thế nào, thành Troy trông kiên cố ra sao, khủng long bạo chúa thực sự trong quá khứ trông dữ tợn thế nào? Vậy, kỹ thuật chụp ảnh quá khứ liệu có tồn tại?

Liệu đây có phải là khoa học viễn tưởng? Vâng, nhiều người chúng ta sẽ nghĩ như vậy. Tuy nhiên, có một số người đã chụp được những bức ảnh như vậy. Chỉ có điều, tác giả của những bức ảnh này khẳng định họ không ở trong quá khứ. Ống kính máy ảnh của họ bằng cách nào đó đã có thể xuyên qua thời gian, quay về quá khứ và chụp được những bức ảnh đáng kinh ngạc.

Nhiều người thậm chí từ chối thảo luận về các chủ đề như vậy, họ cho rằng còn có nhiều điều cần nghiên cứu. Mọi bức ảnh đều bị coi là lỗi phim hay bức hoàn toàn gian lận do ghép hình.

Tuy nhiên, đã có một người tự nhận trách nhiệm nghiên cứu vấn đề này trên quan điểm khoa học. Ông là Geinrich Mikhailovich Silanov –  một nhà Địa Vật lý,  Trưởng phòng thí nghiệm quang phổ của Công ty Địa chất Voronezh, Nga. G.M. Silanov, là một người yêu thích khám phá. Công việc khám phá các mỏ địa chất giúp ông có thể duy trì ước mơ khám phá, chụp ảnh các vật thể bay không xác định (UFO). Ông là người đứng đầu đoàn thám hiểm nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronezh.

chụp ảnh quá khứ
Geinrich Mikhailovich Silanov (ảnh: qua youtube)

Chụp ảnh quá khứ – những bức ảnh dị thường

Năm 1992, khi thử một máy ảnh chụp UFO có thấu kính mới, Silantov tình cờ chụp một bức ảnh bãi đỗ xe của cơ quan. Khi rửa ảnh, ông sửng sốt phát hiện bên phải chiếc ô tô đang đỗ, có hình của một chiếc ô tô khác đã rời đi trước khi ông bấm nút chụp hình.

chụp ảnh quá khứ
Bên trái là chiếc xe thật đang đỗ, bên phải là ảnh quá khứ của chiếc xe đã rời đi (ảnh: Silanov)

Bức ảnh thứ hai còn gây ấn tượng mạnh hơn đối với Silantov, nó mô tả hai hình người, những người không lâu trước đó đã rời khỏi nơi ông hướng ống kính vào và bấm máy.

chụp ảnh quá khứ
Ảnh có 2 hình người đã rời khỏi khuôn hình trước khi Silanov bấm máy (ảnh: Silanov)

Khi chụp các bức hình ở khu vục sông Khoper, nơi được cho là có sự xuất hiện thường xuyên của UFO, Silantov lại có được những bức ảnh thú vị. Một trong những bức hình xuất hiện của một người lính đội mũ sắt. Khi phân tích thì đó là quân phục của quân đội Tiệp Khắc (Czech) trong thế chiến thứ II. Dữ liệu lịch sử cho thấy năm 1943, đã có một trung đoàn quân Tiệp Khắc được thành lập tại khu vực sông Khoper dưới sự chỉ huy của Ludwig Svoboda, chủ tịch Tiệp Khắc sau này.

chụp ảnh quá khứ
Hình người lính Tiệp Khắc nguyên gốc (trái) và hình nhấn mạnh (phải) trong bức ảnh chụp quá khứ của Silanov (ảnh: Silanov)

Ở một trường hợp khác, khi Silanov bấm máy chụp hình một túp lều dã ngoại, bức ảnh hiện rõ hình cô gái đang cúi người buộc lại lều. Nhưng, thực tế khi bấm máy, cô gái đang đứng cạnh Silantov.

chụp ảnh quá khứ
Cô gái trong hình đã đứng bên cạnh Silanov khi ông bấm máy chụp hình này (ảnh: Silanov)

Với một bức ảnh chụp từ khu vực tự nhiên miền Nam nước Nga, người ta không khó phát hiện thấy một chú khủng long bạo chúa, sinh vật khổng lồ đã từng tồn tại trên trái đất ít nhất vài chục ngàn năm trước.

chụp ảnh quá khứ
Khủng long không còn xuất hiện từ vài chục ngàn năm trước nhưng lại xuất hiện trong bức ảnh được chụp trong thế kỷ 20 (ảnh: Silanov)

“Hiện tượng trường ký ức” của không – thời gian

G.M. Xilanov gọi hiện tượng ảnh chụp quá khứ của ông là “hiện tượng trường ký ức – Field Memory Phenomenon” mặc dù ông không hiểu một cách rõ ràng về nó.

Theo Xilanov, bất kỳ cấu trúc/sự vật nào đều MÃI MÃI để lại dấu ấn của nó trong các đường sức của các trường vật chất nào đó như điện từ trường, trường hấp dẫn, vi sóng hoặc các trường khác trong không gian, tại từng thời điểm cụ thể. Ông cho rằng hình ảnh của quá khứ xuất hiện do các trạng thái kích thích đặc biệt của các trường này khi một số tần số nhất định cộng hưởng với tần số kích thích.

Nhà khoa học Nga tin rằng không gian là một toàn ảnh ba chiều (hologram) lớn lưu trữ thông tin về mọi thứ đã từng đi qua nó hoặc được đặt trong đó. Trong những điều kiện nhất định, bất kỳ điểm nào trong không gian đều có thể “bật” bộ nhớ, bộ nhớ này được vật chất hóa dưới dạng lượng tử ánh sáng, làm sống lại hình ảnh của quá khứ.

Máy ảnh chụp quá khứ của Xilanov được tạo ra như thế nào?

Mắt người chỉ nhận biết một phần rất hạn chế của quang phổ từ 400 nm đến 700 nm. Ở cả hai phía ngoài khu vực mà chúng ta nhìn thấy là những khu vực khổng lồ chỉ có thể nhận biết bằng thiết bị đặc biệt.

Tương tự như vậy, thiết bị quang học thông thường không truyền tia cực tím qua nó. Đối với thấu kính có khả năng “nhìn xuyên” thời gian, Silanov tìm kiếm các hạt thạch anh tự nhiên có thể truyền tia cực tím, đưa chúng vào phân tích trên máy quang phổ.

Ông nung chảy những hạt cát này và chế tạo thành một thấu kính có độ cong cần thiết. Sau đó ông đánh bóng thấu kính theo phương pháp thủ công. Một năm sau ông được một thấu kính có thể truyền được tia cực tím, giúp các cuộn phim có thể ghi nhận được hình ảnh từ tia cực tím.

Các tấm phim mà Silanov sử dụng cũng rất khác thường: nó không có lớp gelatin để lọc tia cực tím.

chụp ảnh quá khứ
Nguyên mẫu chiếc máy ảnh chụp quá khứ của Silanov (ảnh: Silanov)

Khám phá bí ẩn của Vũ Trụ với chiếc máy ảnh đặc biệt

Với chiếc máy ảnh độc nhất của mình, Silanov có thể chụp được những bức ảnh đặc biệt trong một dải quang phổ rộng mà con người chúng ta không thể tiếp cận được.

Cuốn sách “Chạm vào trí thông minh ngoài trái đất” được Silanov xuất bản năm 2013 với hơn 150 bức ảnh đặc biệt mô tả các hiện tượng, sự kiện đã xuất hiện trong quá khứ. Cuốn sách cũng mô tả các sự kiện bất thường đã xảy ra trong 20 năm (từ 1993 đến 2013) trên lãnh thổ Voronezh cũng như các khám phá đáng kinh ngạc và dấu vết các cuộc gặp ngỡ với các sinh vật từ thế giới khác…

Những hạn chế cần được khắc phục

Một trong những hạn chế lớn của “cỗ máy thờ gian” của Silanov là nó không có “nút chỉnh thời gian”. Khi bấm nút nhả cửa chập, không ai biết được chiếc máy sẽ chụp được hình ảnh của thời đại nào trong quá khứ.

Các nhà khoa học đã cố gắng chụp ảnh tại cùng một vị trí với năm thiết bị cùng một lúc. Thay vì năm khung hình giống hệt nhau, người ta thu được nhiều lớp hình ảnh khác nhau – từ phút trước được chiếu sáng bởi cùng một mặt trời đến hoàng hôn của các kỷ nguyên địa chất trong quá khứ.

Silanov cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ có thể tái tạo ở cùng một địa điểm một hình ảnh đã từng được chụp từ trước đó. Nhưng chúng tôi luôn nhận được những bức ảnh khác nhau, cả về cốt truyện và thời gian của sự kiện. Điều này khá dễ hiểu, vì ở những nơi này và những nơi khác, một khối lượng lớn các sự kiện đã diễn ra, và tất cả chúng xếp chồng lên nhau, đều được ghi nhớ, và kể từ đó được lưu trữ vô thời hạn trong “Bộ nhớ” của Không gian xung quanh chúng ta. Do đó xác suất lặp lại một và cùng một sự kiện là cực kỳ nhỏ.”

Phần lớn các hình ảnh nhận được với các thông tin ký ức không có tham chiếu về thời gian, và vì lý do này Silanov và đồng sự không thể xác định thời gian chính xác của sự kiện. Tiêu chí duy nhất để ông có thể đoán thời gian gần đúng là quần áo, đồ dùng, kiểu tóc, đồ dùng quân sự và các đặc điểm đặc trưng tương tự khác.

Một vấn đề nữa là trong các bức ảnh, các cảnh của quá khứ, thường có sự sai lệch tỷ lệ và kích thước của các đối tượng được xuất hiện.

Silanov không chỉ có một mình?

Các bức ảnh của Silanov gợi nhớ đến hiệu ứng Kirlian chụp ảnh hào quang nổi tiếng. Khi một chiếc lá rách được chụp ảnh hào quang bằng hiệu ứng Kirlian, hào quang của nó vẫn hiện cả phần lá đã bị rách mất (“hiệu ứng lá ma” – Phantom Leaf Effect). Vì vậy, trong một số bức ảnh chụp quá khứ của Silantov với các cây cối, phần thân và lá của nó đã bị phạt gãy vẫn hiện lên trong bức ảnh.

chụp ảnh quá khứ
Hiệu ứng lá ma – Phantom Leaf Effect khi chụp hào quang (trái) và phần ngọn của một cái cây trước khi bị phạt bởi sét đánh hiện lên mờ mờ trong bức ảnh của Silanov (phải) (ảnh: exo-science và Silanov)

Trước đó, nhà khoa học xuất chúng người Kazakhstan – Leonid Semenovich Pritzker  – đã chụp ảnh ngai vàng của các sa hoàng Nga được trưng bày tại bảo tàng Hermitage – St. Petersburg, sau khi rửa ảnh, ông phát hiện thấy khuôn mặt của Nga hoàng Peter I hiện lên, giống như khi vị vua này đang ngồi trên ngai vàng. Các bức ảnh của Pritzker đã được Viện công tố Kazakhstan giám định và xác nhận là thật.

chụp ảnh quá khứ
Xác nhận của Viện công tố Kazakhstan về tính chân thực các bức ảnh chụp quá khứ của Pritzker (nguồn: vokrugsveta.com)

Nhà vật lý thiên văn người Nga N.A. Kozyrev (1908 – 1983) cho rằng có sự tồn tại của một “không gian” đặc biệt trong không gian mà chúng ta đang tồn tại, tràn đầy các dòng năng lượng xoắn mang theo các thông tin về hiện tại, quá khứ và tương lai, đó chính là dòng vật chất thời gian. Các dòng vật chất thời gian có khả năng được hấp thụ, phản xạ và hội tụ trong những chiếc gương thời gian.

Thí nghiệm với các gương thời gian Kozyrev cho thấy, những người ở trong gương có thể ở trong trạng thái tinh thần đặc biệt và nhận được được các thông tin hoặc hình ảnh rất chân thực từ quá khứ và tương lai.

Như vậy, có khả năng “hiện tượng trường ký ức” mà G.M. Silanov đề cập và dòng chảy vật chất thời gian mà Kozyrev nói đến là có sự tương đồng.

Giả định này hoàn toàn trùng khớp với lời dạy của các tín ngưỡng hay tôn giáo về sự hiện diện của loại trường vật chất đặc biệt có thể ghi lại vĩnh viễn bất cứ hành động, sự kiện nào trong quá khứ và tương lai, và những người tu luyện với công năng đặc dị như túc mệnh thông có thể truy cập vào để nhìn về quá khứ và thấy trước được tương lai.
Video về kỹ thuật chụp ảnh quá khứ của G.M. Silanov:

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm: