Thêm chức năng kiểu ChatGPT cho tìm kiếm thông tin trên mạng, như Microsoft Bing và Google Search, liệu đó có là một ý tưởng tốt? Thị trường chứng khoán dường như cũng nghĩ như vậy: Nó đã lấy đi 100 tỷ đô la khỏi giá trị thị trường của Google sau khi công ty bộc lộ sự thua kém về phương diện này. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Reuters hôm 22/2, sẽ tốn chi phí rất lớn nếu so với công cụ tìm kiếm truyền thống.

Google co the ra mat doi thu canh tranh voi ChatGPT 1
(Ảnh minh họa: Tada Images/Shutterstock)

Một công cụ tìm kiếm điển hình ngày nay, ví như Google chẳng hạn, hoạt động bằng cách xây dựng một bộ chỉ mục (index) khổng lồ của toàn bộ các website mà nó có thể truy cập, và khi bạn muốn tìm kiếm gì đó, bộ chỉ mục này sẽ được quét, xếp hạng và phân loại, với các mục phù hợp nhất sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm và hiển thị cho bạn.

Khi đưa kết quả cho bạn, Google cũng cho biết nó phải mất bao lâu để thực hiện tác vụ tìm kiếm nói trên trong kho tri thức của nó (bộ các chỉ mục). Thông thường không đến một giây, hoặc chỉ vài giây.

Các tác vụ mà ChatGPT triển khai trên kho tri thức cũng rất khổng lồ của nó, là liên quan đến các mạng thần kinh (neural) —tên một cách xử lý thông tin mà các nhà khoa học cho rằng tương tự với các nơ-ron thần kinh của người— nghĩa là nếu dùng AI kiểu ChatGPT cho tìm kiếm, thì sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều.

Tất nhiên, ‘tốn hơn rất nhiều’ là so với tình huống dùng các chỉ mục như truyền thống nói trên, vốn đã cực nhanh rồi, do đó có thể sẽ không khiến người sử dụng phải đợi lâu. Đặc biệt là khi tốc độ máy tính theo dự kiến sẽ còn tăng lên nữa.

230223 ai
Cách đọc sơ đồ: Nếu 50% câu trả lời tìm kiếm là được sinh ra từ AI chứa khoảng 50 từ, thì 6 tỷ đô la chi phí sẽ thêm lên cho Alphabet, công ty mẹ của Google (Ảnh chụp màn hình, số liệu Morgan Stanley/Reuters)

Cộng tất cả chi phí lại, theo Reuters tham khảo thông tin từ Chủ tịch John Hennessy của Alphabet, công ty mẹ của Google, và một số nhà phân tích, “một tác vụ với AI được biết đến như một mô hình ngôn ngữ đa dụng có thể tốn kém gấp 10 lần so với tìm kiếm từ khóa truyền thống” với nhiều tỷ đô la thêm vào (xem sơ đồ ở hình trên).

Đó là con số không nhỏ đối với Alphabet, hãng có thu nhập ròng là 60 tỷ đô la vào năm 2022, mặc dù công ty kỳ vọng có thể tăng thêm thu nhập nếu họ triển khai chức năng AI này.

Microsoft Bing, đối thủ của Google, đường như có lợi thế hơn một một cách tương đối về phương diện này. Do Bing chỉ chiếm 3% thị phần của thị trường tìm kiếm trên mạng Internet, so với con số 93% của Google. Cho nên việc tung ra thị trường chức năng kiểu ChatGPT sẽ là gánh nặng nhỏ hơn nhiều đối với Bing nếu so với Google.

Nhật Tân (t/h)