Trong lời khai hôm 24/2 tại phiên điều trần của tiểu ban Hạ viện, giáo sư luật Jonathan Turley thuộc Đại học George Washington cho biết phe cánh tả muốn kiểm duyệt những tiếng nói thiên hữu và hạn chế phạm vi hoạt động ngày càng rộng của họ, đồng thời tuyên bố rằng “chúng ta đang trải qua một thời kỳ gợi nhớ đến Khủng hoảng Đỏ (Red Scare).”

thiên hữu
Ông Jonathan Turley. (Ảnh: Wikimedia/CC-BY-NC-3.0)

Giáo sư đã thu hút sự chú ý đến một bức thư gần đây được ký bởi các Dân biểu Anna Eshoo (đảng Dân chủ, tiểu bang California), và Jerry McNerney (đảng Dân chủ, tiểu bang California), trong đó nhắm mục tiêu đến các hãng truyền thông có khuynh hướng thiên hữu như Fox News và Newsmax trong một tuyên bố chính thức gửi tới Tiểu ban Hạ viện về Truyền thông và Công nghệ thuộc Ủy ban Năng lượng và Thương mại. Bức thư yêu cầu câu trả lời từ các nhà cung cấp truyền hình cáp về vai trò của họ trong việc “lan truyền các thông tin sai lệch nguy hiểm.”

“Từ góc nhìn tự do ngôn luận và tự do báo chí, đây quả là một bức thư lạnh lùng tựa như băng giá. Nó không đề cập đến những sự phản đối tồn tại bấy lâu nay với các mạng như CNN, MSNBC và những mạng khác liên quan đến sự thiên vị một cách rõ rệt và những câu chuyện bị bác bỏ,” ông Turley cho biết.

“Một số sự việc đã được đính chính, còn một số thì không. Thật vậy, những nhân vật truyền thông lớn như Chuck Todd đã đưa ra những tuyên bố sai sự thật và phát sóng một đoạn clip rõ ràng sai sự thật hoặc gây hiểu lầm mà không có bất kỳ sự đính chính nào. … Tuy nhiên, bức thư chỉ nhằm mục đích ngăn cản những mạng lưới mà các thành viên và thành phần của họ không thích hoặc có khả năng xem.”

Vị học giả pháp lý đã đưa ra những điểm tương đồng giữa những nỗ lực kiểm duyệt các quan điểm thiên hữu ngày nay và Khủng hoảng Đỏ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi những người bị nghi ngờ là cộng sản và các nhà bất đồng chính kiến ​​khác bị nhắm mục tiêu.

Theo ông Turley, “hiện nay có một sự không khoan dung chống lại những tiếng nói thiên hữu. Khủng hoảng Đỏ là thời kỳ mà các nhà văn và những người khác bị đưa vào danh sách đen và bị từ chối tuyển dụng vì có quan điểm ‘sai trái’. Giờ đây, có nhiều lời yêu cầu ‘gia nhập’ danh sách đen lại xuất phát từ không chỉ các thành viên của Quốc hội mà còn đến từ các nhà văn và học giả.”

Nhưng ngày nay, ông Turley cho biết, nhiều khả năng các giáo sư và nhà văn sẽ hướng đến việc hỗ trợ chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật hơn là chỉ trích những đối tượng này.

Theo Newsmax,

Phan Anh

Xem thêm: