Dịp Tết được xem là nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, với điều kiện về chính sách chưa thuận lợi và tâm lý người dân chưa tin tưởng, có thể Tết năm 2022 vẫn là một câu chuyện buồn đối với các doanh nghiệp du lịch.

shutterstock 1969895254
(Nguồn: huntergol hp/ Shutterstock)

Tình hình thị trường chưa khởi sắc

Theo báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist chia sẻ, năm nay có rất ít doanh nghiệp tổ chức tour cho nhân viên và tour tri ân khách hàng, còn về phân khúc khách gia đình và khách lẻ gần như không có.

Nhiều doanh nhân kinh doanh khách sạn, tàu du lịch và khách sạn cũng cho biết thông tin tương tự. Nhiều công ty đã hoạt động trở lại được hơn hai tháng và cũng đã có một ít khách nhưng tình hình chung là kinh doanh chưa tốt.

Ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, cho biết công ty vẫn có khách đặt tour Tết nhưng lượng khách rất ít.

Tình hình thị trường phía Bắc cũng không mấy khả quan. Việc một số địa phương còn áp dụng chính sách phòng dịch khá ngặt nghèo nên du lịch chưa thể khởi sắc thật sự.

Chính sách phòng dịch COVID thay đổi thất thường

Theo nhiều doanh nhân, rào cản khiến thị trường chưa thể ấm lại là do du khách chưa tự tin đi du lịch trở lại do sợ nhiễm bệnh và lo có thể khó trở về nhà vì các chính sách thay đổi đột ngột. Sự thất thường của chính sách cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp e dè, chưa dám đẩy mạnh dịch vụ.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên dẫn chứng, hồi đầu tháng này, công ty đã chuẩn bị xong dịch vụ để tổ chức tour ở Bình Thuận, nhưng chỉ mấy giờ trước khi khởi hành, tỉnh này này đột ngột tạm dừng xe du lịch đến thành phố Phan Thiết nên tour phải dừng, theo báo Kinh tế Sài Gòn Online.

Qua tìm hiểu du khách, ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc Công ty Image Travel & Events, nhận thấy với khách lẻ, hầu hết các trường hợp hủy tour là do sợ dịch, dù đã tiêm đủ vắc-xin ngừa COVID-19 nhưng khách vẫn lo có thể sẽ nhiễm bệnh. Với khách hàng doanh nghiệp, có nơi lo có người bị nhiễm bệnh trong chuyến đi thì sẽ ảnh hưởng đến gia đình của nhân viên đó và những người xung quanh. Có nơi lại lo sẽ bị điều tiếng vì có nhân viên nhiễm bệnh vì công ty đi chơi trong mùa dịch.

Nhìn chung, với chính sách phòng dịch thay đổi đối với du khách từng ngày dựa vào “màu sắc” của địa phương, điều này sẽ có tình huống hôm nay là vùng xanh nhưng mai có thể là vàng hoặc thậm chí cam. Vậy thì du khách có thể rơi vào tình huống “đi dễ khó về“, hoặc đến rồi thì bị đưa đi cách ly do đến từ vùng cam hoặc đỏ. Đây là việc ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp cũng như du khách. Chưa kể, chi phí mỗi lần xét nghiệm không nhỏ cũng là một khoản chi tiêu khiến nhiều người “ngại” đi du lịch.

Sự khác nhau về quy định cách ly ở các địa phương, ví dụ ở 3 thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM để minh họa. Theo Bộ Y Tế có 4 cấp độ dịch:

  • Màu đỏ: Cấp độ 4 – nguy cơ rất cao
  • Màu cam: Cấp độ 3 – nguy cơ cao
  • Màu Vàng: Cấp độ 2 – nguy cơ trung bình
  • Màu xanh lục: Cấp độ 1 – bình thường mới

Screenshot 15

HÀ NỘI: Hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người dân đến/về Hà Nội từ các địa phương khác

Screenshot 1
Nguồn: tổng hợp thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (hanoicdc.gov.vn)

HẢI PHÒNG: Hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Screenshot 2 1
Nguồn: tổng hợp thông tin từ Sở Y Tế Hải Phòng (soytehaiphong.gov.vn)

TP.HCM: Hướng dẫn tạm thời thực hiện các biện pháp đối với người đến/ về TP.HCM từ các địa phương khác

Screenshot 3 3
Nguồn: thông tin tổng hợp từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật – Sở Y Tế TP.HCM (hcdc.vn)

Quang Minh (t/h)

Xem thêm: