Ngày 19/11, công cụ tìm kiếm khổng lồ Google cho biết họ đã đồng ý với một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, sẽ trả tiền cho một số hãng truyền thông của Đức để sử dụng nội dung trực tuyến của họ.

p2916871a934406142
Trụ sở chính của công ty Google. (Nguồn: The Pancake of Heaven! / CC BY-SA 4.0)

Đây là lần đầu tiên Google ký kết thỏa thuận với các nhà xuất bản của Đức sau khi Đức thông qua luật liên quan đến “Quyền láng giềng” (neighbouring rights). “Quyền láng giềng” bắt nguồn từ các chỉ lệnh về bản quyền sáng tác của EU, việc có trả tiền cho việc sử dụng tin tức và nội dung trên Internet hay không luôn là vấn đề cốt lõi của nhiều tranh chấp giữa một số ‘gã khổng lồ’ tìm kiếm trên Internet và giới truyền thông.

Các hãng truyền thông Đức đã ký thỏa thuận với Google lần này bao gồm các nhật báo Die Zeit, Handelsblatt, Der Tagesspiegel, và các tuần báo như Der Spiegel,  WirtschaftsWoche, Manager Magazin, v.v.

Google đã đăng một bài viết trên blog nói rằng: “Đối với chúng tôi và các đối tác của chúng tôi, làn sóng thỏa thuận bản quyền này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ đối tác thành công.” Bài viết còn cho biết Google cũng đang tìm cách thảo luận các vấn đề liên quan với các nhà xuất bản khác. Ông Stefan Ottlitz, giám đốc điều hành của Der Spiegel, tuyên bố rằng cả hai bên đã tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi. Các chi tiết về về quy mô của thỏa thuận nói trên đều không được công bố.

Ngoài ra, hôm 18/11, Der Spiegel tuyên bố đạt được 5 thỏa thuận với Hãng tin AFP, để trả chi phí sử dụng tin tức. Từ tháng 3/2021, Google và nhiều nhà xuất bản truyền thông tại Ý đã ký thỏa thuận “Quyền láng giềng” (neighbouring rights), đồng ý chi trả nội dung các đoạn tin tức hiển thị khi tìm kiếm trên mạng. 

Úc yêu cầu tích cực thúc đẩy để buộc các công ty kỹ thuật số trả tiền cho nội dung tin tức. Hồi tháng Hai,  Google đã đạt được thỏa thuận đồng ý trả “khoản phí lớn” với News Corp của ông trùm truyền thông Murdoch.

Đối với nền tảng xã hội Facebook (được đổi tên thành “Meta”), Úc đã giới thiệu “Luật thương lượng giá cả trên phương tiện truyền thông tin tức” (News Media Bargaining Code). Hồi tháng Ba, News Corporation và Facebook Australia đã ký một thỏa thuận 3 năm để trả tiền cho nội dung tin tức; các hãng truyền thông trong thỏa thuận này gồm có The Australian, Daily Telegraph tại Sydney, Herald Sun tại Melbourne, v.v; Sky News Australia cũng đạt được thỏa thuận toàn diện với Facebook.

Theo Mỹ Kỳ, Epoch Times

Xem thêm: