Khủng hoảng giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá dầu tăng mạnh hơn nữa khi nguồn cung bị ảnh hưởng. Lạm phát của Hoa Kỳ được dự báo có khả năng vượt mốc 10% với yếu tố chính là giá dầu sẽ lên mức 110 USD/thùng. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) dự định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong năm 2022.

shutterstock 2104944950
Khủng hoảng giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá dầu vượt mốc 110 USD/thùng, đẩy dự báo lạm phát của Hoa Kỳ lên hơn 10% (Ảnh  minh họa: DesignRage/Shutterstock)

Theo một báo cáo mới được đưa ra bởi Công ty chuyên gia tư vấn Tài chính RSM, lạm phát đồng USD của Hoa Kỳ có thể vượt quá 10% trong trường hợp căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang lên thành một cuộc chiến toàn diện. Báo cáo chỉ ra rằng lạm phát của Hoa Kỳ có thể tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.

Yếu tố chính thúc đẩy sự lạm phát tăng cao chính là giá dầu, được dự báo có thể đạt hơn 100 USD/thùng nếu tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài, theo báo cáo trên.

Hiện tại, giá dầu đã vượt mốc 90 USD/thùng ngay sau khi Nga huy động lực lượng quân sự dọc biên giới với Ukraine. Nếu giá dầu vượt mốc 110 USD/thùng, điều này có thể đẩy lạm phát hằng năm lên cao hơn.

Theo thống kê, Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, được báo cáo là đã sản xuất 524 triệu tấn dầu vào năm 2021. Nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trả đũa các hành động quân sự của Nga vào Ukraine bằng cách áp các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga hoặc nếu nguồn cung ứng dầu bị gián đoạn do một hậu quả của chiến tranh tại khu vực Đông Âu, việc này có thể gây ra làn sóng tác động đến toàn bộ nguồn cung dầu toàn cầu. Giá dầu có thể tăng cao trên khắp các nước phương Tây.

Hiện nay, giá nhiên liệu đã tăng phi mã tại Hoa Kỳ. Theo dữ liệu gần đây của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, giá khí đốt đã tăng lên 40% trong giai đoạn từ tháng 1/2021 – 1/2022, với lạm phát tổng thể chạm mốc 7,5% so với cùng kỳ giai đoạn này.

Kể từ năm 2014, ngành công nghiệp dầu mỏ cơ bản dựa trên cơ sở hạ tầng được xây dựng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ (năm 1973). Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động của Hoa Kỳ đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này.

Với việc phần lớn sự chú ý tập trung vào năng lượng tái tạo, nhiều người đã không theo học và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này vì lo ngại rằng tương lai sẽ không triển vọng phát triển. Điều này dẫn đến số lượng công nhân không có đủ trình độ kỹ thuật làm việc tại các giàn khoan dầu.

Nếu giá dầu tăng vọt nhanh chóng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine, nó sẽ có khả năng tạo ra cú sốc cho toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn phục hồi mong manh kể từ khi đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát và hệ lụy từ việc phong tỏa.

FED đã phát đi tín hiệu về việc theo đuổi chính sách tăng lãi suất để điều hòa và kiềm chế lạm phát trong năm 2022. Mặc dù hậu quả trước mắt có thể sẽ là một sự ngăn cản phục hồi việc làm và tăng trưởng GDP.

Tuy vậy, tác động của việc tăng lãi suất sẽ ngay lập tức tạo ra gánh nặng cho người tiêu dùng, vốn đã chịu đựng về việc giá dầu tăng cao hơn trong một năm khó khăn và bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Điều này đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến người dân Hoa Kỳ sống ở các vùng nông thôn và ngoại ô, nơi mà họ phải tiêu tốn cho chi phí khí đốt chiếm tỷ lệ cao hơn trong chi phí sinh hoạt tổng thể. Nhưng không một ai có thể sự tàn phá của lạm phát giá dầu, thậm chí đối với những người dân không lái xe, họ sẽ thấy chi phí nhiên liệu được phản ánh vào trong giá hàng hóa khi những mặt hàng này được vận chuyển trên đoạn đường có khoảng cách trung bình và dài.

Nếu tình huống giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang, những hậu quả xấu của các vấn đề nêu trên có thể trầm trọng hơn.

Quang Minh, theo The Epoch Times

Xem thêm: