Gần đây, một bức ảnh chụp Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore với vẻ mặt rạng rỡ tươi cười đã được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng xã hội. Nhiều người cho rằng vẻ hân hoan của ông Lý là vì Singapore đã chính thức thay thế Hồng Kông trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất châu Á.

p2815371a802502177 ss
Cư dân mạng chỉ ra rằng Luật ANQG đã hủy hoại Hồng Kông đã giúp Singapore hưởng lợi. Hình ảnh khu Central Hồng Kông về đêm (Nguồn: Vision Times).

Singapore và Hồng Kông cùng là khu vực kinh tế phát triển ở châu Á và đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, vì vậy cả hai luôn được coi là đối thủ cạnh tranh của nhau. Tuy nhiên, sau phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia (ANQG) do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt, Hồng Kông có thể nói đã rơi vào tình trạng “gia đạo sa sút”, và Singapore đã bắt đầu vượt qua Hồng Kông.

Trước năm 2019, trong 25 năm Hồng Kông luôn đứng đầu về “Chỉ số Tự do Kinh tế Toàn cầu”. Nhưng năm nay, Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) trụ sở tại Mỹ đã loại Hồng Kông khỏi “Chỉ số Tự do Kinh tế Toàn cầu”. Quỹ cho biết các sự kiện gần đây cho thấy các chính sách kinh tế của Hồng Kông đã hoàn toàn bị Bắc Kinh kiểm soát, và kể từ đó Hồng Kông được xếp đồng hạng 107 với Trung Quốc Đại Lục.

Hậu quả mà Luật ANQG của ĐCSTQ mang lại cho Hồng Kông là sự hủy hoại hoàn toàn và toàn diện, chỉ trong khoảnh khắc đã phá tan những thành tựu của Hồng Kông về tự do, nhân quyền và pháp quyền có được trong vài thập kỷ qua. Bởi vì Hồng Kông không còn là Hồng Kông nên số lượng lớn nhân tài đã bỏ đi, các công ty rút lui, và theo đó các dòng đầu tư cũng chảy ra.

Người dân và nhà đầu tư Hồng Kông lo lắng tài sản của họ sẽ bị phong tỏa hoặc tịch thu nếu bị cáo buộc vi phạm Luật ANQG, do đó họ đã chuyển tài sản ra nước ngoài. Nhiều người đã chuyển tài sản của họ sang Singapore, và Singapore là nước chiến thắng lớn nhất sau khi ĐCSTQ thực thi phiên bản Hồng Kông của Luật ANQG.

Gần đây, một bức ảnh Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rạng rỡ và mỉm cười đã được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng xã hội. Tờ China Times (Đài Loan) miêu tả ông Lý Hiển Long vui mừng vì Singapore đã chính thức thay thế Hồng Kông trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất châu Á.

Thông tin trích dẫn dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) trụ sở tại Thụy Sỹ, cho biết trước năm 2018, Hồng Kông là thị trường ngoại hối lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất châu Á, với khối lượng giao dịch gấp đôi nơi đứng thứ 5 là Singapore. Địa vị của Hồng Kông như một trung tâm giao dịch ngoại hối đã được duy trì liên tục trong khoảng 20 năm, tuy nhiên hai năm qua khi ĐCSTQ can thiệp mạnh mẽ vào Hồng Kông thì khối lượng giao dịch ngoại hối đã giảm mạnh.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, khối lượng giao dịch ngoại hối trung bình hàng ngày của Hồng Kông trong quý đầu tiên của năm 2021 đã giảm 7,8%, còn khối lượng giao dịch ngoại hối trung bình hàng ngày của Singapore tăng 0,3% lên 549,5 tỷ đô la Mỹ mỗi ngày, vượt qua mức trung bình hàng ngày là 524 tỷ đô la Mỹ của Hồng Kông trở thành thị trường ngoại hối lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Còn giao dịch ngoại hối ở Tokyo Nhật Bản tăng 6,5%, xếp sau Hồng Kông. Nói cách khác, thị phần bị mất của Hồng Kông đã bị Singapore và Tokyo chiếm lấy.

Một số bình luận chỉ ra hiện tượng Hồng Kông giảm và Singapore nổi lên này có thể chỉ mới bắt đầu. Kế tiếp, vị thế của Hồng Kông như một trung tâm phân phối thương mại nước ngoài tại châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm tài chính và trung tâm dữ liệu, sẽ chuyển qua các nước và khu vực lân cận ở châu Á.

Hồng Kông cùng với New York (Mỹ) và London (Anh) từng được xếp hạng là ba trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới, đồng thời cũng là thị trường ngoại hối lớn nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thế hệ người Hồng Kông cũ thường nhấn mạnh “Lưu Luân Cảng”, tức New York, London và Hồng Kông. Chính phủ Hồng Kông thời thuộc Anh cũng luôn thúc đẩy người Hồng Kông có tư duy quốc tế và tầm nhìn quốc tế, hòa nhập với thế giới; ngoài tư cách là công dân của Hồng Kông còn là công dân của thế giới, cùng nhau bảo vệ các giá trị phổ quát như nhân quyền, pháp quyền và tự do, bởi vì đây là những nền tảng giúp nền kinh tế Hồng Kông thịnh vượng và đời sống nhân dân sung túc.

Nhưng những năm gần đây, ĐCSTQ đã cố tình hạ bệ vai trò và vị thế quốc tế của Hồng Kông, chỉ nhấn mạnh rằng Hồng Kông nên hội nhập vào Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao, và Thâm Quyến là đầu tàu của Vùng vịnh lớn. Ngoài ra, việc thực thi Luật ANQG không chỉ khiến phe dân chủ ở Hồng Kông bị loại bỏ, còn gây sụp đổ xã hội dân sự Hồng Kông đã xây dựng trong nhiều thập kỷ. Khi tòa nhà lừng lẫy một thời ở Hồng Kông này trên đà suy sụp thì dòng chảy của tài năng và vốn cũng theo đó tăng tốc.

ĐCSTQ cho rằng Thâm Quyến hay Thượng Hải có thể thay thế Hồng Kông, nhưng họ không ý thức rằng đất nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của một đảng phái thì tham nhũng tràn lan khắp nơi, với môi trường như thế thì làm sao có thể hình thành được trung tâm tài chính quốc tế? Một số cư dân mạng chỉ ra rằng Luật ANQG đã hủy hoại Hồng Kông và vỗ béo Singapore, “vấn đề Hồng Kông phải được đặt trước mắt những người ra quyết định, nếu Hồng Kông bị mất vị thế trên thế giới thì Thượng Hải và Thâm Quyến không thể bù đắp được, như vậy chẳng phải tự đào hố chôn chính mình?”

Người ta cũng thẳng thừng chỉ ra đặc điểm và lợi thế của Hồng Kông là thành phố hàng đầu của người Hoa về quốc tế hóa và pháp trị hóa, bây giờ hòa vào Vùng vịnh lớn không có được nền pháp trị như vậy sẽ trở thành một thành phố Trung Quốc bình thường, nếu thế Hồng Kông có còn là Hồng Kông không?

Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: